Pháp luật, loại bỏ những văn bản pháp luật không còn hiệu lực hoặc

Một phần của tài liệu Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay (Trang 128 - 140)

- Phù hợp với các quy định của Hiến pháp, đảm bảo yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

pháp luật, loại bỏ những văn bản pháp luật không còn hiệu lực hoặc

chồng chéo, trù n g lắp.

Công tác rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật là một nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý, đây là đòi hỏi của pháp chế. Từ khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, hoạt động xây dựng cung như rà soát, hệ thống h o á văn bản quy phạm pháp luật nước ta bưóc đầu đã đi vào nề nếp. Để đáp ứng được công cuộc đổi mới của đất nước đòi hỏi hệ thống pháp luật phải hoàn thiện hơn nữa trên cơ sở Hiến pháp năm 1992. V ì thế,cần đẩy mạnh hơn nữa công tác rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước đây, trong thời kỳ còn cơ chế cũ hoặc nhũng năm đầu đổi mới, nay đã lạc hậu, thiếu đồng bộ, nhưng chưa được rà soát, bãi bỏ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình

Vấn đề rà soát và hệ thống hoá các văn bản qui phạm pháp luật cần được đẩy mạnh theo hướng :

Cần phải nghiên cứu k ịp thời, tiếp tục hoàn thiện các quy định về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Có như vậy, mới là ỉĩi cho các văn bản qui phạm pháp luật phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ các chủ thể quản lý đúng đường lố i chính sách của Đảng; lựa chọn đúng phương hướng và hình thức tác động của quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân lao động; phù hợp với khả năng, trình độ của các đối tượng phải thi hành văn bản đó. Phù hợp các qui định của Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm yêu cầu tăng cường pháp chế X H C N ,xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyển X H C N V iệt Nam; lựa chọn được hình thức văn bản qui phạm pháp luật phù hợp với nội dung quản lý và thẩm quyền quản lý nhà nước, cũng như, thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật của cơ quan nhà nước sẽ ban hành văn bản đó. Từ đó, khắc phục được nhược điểm ban hành văn bản qui phạm pháp luật sai thẩm quyền về hình thức, nội dung, văn bản qui phạm pháp luật tồn tại và phát huy tác dụng được lâu hơn.

Nên hạn chế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đến cấp Tỉnh. Bởi vì, để thực hiện các văn bản quy phạm pháp pháp luật, có rất nhiều vân bản hướng dẫn, thậm chí có văn bản hướng dẫn chỉ nhắc lại, có khi còn làm cho các quy định trở nên phức tạp, khó thi hành.

Rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành từ năm 1976 đến nay là một công việc phức tạp, khó khăn V I khối lượng văn bản rất lớn. V ì thế, cần quán triệt cho đội ngũ cán bộ chuyên môn không nên nóng vội, không thể khắc phục ngay được trong một thời gian ngắn. Từ đó, việc xây dựng quy chế thẩm định văn bản trước khi ban hành, việc đánh giá tính khả thi và rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên là một đòi hỏi cấp bách trong điều kiện xây dựng đất nước ta hiện nay. Đ ộ i ngũ cán bộ làm công tác

rà soát văn bản quy phạm pháp luật là yếu tố quyết định cho việc hoàn thành nhiệm vụ này, do đó, vấn đề nâng cao năng lực, trình độ, nhận thức cho đội ngũ cán bộ là việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh đó đòi hỏi việc nhận thức, đầu tư của tất cả các Bộ,ngành, địa phương cùng với sự quản lý tập trung, thống nhất của một đầu mối.

Cần tìm hiểu các hình thức và có các quy định về việc tập hợp, hệ thống hoá các văn bản mới vào từng ngành luật hiện hành, đánh sọ văn bản, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước khác, không để một thời gian dài mới lại rà soát một lần. Thông qua việc rà soát tiến tới thống nhất danh mục các văn bản hiện hành trong các tổng tập theo chuyên đề, theo chuyên ngành, theo từng lĩn h vực, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân có điều kiện hơn, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc, tìm hiểu để thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHC N.

