NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VỀ PHÁP CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP, LẬP QUY.

Một phần của tài liệu Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay (Trang 121 - 126)

- Phù hợp với các quy định của Hiến pháp, đảm bảo yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

lện h” [55, tr.21] Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được đưa vào chương trình

2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VỀ PHÁP CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP, LẬP QUY.

HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP, LẬP QUY.

Nguyên nhân khách quan:

- Nước ta đang trong giai đoạn của sự chuyển đổi cơ chế, chính sách, tình hình kin h tế - xã hội phát triển rất nhanh, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Có thể nói, nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật rất ỉớn, rất khẩn trương và bức xúc. Đây cũng là khó khăn khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ thể chế pháp luật. Bởi vì, pháp luật là cái phản ánh các quan hệ kin h tế, quan hệ xã hội chứ không phải pháp luật tạo ra các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, và pháp luật thường lạc hậu so với quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội. Thực tế này đã tồn tại vài chục năm trong cơ chế tập trung, bao cấp đã tạo ra tập quán, thói quen và việc xoá bỏ nó không phải trong một thời gian ngắn. K h i đất nước thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các quan hệ kinh tế phát triển nhanh, đòi hỏi dân chủ của nhân dân lao động ngày càng cao, tổ chức bộ máy nhà nước sao cho phù hợp với điều kiện mới... Tất cả các lĩnh vực trên đòi hỏi điều chỉnh pháp luật rất lớn và bức xúc. V ì vậy, pháp luật không theo k ịp các quan hệ kin h tế, xã hội m ới nảy sinh một cách đa dạng, sôi động, dẫn tới sự bất cập của hệ thống pháp luật trước yêu cầu thực tiễn •

- Hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta vể các lĩnh vực như : kinh tế; văn hoá, xã hội; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước... chưa đầy đủ, đồng bộ, ổn định,có những lĩn h vực còn thử nghiệm. V ì vậy, hoạt động lập pháp, lập quy cũng diễn ra như vậy.

N guyên nhân chủ quan:

- Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là những cơ quan hành chính, có nhiệm vụ quản lý và trực tiếp điều hành mọi lĩn h vực của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng lại được giao nhiệm vụ xây dựng pháp luật rất nặng nề. Phần lớn các dự án luật, pháp lệnh đều do Chính phủ trình Quốc hội, Ư BTV Quốc hội. Các văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành, các văn bản quản lý điều hành chiếm một phần rất lớn công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành. Do đó, công tác xây dựng thể chế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành vừa qua đang có những hạn chế và thiếu sót nhất định. V í dụ,chưa tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu của qui trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật; cống tác nghiên cứu, hoạch định chính sách, xác định nội dung cơ bản của thể chế chưa được chú trọng đúng mức, thiếu nhiều thông tin, chưa bảo đảm tính khách quan; công tác tổ chức soạn thảo các dự án, dự thảo văn bản pháp luật còn thiếu sự đầu tư thích đáng về thời gian, công sức cũng như về tài chính; chưa thu hút được sự tham gia đông đảo các nhà chuyên mồn, các nhà khoa học; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan còn thiếu chặt chẽ và hiệu quả; chưa xác định rõ ,cụ the trách nhiệm của các Bộ, ngành, của Ban soạn thảo trong hoạt động xây dựng thể chế; việc thảo luận, xem xét thông qua dự án, dự thảo văn bản còn chưa phát huy được tối đa trí tuệ của tập thể, của những người có trách nhiệm của Bộ, ngành mình.

- Nhà nước ta tuy đã có kế hoạch lập pháp tổng thể dài hạn. K ế hoạch làm luật đã được các kỳ họp Quốc hội đề ra. Song còn mang tính chất bị động chạy theo thực tiễn. V ì vậy, chương trình xây dựng pháp luật chưa sát với thực tế hoặc có nhu cầu phát sinh ở từng thời điểm nhất định phải điểu chỉnh nhiều. Có thời kỳ không thực hiện được hết chương trình xây dựng pháp luật, gây tồn đ ọ n g c á c d ự á n lu ật c h ư a đ ư ợ c th ô n g q u a. Bởi V]," c á c c h ư ơ n g trìn h x â y đ ự n g luật thường quá tham, vượt quá khả năng thực tế và chưa thật sự tập trung vào

các lĩnh vực quan trọng, cấp bách” [101], Tình hình này không chỉ diễn ra trong các nhiệm kỳ Quốc hội khoá V III mà Quốc hội khoá I X ,X vẫn chưa khác phục được. "Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội năm 1993 khoá IX là 17 luật, chỉ thực hiện được 8 luật (47% ), Bộ Luật Dân sự, Luật Ngân sách, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức H Đ N D , UBND và Luật Bầu cử đại biểu H Đ N D chưa thông qua được." [102 ]

• Trình độ quản lý và kỹ thuật lập pháp, lập quy của các nhà chuyên môn và các thành viên của các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ, pháp lý tuy đã được nâng lên trong những năm gần đây, nhưng chưa đồng đều, còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, lập quy. Hơn nữa, đội ngũ chuyên gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định, rà soát văn bản qui phạm pháp luật hiện n a y c ò n rất m ỏ n g , th iế u k in h n g h i ệ m ,trìn h đ ộ c ò n h ạ n ch ế, v iệc tổ ch ứ c phối hợp giữa các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định và Văn phòng Chính phủ trong việc xem xét, đánh giá nội dung, chất lượng dự thảo văn bản trước khi trình Chính phủ còn chưa cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hoạt động lập pháp, lập quy chưa đồng bộ, chưa có tính khả thi cao. Trong hoạt động lập pháp, lập quy chưa tranh thủ được nhiều ý kiến các nhà chuyên môn, các chuyên gia giỏi về pháp luật và quản lý nhà nước •

• Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Nghị định 101/CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành luật này và các văn bản khác có liên quan chưa thật sự hợp lý, thiếu cụ thể về thẩm quyền, thủ tục, trình tự và trách nhiệm của các cơ quan, trong việc ban hành vãn bản.

