Đổi mới công tác soạn thảo dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định.

Một phần của tài liệu Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay (Trang 150 - 158)

- Phù hợp với các quy định của Hiến pháp, đảm bảo yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

hôi ban hành năm 1992:

3.2.3. Đổi mới công tác soạn thảo dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định.

3 2 J . I . Tlìànlì lập Ban soạn thảo.

Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi khi thành lập Ban soạn thảo tuỳ theo tính chất, nội dung, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của từng dự án dự thảo mà thành lập Ban soạn thảo, nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật. Điều 25,Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật qui định cơ quan, tổ chức trình dự án luật, dự án pháp lệnh thành lập Ban soạn thảo. Trong trường hợp dự án luật,dự án pháp lệnh có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì U B TV Quốc hội thành lập Ban soạn thảo gồm đại diện có thẩm quyên của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Đ ối với dự án luật do U BTV Quốc hội trình, thì U B TV Quốc hội thành lập Ban soạn thảo. Đ ối với dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, các Ưỷ ban của Quốc hội, đại biểu Quốc h ộ i,thì U B T V Quốc hội thành lập Ban soạn thảo theo đề nghị của cơ quan, đại biểu Quốc hội trình dự án.

Đ ối với các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình, dự thảo nghị định được quy định tại Điểm b ,Khoản 2 ,Điều 56 của Luật ban hành vãn bản quy

phạm pháp luật, thì Chính phủ uỷ quyền cho cơ quan của Chính phủ được phân công chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo, trừ trường hợp Chính phủ thành lập Ban soạn thảo (Điều 14,Nghị định 101,ngày 23-9-1997).

Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo, thành lập Ban soạn thảo đối với dự thảo nghị định khác của Chính phủ. Như vậy, Ban soạn thảo có các trường hợp sau:

- Ban soạn thảo do cơ quan, tổ chức trình dự án luật, dự án pháp lệnh thành lập.

- U B T V Quốc hội thành lập Ban soạn thảo gồm đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hữu quan nếu dự án luật, dự án pháp lệnh có nội dung liên quan đến nhiều ngành.

- U B T V Quốc hội thành lập Ban soạn thảo nếu dự án do U B TV Quốc hội trình.

- Ư B T V Quốc hội thành lập Ban soạn thảo nếu dự án luật, pháp lệnh do H ội đổng dan tộc, các Uỷ ban của Quốc h ộ i,đại biểu Quốc hội nhưng theo đề nghị cơ quan, đại biểu Quốc hội trình dự án.

- Ban soạn thảo được thành lập do Chính phủ uỷ quyền cho cơ quan của Chính phủ được phân cống chủ trì soạn thảo hoặc Chính phủ thành lập Ban soạn thảo đối với dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình, dự thảo nghị định.

V iệ c soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị định do Ban soạn thảo đảm nhiệm , thành phần của Ban soạn thảo bao gồm đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trình dự án,dự thảo. Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo là trưởng ban. G iúp việc cho Ban soạn thảo có tổ biên tập do Trưởng Ban soạn thảo chỉ định. Thành viên của tổ biên tập gồm các luật gia, các nhà khoa học và các chuyên gia am hiểu các vấn đề chuyên môn thuộc nội dung của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

trình dự án, dự thảo văn bản vé tiến độ và chất lượng của dự án,dự thảo.

Đê thực hiên nghiêm chỉnh, chính xác Điều 26,61 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, từ đó, bảo đảm chất lượng luật, pháp lệnh, dự thảo nghị định, Theo tôi, Ban soạn thảo cần:

- Đ ịnh kỳ, thông báo với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo văn bản về tiến độ và chất lượng soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị định. Để làm tốt nhiệm vụ, chức năng của Ban soạn thảo cần phát huy vai trò của các quan nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học và các chuyên gia có kinh nghiệm vé luật, kỹ thuật biên soạn trong quá trình chuẩn bị dự thảo. Muốn phát huy được cần có cơ chế, như cơ chế ký kết hợp đồng, nội dung hợp đồng cần làm rõ những nguyên tắc, quan điểm của dự thảo, quyền và nghĩa vụ của hai bên. Như vậy, mới phát huy được khả năng của họ, đồng thời có trách nhiệm pháp lý ràng buộc họ.

- K ịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyển (Bộ Chính trị, Quốc hội, U B T V Quốc hội, Chính phủ) về các vấn đề mới, phức tạp và những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau.

- Báo đảm việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị định có chất lượng, nội dung các điều khoản của vãn bản phải được quy định cụ thể, rõ ràng để khi văn bản có hiệu lực thì được thi hành ngay.

Trong những trường hợp dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị định cần có văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành, Ban soạn thảo có trách nhiệm soạn thảo hoặc đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo các văn bản đó để trình đồng thời với dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị định.

