Protein liên quan đến quá trình phiên mã, dịch mã và cải biến

Một phần của tài liệu Xác định kháng nguyên phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ung thư gan (Trang 65 - 66)

Đối với các protein thuộc nhóm tham gia vào quá trình phiên mã, dịch mã, và cải biến sau phiên mã, dịch mã, chúng tôi xác định được 10 protein biểu hiện khác biệt giữa mô HCC và mô gan bình thường. Trong đó, protein disulfide- isomerase (PDI) là enzyme có khả năng tổng hợp, bẻ gẫy cũng như sắp xếp lại các liên kết disulfide (-S-S-). Ở nồng độ cao, các protein này có chức năng như một chaperone, ức chế sự tập hợp các protein cuộn lỗi. Ở nồng độ thấp sự tập hợp này sẽ

56

được thực hiện dễ dàng [51]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định được 2 protein thuộc họ PDI là PDIA1 - protein disulfide-isomerase và PDIA3 - protein disulfide-isomerase A3. Protein PDIA1 biểu hiện giảm còn PDIA3 lại biểu hiện tăng ở mô gan HCC. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kim và cs: enzyme dạng PDIA1 biểu hiện giảm ở cả bệnh nhân HCC không liên quan đến viêm gan và bệnh nhân HCC do HBV; dạng PDIA3 biểu hiện tăng ở mô gan bệnh nhân HCC không có tiền sử viêm gan [19].

Zinc finger protein có biểu hiện tăng trong mô gan ung thư, protein này tham gia điều hòa phiên mã. Zinc finger protein gắn với DNA tại vị trí liên kết với các yếu tố phiên mã, các protein điều hòa, do đó protein này biểu hiện tăng sẽ ngăn cản hoạt động phiên mã trong tế bào ung thư [51]. Ngoài ra, kết quả của chúng tôi còn chỉ ra một số protein khác thuộc nhóm protein điều hòa phiên mã, dịch mã như: REST corepressor 1, alpha-enolase, heterogeneous nuclear ribonucleoprotein L- like, protein peregrin, BAT2 protein, yếu tố phiên mã EC, yếu tố phiên mã Ca150. Sự thay đổi mức độ biểu hiện của các protein này có thể liên quan đến hoạt động phiên mã, dịch mã trong các tế bào ung thư.

Một phần của tài liệu Xác định kháng nguyên phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ung thư gan (Trang 65 - 66)