3.1.2. T iếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật •

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực nãm 1997 đánh dấu một giai đoạn phát triển m ới trong sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta. Nhờ sự ra đời của luật này đã tác động tích cực vào hoạt động lập pháp, lập quy, góp phần nâng cao chất lượng cung như thúc đẩy tiến độ xây dựng pháp luật. Nhưng qua thời gian thực hiện, luật này đã bộc lồ nhiều vấn đề chưa hoàn thiện. V í dụ, không bao quát hết các loại văn bản quy phạm pháp luật như:

quy chế, điều lệ không được coi là văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng hạn, quy chế Đại biểu Quốc hội; quy chế làm việc của Chính phủ...; về cơ bản chưa điều chính các văn bản quy phạm pháp luật địa phương; chưa làm rõ trách nhiệm của Ban soạn thảo và mối quan hệ giữa Ban soạn thảo với cơ quan trình dự án luật đến đâu kh i việc chuẩn bị dự án bị chậm tiến độ; trách nhiệm của cơ quan thẩm tra trong việc thẩm tra về dự án... Để khắc phục tình trạng nêu

trên tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá X I đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Mặc dù, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi 12/2002) đã đổi mới một bước trình tự xem xét, thông qua luật, pháp lệnh, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được đề cập, cần tiếp tục nghiên cứu như : chưa có phương thức để có thể sửa đổi, bổ sung đồng thời các văn bản có liên quan với một luật, pháp lệnh m ới ban hành hoặc mới sửa đổi, dẫn đến sự không đổng bộ về nội dung, gây khó khăn cho việc thi hành luật; còn thiếu cơ chế thu hút các chuyên gia g iỏ i, những người trực tiếp thi hành pháp luật và huy động thực sự hiệu quả trí tuệ của nhân d‘ìiì,các tổ chức xã hội, hiệp hội nghề nghiệp vào hoạt động xây dựng pháp luật. Việc tổ chức lấy ý kiến tham gia của các Bộ, n g à n h , của các thành viên của Chính phủ về các dự thảo văn bản pháp luật có khi còn hình thức.

Để hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới, theo tôi, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần nghiên cứu, sửa đ ổ i,bổ sung theo hướng:

• Đơn giản hoá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trước mắt giảm dần các hình thức văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương

ụ r '

ban hành; thực hiện cơ chế luật được thi hành ngay khi có hiệu lực, trừ điều luật nào quy định rõ là Chính phủ phải hướng dẫn th i hành.

- Phân định rỗ phạm v i trách nhiệm xem xét, cho ý kiến trong quy trình dự thảo luật theo hướng : Quốc hội quyết định lĩn h vực cần điều chỉnh bằng luật và các đường lố i, quyết sách lớn liên quan đến nội dung dự thảo luật; Chính phủ cho ý kiến về những chính sách cụ thể liên quan đến nội dung dự thảo, đặc biệt là việc xử lý các vấn đề eó tính chất liên ngành; Ban soạn thảo và cơ quan, tổ chức thẩm định, thẩm tra chịu trách nhiệm loàn bộ về thể hiện nội dung và về kỹ thuật văn bản trước khi trình lên Chính phủ và Quốc hội.

- Quy định phương thức ban hành m ột luật sửa đổi nhiều đạo luật liên

quan để đảm bảo tính đồng bộ vé nội dung, gọn nhẹ, nhanh chóng và đỡ tốn kém.

- Quy định chế độ đăng ký quốc gia đối với các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành và địa phương (cấp tỉnh) ban hành, đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho việc kiểm tra tính hợp Hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành.

Trước mắt, ban hành nghị định sau tiến tới xây dựng Luật vé ban hành văn bản quy phạm pháp luật của H Đ N D và U B N D các cấp, theo hướng xác định rỏ thẩm quyền vé mặt nội dung của từng cấp chính quyền địa phương phù hợp với chức năng, quyển hạn quản lý hành chính; hạn chế dần thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp quận, huyện trở xuống; xác lập cơ chế hữu hiệu nhằm lấy ý kiến nhân dân đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của địa phương trước khi ban hành; yêu cầu đãng trên công báo địa phương trước khi vãn bản có hiệu lực thi hành, tiến tới xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (áp dụng chung cho cả Trung ương và địa phương), trong đỏ,xác định rõ vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật V iệ t Nam.

- Trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi (2002) có những qui định chưa thống nhất, ví dụ,khoản 2,3 Đ iều 75 : văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo... còn văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính p h ủ ,Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ… và các văn bản pháp luật khác có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo… Theo tôi, văn bản pháp luật càng quan trọng, có hiệu lực pháp lý càng cao thì sự chuẩn bị áp dụng văn bản đó cần phải có thời gian lâu hơn, vì tác động của những văn bản đó đối với các quan hệ xã hội quan trọng hơn, rộng hơn. V ì vậy, quan điểm của luận án như sau:

b) Pháp lệnh, nghị quyết của U B TV Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước có hiệu lực sau 25 ngày kể từ ngày đăng Cồng báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực.

c) Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,H ộ i đồng thẩm phán T A N D T C ,Viện trưởng V K S N D TC và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch khác có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đãng Cống báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

- Về trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn những hạn chế, gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp luật để quy định trách nhiệm pháp lý khi công dân gây thiệt hại đến lợ i ích Nhà nước, tập thể, công dân khác. Nhưng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như những văn bản có liên quan chưa đề cập đến trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyên trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi có những hành vi vi hiến, gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân ngoài việc văn bản đó bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền huỷ bỏ.