- Sự đồ sộ khối lượng văn bản do các cơ quan khác nhau ban hành với sự hiện diện của nhiều loại văn bản qui phạm pháp luật ở các cấp khác nhau, nhất là văn bản pháp luật về kinh tế, những thời điểm khác nhau, dẫn đến một nguy cơ thực tế về sự trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật, Đây là một nhược điểm cố hữu đến nay chưa khấc phục được triệt để và rất khó khắc phục được một cách triệt để.

- Công tác rà soát và hệ thống hoá vân bản pháp luật ở Bộ, ngành cấp tính tiến hành tương đối tốt như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Tổng Cục Hải quan, thành phố Hà Nội... nhưng ở các cấp địa phương còn nhiều bất cập. Bơi vì, càng xuống cấp dưới số lượng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản đôn đốc, văn bản hướng dẫn càng nhiều dẫn đến rà soát cũng nhiều hơn. Tinh trạng văn bản đã hết hiệu lực nhưng vẫn được mang ra áp dụng hoặc một phần trong vãn bản đã hết hiệu lực nhưng vẫn cứ áp dụng. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng đó nhưng nhưng có một lý do là ngay một số cán bộ trực tiếp rà soát văn bản lại chưa phân biệt được văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật hay các loại văn bản quản lý khác. Cũng có một số ngành chính quyền địa phương chưa nhận thức được ý nghĩa, mục đích của đợt tổng rà soát này, nên các Ban chỉ đạo gặp nhiều khó khãn.

K ế t luận chương 2

Hoạt động lập pháp, lập quy của Nhà nước ta dưới ánh sáng đổi mới của Đáng đến nay đã gần được hai mươi năm. Thời gian ấy đối với một Nhà nước, một dân tộc không phải là nhiều, song Nhà nước ta đã có những thành tựu trên lĩn h vực hoạt động lập pháp, lập quy •

Số lượng vãn bản pháp luật rất lớn. Có những loại văn bản như Bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định nhiều hơn từ khi Nhà nước ta được thành lập đến trước khi đổi mới; Hoạt động lập pháp, lập quy đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu xã hội. Thể chế hoá kịp thời đường lối của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị, ngoại giao, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ. Khắc phục được phần lớn sự mâu thuẫn trong từng văn bản pháp luật và trong hệ thống pháp luật.

N hờ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà hoạt động lập pháp, lập quy của Nhà nước ta phát triển, bảo đảm nguyên tắc pháp chế XH C N . V ới yêu cầu đãng tải văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương trên Công báo, vãn bản pháp luật được công bố công khai, tạo điều kiện

cho người dân có thể biết đến sự hiện diện của văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, hoạt động lập pháp, lập quy của Nhà nước vẫn còn những hạn chế. Nhìn từ góc độ pháp chế, có thể thấy bộc lộ m ột số khuyết điểm sau đây:

Tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật chưa cao. Nhiều văn bản dưới luật mâu thuẫn ngay với luật, với Hiến pháp. Nhiều luật, pháp lệnh quy định còn chung chung có tính nguyên tắc, để lại nhiều nội dung quan trọng do văn bản dưới luật quy định.

Quyền lập quy của Bộ, chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quá lớn, hầu như hiệu lực quản lý phụ thuộc phẩn lớn vào thông tư của Bộ và các quy định của U BN D tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Công tác rà soát các văn bản đã hết hiệu lực pháp luật chưa k ịp thời, kỹ lưỡng, đẫn đến có những văn bản pháp luật không còn hiệu lực vẫn được thi hành trong m ột thời gian dài.

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, ngành chưa đăng tải đầy đủ trên Công báo dẫn đến văn bản pháp luật đi vào cuộc sống chậm.

Có nhiều nguyên nhân của những khuyết điểm trên về hoạt động lập pháp, lập quy. Đó là ,sự thay đổi về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như trên thế giới; nhu cầu pháp luật trong hoạt động quản lý xã hội; trình độ lập pháp của Quốc hội; hoạt động lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên gia trên lĩnh vực hoạt động lập pháp, lập quy.

Tổng kết công tác hoạt động lập pháp, lập quy của Nhà nước trong thời kỳ đổi m ới, nhận rõ những việc làm được, chưa làm được tìm ra được những nguyên nhân, kinh nghiệm, từ đó,tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường pháp chế trong hoạt động lập pháp, lập quy của thời k ỳ đẩy mạnh C N H ,H Đ H đất nước.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay (Trang 121 - 126)