Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định

Một phần của tài liệu Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay (Trang 145 - 150)

- Phù hợp với các quy định của Hiến pháp, đảm bảo yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

hôi ban hành năm 1992:

3.2.2. Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định

Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định nước ta trong những năm vừa qua đã dần dần đi vào nền nếp, đáp ứng được yêu cầu kế hoạch hoá công tác lập pháp, lập quy. Tuy nhiên, cũng đã bộc lộ một số hạn chế và thiếu sót nhất định, nhìn vé tổng thể, chúng ta còn thiếu một chương trình dài hạn về xây dựng pháp luật; trong công tác chuẩn bị chương trình còn thiếu các căn cứ khoa học về thực tiễn, bị động theo nguyện vọng chủ quan của các Bộ, ngành và các chủ thể có quyền sáng kiến lập pháp; lại do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, Quốc hội thường muốn đưa thật nhiều dự án luật, pháp lệnh vào chương trình, vì vậy, chương trình xây dựng pháp luật hàng năm thường thiếu tính khả thi, phiến diện,chưa bao quát, thiếu tính động bộ và hệ thống. Nguyên tắc pháp chế X H C N trong hoạt động lập pháp, lập quy đòi hỏi hệ thống pháp luật phải thống nhất. Trong chương trình xây dựng pháp

luật những dự án pháp luật, pháp lệnh cần có tính khả thi cao. VI vậy, m ục 2

chương ni, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật qui định rõ thẩm quyền của các cơ quan tổ chức, cá nhân có sáng kiến lập pháp, lập quy; căn cứ của việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định; trình tự, thủ tục của việc lập chương trình; thẩm tra, thẩm định chương trình; cơ quan có thẩm quyền quyết định chương trình, điều chỉnh chương trình và các điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình. Đây là những quy định rất quan trọng, làm cơ sở pháp lý cho việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định.

Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định theo hướng đổi mới hiện nay cần phải bảo đảm các nội dụng sau:ơiương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định phải là phương tiện để thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế • xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương trình xây dựng phải ưu tiên phục vụ cho việc đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế,mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; cải cách bộ máy nhà nước theo tinh thần đổi mới (nhất là cải cách hành chính và cải cách tư pháp); bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền X H C N của dân, do dân và vì dân.

Đ ối với chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ, nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải căn cứ vào các quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của U B TV Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước cũng như căn cứ vào yêu cầu quản lý Nhà nước của Chính phủ để quyết định chương trình.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định dài hạn và ngắn hạn phải được xây dựng trên cơ sở hiện thực, bảo đảm tính khả thi, phải được xem xét, cân nhắc một cách thận trọng, cụ thể, phải tính đến mọi khả năng và tình hình thực tế của việc xây dựng văn bản lập quy. Do vậy, việc lập chương trình

xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định, cần xác định hình thức văn bản và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản; dự kiến cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, thẩm định vãn bản; thời hạn hoàn thành việc xây dựng và thông qua văn bản là rất quan trọng. Những lĩnh vực cơ bản,quan trọng, ổn định phải do luật quy định. Những lĩnh vực phức tạp, quan hệ xã hội còn biến động, chưa chín muồi thì trong khi lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nên sử dụng hình thức pháp lệnh hoặc nghị định.

Pháp chế X H C N đòi hỏi việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định phải bảo đảm các điều kiện sau:

a, Các chủ thể có quyền sáng kiến lập pháp.

Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi chỉ những chủ thể do Hiến pháp, luật quy định mới có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội, đại biểu Quốc hội mới có quyền trình kiến nghị vẽ luật và dự án luật ra trước Quốc hội. Ngoài những chủ thể này thì không ai có quyền sáng kiến lập pháp.

Theo Luật Tổ chức Quốc hội, những chủ thể có quyền trình dự án luật và kiến nghị về luật, đồng thời cũng có quyền trình dự án pháp lệnh và kiến nghị về pháp lệnh ra trước ƯBTV Quốc hội. Thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước ta là một hoạt động sáng tạo, mang tính dân chủ có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội,đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân. V ì vậy,sáng kiến lập pháp không chỉ giới hạn ở các chủ thể có quyền trình dự án luật, kiến nghị luật, mà cần mở rộng nguyên tắc là các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân, quyền đẻ nghị lập pháp cần được mở rộng hơn với những thủ tục dễ dàng, cần bảo đảm cho tất cả các chủ thể được bình đẳng trong hoạt động lập pháp. V í dụ, các chủ thể nêu trên có quyền để nghị với các chủ thể có quyền sáng kiến lập pháp về dự kiến các dự án luật,dự án pháp lệnh mà Quốc hội, U B T V Quốc hội cần phải ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, phục vụ cho yêu cầu quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Các đề nghị này có thể được gửi trực tiếp

đến các chủ thể có quyền sáng kiến lập pháp hoặc có thể dưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng trên các báo, tạp chí hoặc có thể đưa vào trong kết quả các công trình nghiên cứu khoa học (xem phụ lục số 4)

b,Các chủ thể có quyền đề nghị xây dựng nghị định.