Để đảm bảo công bằng theo tinh thần xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà nước cần đưa ra một thủ tục tố tụng, theo đó, công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có thể kiện m ột cơ quan nhà nước về một văn bản quy phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợ i ích nhà nước hoặc nhân dân. Cơ quan này, có thể là Toà án Hiến pháp hoặc Toà án hành chính của Toà án nhân dân tố i cao. Cần quy định trách nhiệm pháp lý với những cá nhân và tổ chức đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật vi Hiến, gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân, bổ sung vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định các chế tài đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nói trên.

3.1,3. Đổi mới quy trình xảy dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Đ ổ i m ới nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội cần có sự nỗ lực của bản thân Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan khác của Nhà nước trong qui trình xây dựng văn bản quy phạm pháp lu ậ t . Để qui trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, cần chú ý các nội dung sau.

3 .1 3 .1 . Tăng cường pháp c h ế trong hoạt động uỷ quyền lập pháp.

Trong khoa học píiáp lý, chế định uỷ quyền lập pháp được quan niệm như sau: “ a,Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, thực chất có hiệu quả như một đạo luật; b, Quốc hội trao lại cho Chính phủ một số quyền mang tính lập pháp đặc biệt, v ề cách thức uỷ quyền: Quốc hội ban hành đạo luật uỷ quyền cho Chính phủ ban hành văn bản về vấn đề cụ thể trong một thời gian xác định hoặc là kh i Quốc hội chỉ ban hành các đạo luật có tính nguyên tắc, các văn bản luật tạo khuôn khổ chung cần phải

các quy định cụ thể của Chính phủ để áp dụng văn bản luật” [1,

.tr.102, 103].

Pháp chế trong lập pháp uỷ quyền đòi hỏi, uỷ quyền lập pháp không có nghĩa là bớt đi, chia sẻ quyén lập pháp của Quốc hội mà thực chất để tập trung quyền lập pháp hơn nữa vào Quốc hội. Vấn đề này đã được Hiến pháp năm 1992 quy định tại Đ iều 91,Khoản 4: “ Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao". N ói cách khách, U B TV Quốc hội chỉ ban hành pháp lệnh về những vấn đề gi được Quốc hội giao cho, những vấn đề đó chưa được Quốc hội ban hành văn bản luật.

Như vậ y,trên thực tế ở nước ta đã hình thành chế định uỷ quyền lập pháp: Quốc hội uỷ quyền cho U B T V Quốc hội ban hành một số pháp lệnh. Theo tỏi, nghiên cứu lịch sử hình thành chế định này, với điều kiện cụ thể của đất nước, việc ban hành pháp lệnh của U B T V Quốc hội là cần thiết, phù hợp

với thời kỳ quá độ hiện nay. Bới vì, trong lịch sử Quốc hội V iệt Nam chưa bao g iờ là cơ quan hoạt động thường xuyên. V ớ i đặc thù ấy, cần phải có cơ quan thường trực Quốc hội có thẩm quyền ban hành pháp lệnh để k ịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh trong đời sống xã hội, nhất là các quan hệ kinh tế trong điều kiện nền kin h tế thị trường hiện nay. Nhưng với điều kiện chung của xã hội hiện nay, các quan hệ xã hội đã và đang dần hình thành, nhất là các quan hệ kinh tế. V ì vậy, nếu chỉ quy định bằng luật, không có hình thức pháp lệnh sẽ không kịp thời nắm bắt các nhu cầu pháp luật của nhân dân và xã hội, nhất là môi trường pháp lý kin h doanh cho các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Từ sự phân tích trên, tăng cường pháp chế trong hoạt động uỷ quyền lập pháp phải bảo đảm các mặt sau:

M ot là, cần phân định rõ phạm vi điểu chỉnh của luật và pháp lệnh, vấn đề gì phải quỉ định bằng luật và vấn đề gì qui định bằng pháp lệnh. Phân định được như vậy sẽ làm cho chất lượng lập pháp cao hơn, những quan hệ cơ bản của xã hội được điều chỉnh bằng luật có hiệu quả tốt hơn. Quan niệm về vấn đề trên hiện nay tương đối thống nhất giữa các nhà luật học:

"Luật điều chỉnh quyền tự do cơ bản của công dân; Nguyên tắc tổ chức Bộ máy nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, T A N D , V K S N D,H Đ N D , UBN D; chế độ bầu cử; thuế, tài chính, tiền tệ; các qui định về hình sự, dân sự, tố tụng hình sự,tố tụng dân sự... tức là những

Một phần của tài liệu Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay (Trang 128 - 140)