- Phù hợp với các quy định của Hiến pháp, đảm bảo yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
có 3 cách thiết lập thời điểm có hiệu lực cua một văn bản quy phạm pháp luật.
- Thứ nlĩâh một văn bản quy phạm pháp luật bắt đầu có hiệu lực tính từ thời điếm công bố hay thông qua. V í dụ, Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội nước Cộng hòa XH C N V iệt Nam khoá X ,kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09-6-2000. Lệnh Chủ tịch nước cồng bố ngày 22-6-2000. Như vậy, Luật Hòn nhân và gia đình có hiệu lực từ ngày công bố; Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước Cộng hoà X H C N Việt Nam thông qua 15-04-1992,nhưng có hiệu lực từ ngày 18-04-1992 khi Chủ tịch H ội đồng nhà nước công bố.
- Thứ hai, thời điểm bắt đầu có hiệu lực sau khi cồng bố văn bản quy phạm pháp luật đó một thời gian xác định. V í dụ, Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà X H C N V iệt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21-12-1999 có hiệu lực từ ngày 01-7-2000.
- T hứ ba, văn bản quy phạm pháp luật bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm được viết rõ trong văn bản đó. V í dụ,Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thông qua ngày 27-12-1990,có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01-01-
1991.
Thời điểm một văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực khi có một văn bản pháp luật có hiệu lực thay thế nó, hoặc ngay trong văn bản quy phạm pháp luật nói rõ hiệu lực thi hành thời gian bao nhiêu. V í dụ, Hiến pháp năm 1980 hết hiệu lực khi ngày 18-04-1992 Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực.
Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật còn liên quan hiệu lực hồi tố. N ói chung, pháp luật nước ta không có hiệu lực hồi tố. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ. V í dụ, Bộ luật Hình sự có vài trường hợp có quy định hiệu lực hồi tố đối với những tội nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Nguyên tắc nhân đạo của pháp luật X H C N cho phép quy định hiệu lực hồi tố đối với trường hợp khi luật quy định một hình phạt nhẹ hơn đối với một vi phạm pháp luật nào trong quá khứ được quy định hình phạt nặng hơn, hoặc trong trường hợp quy định không chịu hình phạt đối với một hành vi mà trước kia quy định