Theo Điều 59,Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chủ thể có quyền sáng kiến xây dựng nghị định rất rộng. Đây là một yếu tố rất thuận lợ i đê Chính phủ có điều kiện xem xét, cân nhắc, lựa chọn một cách rộng rãi các đề xuất, kiến nghị để quyết định ban hành nghị định. Chính phủ quyết định chương trình xây dựng nghị định ba tháng, sáu tháng và hàng năm của Chính phủ theo sáng kiến của mình và đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức cá nhân hữu quan (xem phụ lục số 5). Như vậy, chủ thể có quyền đề nghị xây dựng nghị định, trước hết là Chính phủ, đây là chủ the quyết định chương trình xây dựng nghị định theo thời gian, còn lạ i,các Bộ, cơ quang ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, tổ chức cá nhân khác là những chủ thể có quyền đưa ra sáng kiến xây dựng nghị định. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi quá trình đề nghị xây dựng nghị định phải bảo đảm đúng vị trí chủ thể của mình.

c,Trình tự,thủ tục lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định.

Các chủ thể có quyền trình dự án luật được quy định tại Điều 87,Hiến pháp năm 1992 gửi đé nghị xây dựng luật, pháp lệnh đến Chính phủ. Để bảo đảm nguyên tắc pháp chế các chủ thể phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, xác định đối tượng và phạm vi điéu chỉnh của văn bản, các điéu kiện cần thiết cho việc soạn thảo văn bản; kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội cũng được gửi đến UBTV Quốc hội và Chính phủ (xem phụ lục số 4).

Chính phủ lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vé những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình U B TV

Quốc hội và phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội. Q ui định như vậy bảo đảm cho Chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quy định chi tiế t,hướng dẫn thi hành và nhất là khâu tổ chức thực hiện, bảo đảm văn bản luật, pháp lệnh dù không do Chính phủ trình vẫn được triển khai thực hiện đồng bộ với các văn bản khác. Mặt khác, Chính phủ có quyền ra văn bản quy phạm pháp luật mà nội dung cũng thường đề cập đến những vấn đề có tầm quan trọng của đất nước. Do đó, trong nhiều trường hợp phải cân nhắc, lựa chọn hình thức văn bản luật, pháp lệnh và nghị định. V ì vậy, luận án cho rằng Ưỷ ban pháp luật của Quốc hội chủ trì, phối hợp với H ộ i đồng dân tộc và các U ỷ ban khác của Quốc hội thẩm tra, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lênh của Chính phủ, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lênh của đại biểu Quốc hội là hợp lý, khách quan.

Căn cứ vào dự kiến chương trình của Chính phủ, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của U ỷ ban pháp luật, U B TV Quốc hội lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội quyết định. Quốc hội quyết định Chương trinh xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ trong năm đầu tiên của m ỗi khoá Quốc hội; quyết định Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm tại kỳ họp cuối năm của nãm trước,

Dự kiến của các Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về xây dựng nghị định hàng năm được gửi đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, chậm nhất là ngày 15 tháng 10 năm trước. Trên cơ sở có tổng hợp dự kiến chương trình xây dựng nghị định hàng năm của Chính phủ do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề nghị, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp v ớ i Bộ Tư pháp chuẩn bị dự thảo Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ theo định kỳ ba tháng, sáu tháng và cả năm trình Chính phủ

quyết định.

K hi xét thấy cần thiết, Quốc hội quyết định điều chỉnh Chương trình xây dựng luật,pháp lệnh; Chính phủ quyết định điéu chỉnh chương trình xây dựng nghị định. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi những chủ thể có kiến nghị về mặt điều chinh xây dựng luật, pháp lệnh, chương trình xây dựng nghị định, phải có tờ trình và nêu rõ lý do.

Thủ lục điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thực hiện theo quy định tại Điều 22,Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Thủ tục điều chỉnh chương trình xây dựng nghị định được thực hiên theo quy định tại Điều 12,N ghị định 101/CP ngày 23-9-1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành m ột số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay (Trang 145 - 150)