• Xác định tên văn bản dự kiến bị bãi bỏ, thay thế (bãi bỏ toàn bộ văn bản hoặc m ột phần nội dung, chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản). Cơ quan, tổ chức hữu quan có thành viên Ban soạn thảo có trách nhiệm góp ý

kiến bằng vãn bán về những nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác của cơ quan, tổ chức hữu quan đó và chịu trách nhiệm vé ý kiến của mình.

Theo luật hiện hành, việc soạn thảo vãn bản qui phạm pháp luật qua rất nhiều khâu. V ì vậy, để tăng cường pháp chế trong hoạt động lập pháp, lập quy đòi hỏi phải phân định trách nhiệm cho các cơ quan soạn thảo, từ đó, quan điểm của luận án là: cơ quan trình dự thảo, dự án các văn bản phải chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng, tiến độ và nội dung của văn bản. Trong quá trình xây dựng một dự thảo văn bản có rất nhiều chủ thể tham gia. Trước hết là cơ quan chủ trì soạn thảo phải chịu trách nhiệm (chủ yếu là Ban soạn thảo), mà Ban soạn thảo dự án luật thường là liên ngành, gồm các đồng chí lãnh đạo, các nhà quản lý , nhà khoa học...Trước khi trình lên Chính phủ phai qua công đoạn thẩm định của Bộ Tư pháp, sau khi Bộ Tư pháp thẩm định xong, cùng Văn phòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát lại có vấn đé gì cẩn sửa chữa khi trình lên Chính phủ. Chính phủ sẽ xem xét, thảo luận tập thể để quyết định. Trách nhiệm cuối cùng, phải là trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản. V í dụ, Chính phủ là cơ quan ký văn bản thì Chính phủ phải chịu trách nhiệm... V ì vậy, tăng cường pháp chế trong Luật ban hành vãn bản quy phạm pháp luật cần làm rõ điều đó và còn phải làm rõ trách nhiệm từng khâu, từng cơ quan, công đoạn trong quá trình soạn thảo.

3 .2 .3 2 - Ban soạn thào tiến hành các CỎNỊỊ việc theo (ĨIUIỊỊ trình tự quy định tại Đ iểu 2 6 ,Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thê\

a) Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án. Đây là công việc quan trọng, cần thiết để giúp cho việc hoạch định chính sách pháp lý, nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật, đánh giá đúng mức hiệu quả hoặc sự bất cập của các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến đối tượng và phạm vi điều chỉnh của dư án.

b) Tổ chức nghiên cứu tư liệu, thông tin có liên quan đến dự án. Công việc này đòi hỏi Ban soạn thảo phải sưu tầm, tập hợp, tổ chức nghiên cứu các nguồn thông tin, tư liệu trong nước, ngoài nước; tổ chức các đoàn khảo sát, tìm hiểu kinh nghiệm thực tế để có thêm các luận cứ cho việc soạn thảo dự án. Thông tin, tư liệu càng phong phú, đa dạng thì sự lựa chọn, xử lý các phương án thuộc nội dung của dự án càng thuận lợi, khách quan, vừa bảo đảm sự phù hợp với quy luật chung, vừa bảo đảm tính hiện thực của dự án.

c) Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự án. Việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, ngay từ đầu Ban soạn thảo phải xây dựng một bản để cương chi tiết của dự án, trong đó,phải xác định sơ bộ các chương, mục, điều của dự án. Xác định quan điểm, nội dung cơ bản, các vấn đề đặt ra cần phải được giải quyết trong từng chương, từng điều. Tiếp theo, phải tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học để thảo luận, trao đổi nhằm hoàn thiện bản đề cương.

Đê bảo đảm tiến độ, chất lượng soạn thảo dự án, ngay khi chuẩn bị đề cương, Ban soạn thảo cần kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan, các cấp có thẩm quyền để xử lý sớm các vấn đề thuộc quan điểm, xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo cho việc soạn thảo, cũng như xác định rõ đối tượng và phạm vi điều chỉnh của dự án. Trên cơ sở đề cương, Ban soạn thảo tổ chức việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh. Việc soạn thảo này có thể giao cho Tổ biên tập hoặc một số chuyên gia trực tiếp soạn thảo, có thể, tổ chức đấu thầu giao cho một cơ quan, tổ chức hoặc một viện nghiên cứu soạn thảo dự án. Thực tiễn và kinh nghiệm của nước ta,hầu hết các dự án luật, pháp lệnh đểu được giao cho Tổ biên tập soạn thảo. Phương thức này là hợp lý, bởi v ì,có sự chỉ đạo,kiểm tra và hướng dẫn kịp thời của Ban soạn thảo; có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban soạn thảo với cơ quan thẩm tra trong quá trình soạn thảo dự án. Phương thức này bảo đảm cho việc soạn thảo dự án có chất lượng, đúng tiến độ, đúng hướng, bảo đảm được nguyên tắc pháp chế XH C N .

thức thích hợp tùy theo tính chất và nội dung của từng dự án.

