Tổ chức biên soạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay (Trang 143 - 145)

- Phù hợp với các quy định của Hiến pháp, đảm bảo yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

hôi ban hành năm 1992:

3.2.1- Tổ chức biên soạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Đây là giai đoạn phức tạp, vì có nhiều mối quan hệ, nhiều cơ quan, nhiều chủ thể tham gia. V ì vậy, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo chặt chẽ, có tính tổ chức cao, phải tuân theo trình tự, kế hoạch lập ra. Quá trình biên soạn, dự thảo thường có nhiều quan điểm trong hoạt động lập pháp, lập quy. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi cần phải xác định được quan điểm chỉ đạo, bởi vì, nó có tính chất quyết định chất lượng dự thảo, tiến độ biên soạn. Pháp chế đòi hỏi bảo đảm các nguyên tắc: bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động lập pháp, lập quy; quyển cao nhất của Quốc hội trong việc quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội... (Điều 83,Hiến pháp năm 1992 sửa đổi); trách nhiệm của ƯBTV Quốc hội là cơ quan trình Quốc hội chương trình xảy dựng pháp luật, trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật, kiến nghị về luật trước Quốc h ộ i,sự phân công và phối hợp giữa các chủ thể tham gia hoạt động lập pháp.

Bộ, ngành chuẩn bị dự thảo. Do vậy, giải pháp trước mắt là mở rộng việc nghiên cứu, soạn thảo các văn bản bằng các nhóm chuyên gia liên ngành cũng như tăng cường trách nhiệm, tính khách quan của cơ quan thẩm định dự thảo văn bản. Giải pháp về lâu dài là Chính phủ sẽ giao trách nhiệm chủ trì đề án soạn thảo các văn bản cho một cơ quan chuyên trách. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm huy động chuyên gia giỏi trong các lĩn h vực chuyên ngành tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật để bảo đảm chất lượng của văn bản. Như vậy m ới có thế giúp Quốc hội quyết định chính xác, kịp thời.

Trong quá trình biên soạn dự thảo, nguyên tắc pháp chế X H C N đòi hỏi Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh để Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc h ộ i,Bộ Tư pháp cũng giúp Chính phủ thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức ngoài Chính phủ. Đ ối với các văn bản của Bộ, ngành như quyết định, chỉ thị, thông tư, Bộ Tư pháp tham gia ý kiến để bảo đảm tính hợp H iến,hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và trong chừng mực nào đó cả tính khả thi của các văn bản. V ớ i các dự thảo nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ th ị của Thủ tướng mà các Bộ trình đều phải được sự thẩm định của Bộ Tư pháp. Còn địa phương,hiện nay chưa có Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của H Đ N D,ƯBND, nhưng các tỉnh, thành phố cũng ban hành nghị quyết, quyết định, trong đó, quy định trách nhiệm của các cơ quan Tư pháp địa phương trong việc thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật của H Đ N D trước khi ban hành. V ì vậy,tôi cho rằng sắp tới ban hành luật Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chính quyền địa phương cần xác định về thẩm quyền của các cơ quan Tư pháp địa phương. K h i chuẩn bị các dự án luật phần lớn đều do các Bộ, ngành chuẩn bị dự thảo, sự phân công này có tính hợp lý. Bởi vì, Bộ, ngành thấy rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật những lĩnh vực thuộc mình quản lý, nhưng có ý kiến cho rằng thông qua dự thảo Bộ, ngành dễ thiếu khách quan, cục bộ, khống nhìn được toàn cục. Từ đó soạn thảo văn bản thiếu thống nhất, mâu thuẫn, sử dụng chuyên gia phân tán,

không có điểu kiện chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ làm luật. V ì vậy, quan điểm của luận án nhất trí với phương án "vé lâu dà i,sau khi có quyết định vé mặt chính sách, Bộ Tư pháp cần thiết là chủ trì soạn thảo các dự án" [50,tr.6]. Bởi vì,trình độ chuyên môn luật của cán bộ Tư pháp là cao so với các Bộ khác. "Trong số hơn 800 cồng chức của Bộ có hơn 600 người có trình độ đại học luật trở lên, số Phó tiến sĩ luật và cao học luật chiếm 8% M [9,tr.3]. Do vậy, nên việc thẩm định các dự án luật, pháp lệnh có khả năng bảo đảm yêu cầu, loại bỏ được tính cục bộ, góp phần khắc phục sự mâu thuẫn, chồng chéo... bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN.

V ớ i nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi khối lượng các văn bản pháp luật cần ban hành ngày càng lớn, nhưng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi không chỉ đủ luật mà còn đòi hỏi về chất lượng các đạo luật, một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, ổn định và khả thi. Do vậy, phát huy vai trò của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định, chủ trì soạn thảo các dự án luật do Chính phủ trình là khách quan.

Một phần của tài liệu Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay (Trang 143 - 145)