Những ưu, nhược điểm của việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo d (Trang 26 - 29)

1.3.2.1. Ưu điểm :

Hệ thống tín chỉ được truyền bá nhanh chóng và áp dụng rộng rãi nhờ có nhiều ưu điểm. Có thể tóm tắt các ưu điểm chính của nó như sau:

Tính liên thông: đảm bảo kết nối các môn học theo các phương pháp được thừa nhận trong phạm vi một hệ thống giáo dụcẾ Dù sử dụng hình thức nào, chương trình nào, nhìn vào hệ thống tín chỉ sẽ biết kết cấu môn học ra sao và mặt mạnh, mặt yếu của chương trình học.

Tính chủ động: Qua việc chọn lựa từng loại môn và bố trí môn, sinh viên chủ động xây dựng chương trình học: học môn gì, lúc nào, với ai, giúp sinh viên tự điều chỉnh chương trình học phù hợp với những điều kiện của mình và sinh viên có thể học nhanh hay muộn so với dự kiến mà không ảnh hưởng đên chất lượng học tập hay kết quả thi tốt nghiệp.

Hệ thống đào tạo này không bắt buộc người học phải học những gì mà người thầy đang có, mà người học được quyền lựa chọn : chọn thầy, chọn môn học, chọn tiến trình học..., học những gì người học cần.

Tính khoa học: Hệ thống tín chỉ gắn liền việc phân chia các loại môn theo logic khoa học: sự liên thông giữa các loại môn kết hợp với thời lượng cần thiết phân bổ cho từng loại môn.

Tính thực tiễn, linh hoạt: Định kỳ trường có kế hoạch xem xét lại chương trình học theo hoàn cảnh thực tế: môn học nào cần thì giữ, môn nào không cần thì sửa đối hoặc bỏẽ

Dựa vào hệ thống tín chỉ, nhà trường có thể phân chia thời gian học dài hay ngắn do các yếu tố khí hậu hay đặc thù cụ thể của người học mà không ảnh hưởng đến cấu trúc và chất lượng đào tạo.

Tính hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo:

Với hệ thống tín chỉ, kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, sinh viên không bị buộc phải quay lại học từ đầu. Chính vì vậy, giá thành đào tạo theo hệ thống tín chỉ thấp hơn so với đào tạo theo niên chế.

Neu triển khai hệ thống tín chỉ các trường đại học lớn đa lĩnh vực có thể tổ chức những môn học chung cho sinh viên nhiều trường, nhiều khoa, tránh các môn học trùng lặp ở nhiều nơi; ngoài ra sinh viên có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau. Cách tổ chức nói trên cho phép sử dụng được đội ngũ giảng viên giỏi nhất và phương tiện tốt nhất cho từng môn họcỂ Kết họp với hệ thống tín chỉ, nếu trường đại học tổ chức thêm những kỳ thi đánh giá kiến thức và kỹ năng của người học tích luỹ được bên ngoài nhà trường hoặc bằng con đường tự học để cấp cho họ một tín chi tương đương, thì sẽ tạo thêm cơ hội cho họ đạt nhiều văn bằng đại học.

1.3.2ẳ2. Nhược điểm :

Song song với các ưu điếm, hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ cũng tồn tại một số nhược điểm như sau :

- Kiến thức của một số môn học bị cắt nhỏ do quy định khối lượng kiến thức và việc thiết kế các môđun học tín chỉ ít giờ sẽ làm hạn chế khả năng cung cấp kiến thức logic.

- Gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý lớp học, phân công giảng dạyỂ

- Sự gắn kết của các sinh viên lỏng lẻo theo các lóp học phần dẫn đến việc tổ chức các hoạt động tập thể ít có tính hiệu quả, tính cộng đồng trong sinh viên bị hạn chế, khó xây dựng các tập thể gắn kết chặt chẽ như các lớp theo niên chế.

- Do tiến độ học và khả năng tích lũy kiến thức của sinh viên, số sinh viên tốt nghiệp ra trường không cùng một đợt mà có thế kéo dài trong. 2-3 năm. Vì vậy trong công tác quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của các sinh viên khác khi cơ sở vật chất của nhà trường có hạn.

1.3.3. Lịch sử nguồn gốc đào tạo theo hệ thống tín chỉ và tình hình áp dụng hệ thống tín chỉ vào đào tạo Đại học trên thế giới.

Đào tạo theo hệ thống tín chi được hình thành vào cuối thế kỉ 19 bẳt đầu từ nước Mỹ do số lượng học sinh trung học phổ thông ghi danh vào học đại học ngày càng tăng, gây áp lực không nhỏ cho quá trình xét tuyển của các trường đại học. Hệ thống tín chỉ, khi đó được thiết kế ra đế ghi lại nhằm đánh giá năng lực học tập của học sinh trung học phố thông, giúp các chuyên viên trong các phòng đào tạo của các trường đại học có căn cứ tin cậy để tuyển chọn được những sinh viên có chất lượng theo những chuấn mực mà trường đại học của mình đề ra. Từ nguồn gốc đó, hệ thống tín chỉ dần dần thâm nhập vào các trứờng đại học, lúc đầu chỉ để ghi lại điểm số của các môn học lựa chọn, sau đó, do áp lực của các nhà tài trợ, các tổ chức từ thiện yêu cầu phải làm rõ hay lượng hóa năng lực chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp của sinh viên và hiệu quả đào tạo của trường đại học, hệ thống tín chỉ được mở rộng ra tất cả các môn học thuộc các khối kiến thức khác trong chương trình đại học và trở thành một phương thức đào tạo chính thức, thay thế cho phương thức đào tạo truyền thống.

Tuy mới được phát triển hơn một thế kỉ, nhưng cũng có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc và tiến trình phát triển phương thức đào tạo theo tín

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo d (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)