Quá trình soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh, Ban soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Trong một thời hạn nhất định, cơ quan, tổ chức, cá nhân được hỏi ý kiến có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản và gửi đến Ban soạn thảo. Ban soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự án. Như vậy, mới phát huy được tính dân chủ trong hoạt động lập pháp.

Việc lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, các nhân hữu quan về các dự án luật, dự án pháp lệnh cũng rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung, điều kiện thực tế mà lấy ý kiến. V í dụ, hình thức H ộ i nghị, H ộ i thảo nghiên cứu, góp ý trực tiếp, gửi thư tới Ban soạn thảo, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ...

Để bảo đảm chất lượng của dự án luật, pháp lệnh, nguyên tắc pháp chế X H C N đòi hỏi công bố các dự án trên để lấy ý kiến nhân dân. Bởi vì, việc cồng bố dự án luật,dự án pháp lệnh để lấy ý kiến nhân dân thể hiện bản chất dân chủ trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta. Đây là dịp để nhân dân tham gia ý kiến xây dựng pháp luật, đồng thời, nâng cao nhận thức về pháp luật và tình cảm ý thức pháp luật của nhân dân. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh phải tổ chức chặt chẽ, với những hình thức thích hợp, có đầu tư kinh phí và phải được tập trung vào các vấn đề cụ thể của dự án. V í dụ, đối với các văn bản quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp thì phải lấy ý kiến các chủ doanh nghiệp. Đây là một định hướng, cần phải tổ chức giám sát để thực hiện vấn đề này có hiệu quả tốt.

đ) Ban soạn thảo phải chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan đến dự án, trong đó, phải nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung chính của dự án, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

Trong trường hợp luật, pháp lệnh có điều,khoản cần phải được quy định chi tiết bằng văn bản khác, thì ngay tại điều, khoản đó, phải xác định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và thời gian ban hành văn bản.

Vãn bản quy định chi tiết thi hành phải được soạn thảo cùng với dự án luật, dự án pháp lệnh để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành khi luật, pháp lệnh có hiệu lực.

3 -3 ,2 3 . Soạn tháo nghị dinh.

Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi việc soạn thảo nghị định phải tuân theo Điều 61,Luật ban hàn văn bản quy phạm pháp luật. Quá trình soạn thảo nghị định, Ban soạn thảo phải tiến hành các bước sau: tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các vãn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan; tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo; lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức cá nhân hữu quan; tập hợp ý kiến và chỉnh lý dự thảo; chuẩn bị tờ trình cùng với dự thảo và các tài liệu cần thiết khác để trình Chính phủ.

Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị định, cơ quan soạn thảo gửi dự thảo tới Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc V iệt Nam, Tổng Liên đoàn lao dộng V iệ t Nam, TA N D TC , VKSNSTC,cơ quan, tổ chức hữu quan, H Đ N D , UBN D tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo nghị định, cơ quan, tổ chức, cá nhân được hỏi ý kiến có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản và gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo. Văn bản tham gia góp ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó ký. Như vậy,tăng thêm trách nhiệm cá nhân và những ý kiến tham gia được kiểm tra lại một lần nữa, bảo đảm được thời gian tham gia ý kiến dự thảo.

Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị định và gửi dự thảo vãn bản đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư

pháp (Điều 16,Nghị định 101/CP ngày 23-9-1997).

Đ ối với loại nghị định quy định những vấn để hết sức cán thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật, pháp lệnh, Chính phủ phải gửi bản thuyết trình về sự cần thiết ban hành nghị định và dự kiến các vấn đề cơ bản thuộc nội dung của nghị định để xin ý kiến của U BTV Quốc hội (Điều 17,

Nghị định 101/CP ngày 23-9-1997).

3.3- TĂNG CƯỜNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THAM GIA VÀO

HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP LẬP QUY.

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước. Sự thành bại của bất kỳ một cuộc cách mạng nào bao giờ cũng gắn liền với đội ngũ cán bộ. Tổng kết những năm đầu cách mạng tháng M ười Nga V .I. Lênin đã chỉ rõ: ’T ro n g lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ năng lực tổ chức và lãnh đạo phong trào” [82,tr.473]. Năm 1922,nước Nga bước vào ổn định, lãnh đạo công cuộc xây dựng C N X H ,đồng thời Người khẳng định: "Nghiên cứu con người, từ những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt, nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn" [89,tr.449]. Ở nước ta,Chủ tịch Hồ Chí M inh đã tổng kết: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"[53,tr.269] và ncông việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [53,tr.273].

Một phần của tài liệu Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay (Trang 150 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)