- Hình thức tổ chức cách oạt động học tập theo nhóm, thảo luận chưa được chú trọng đúng mức Một số giảng viên chưa có yêu cầu, bài tập cụ thể để sinh
12. 012 8 Tông sô máy tính của trường: Cái 9 8
2.2.6.3. Thực trạng áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Công nghệ thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đặc biệt là hoạt động quản lý hành chính. Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà nước, ngày 28/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1605/QĐ-TTg phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 -2 0 1 5 .
Từ nhiều năm qua, song song với việc cung cấp các dịch vụ cơ bản trên mạng như truy cập web, thư điện tử, trường Đại học Vinh đã triển khai nhiều
ứng dụng CNTT như website, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, phần mềm quản lý đào tạo và người học... Việc ứng dụng Công nghệ thông tin tronẹ nhà trường đã góp phần quan trọng trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo và các hoạt động khác trong nhà trường.
Hệ thống công nghệ thông tin nhà trường hiện nay đáp ứng cơ bản nhu cầu giảng dạy và học tập. Hiện tại, toàn trường đang sử dụng 987 máy tính, 95 projector phục vụ quản lý, giảng dạy và học tập. Toàn bộ khuôn viên của Trường được nối mạng cáp quang với đường truyền internet tốc độ nhanh, cho phép thực hiện tốt công tác quản lý hành chính qua m ạng và tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ được tiến hành thuận lợi. Hệ thống wireless cũng được thiết lập để cho cho cán bộ và sinh viên truy cập thông tin.
Đê đáp ứng được yêu câu của đào tạo theo hệ thông tín chỉ, từ năm 2007 nhà trường hợp đồng với công ty CMC xây dựng phần mềm quản trị, đáp úng được những yêu cầu, bài toán thực tế của nhà trường.
Sau 5 năm triển khai phần mềm quản lý đào tạo và quản lý người học, Nhà trường đã ứng dụng thành công những module căn bản của phần mềm CMC với các chức năng đặc trưng của đào tạo tín chỉ và phù họp với quy chế đào tạo đại học ở trường Đại học Vinh. Hiện nay phần mềm có thế đảm đương việc quản lý dạy, học, đăng kí học tập qua mạng, tính điếm, thu học phí, quản lý sinh viên, giảng viên, các chức danh ở các đơn vị cấp khoa đến các phòng, ban, Trung tâ^Ịi và Ban giám hiệu.
Đen nay, Nhà trường đã có đủ cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định kế hoạch phát trien ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo giai đoạn 2011 - 2015 mà cốt lõi của nó là phát triển những nhân tố cơ bản của hệ thống quản lý đào tạo nhằm tạo tiền đề tiếp tục đổi mới phương pháp dạy - học và kiểm tra - đánh giá.
Trong chức năng quản lý đào tạo của phần mềm CMC (phần mềm quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ) được phân quyền cho các đối tượng theo chức năng như s a u :
- Sinh viên: Đây là đối tượng trung tâm của hệ thống quản lý đào tạo, ngay khi sinh viên nhập học, N hà trường cần cấp cho mỗi sinh viên một tài khoản và mật khẩu để truy cập hệ thống đào tạo của Trường nhằm thực hiện các chức năng và tiện ích của hệ thống dành cho sinh viên như đăng ký học, rút bớt hay hủy học phần đăng ký, cập nhật hồ sơ sinh viên, tra cứu điểm, kiểm tra học phí...ế
- Phòng Đào tạo: Tùy theo sự phân công công việc cho từng cán bộ, chuyên viên Phòng đào tạo mà mỗi người được phân quyền đê thực hiện các chức năng như in bảng điểm, tổng hợp và điều chỉnh đăng ký học, quản lý danh sách và điểm của sinh viên, xét thôi học, học tiếp, xét công nhận tốt nghiệp...
- Phòng Công tác chính trị - HSSV: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp mã sinh viên, cập nhật, tra cứu hồ sơ sinh viên, xét học bổng, quản lý điếm rèn luyện sinh v iê n ....
- Trợ lý Đào tạo, Quản lý sinh viên, c ố vấn học tập, Văn phòng các khoa: Cập nhật, tra cứu điểm, đăng ký học, xét học bổng, xét điểm rèn luyện, xét thôi học... của sinh viên do khoa phụ trách.
- Trung tâm Đảm bảo chất lượng: Thực hiện việc tổ chức sắp xếp lịch thi, quản lý, nhập điểm thi kết thúc học phần ...
- Giảng viên: Quản lý, cập nhật và in danh sách lớp, điểm chuyên cần, điểm giữa kỳ của các lớp học phần tham gia giảng dạy.
- Phòng,Kế hoạch-Tài chính : Thực hiện đối chiếu, kiếm tra việc thu học phí qua ngân hàng và in ra phiếu thu, các báo cáo tổng hợp tình hình thu học phí theo từng loại: học lần đầu, học lại, học nâng điếm ....
- Phòng Quản trị: Lập kế hoạch quản lý, theo dõi và mở cửa phòng họcẵ... - Bộ phận Quản trị hệ thống: Có thể thực hiện tất cả các chức năng trên và thực hiện việc cấp tài khoản và phân quyền cho các đối tượng tham gia khai thác hệ thống được đảm bảo và vận hành tốt.
Qua việc áp dụng CNTT, phần mềm quản lý đào tạo và phân quyền cho các đối tượng đã mang lại những hiệu quả rõ rệt trong việc quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉế Tuy vậy vẫn còn một số vấn đề sau cần khắc phục :
- Phần mềm quản lý đào tạo CMC hiện có đã đáp ứng cơ bản các hoạt động quản lý đào tạo. Tuy vậy, ở những phần công việc liên quan khác, còn phải đầu tư thêm rất nhiều và quá trình triển khai cần chú ý xử lý mối quan hệ với các phần mềm ứng dụng hiện có đế vừa đảm bảo công việc bình thường vừa tiến tới tích hợp vào một phần mềm thống nhất.
- Việc khai thác ứng dụng của phầm mềm CMC chưa được áp dụng triệt đẻ cho các đơn vị trong toàn trường. Hiện nay chỉ mới có 5 phòng ban áp dụng và một số chức danh ở các khoa như Văn phòng, Trợ lý đào tạo, c ố vấn học tập, Quản lý sinh viên.
- Sự liên thông và chia sẻ tài nguyên, cơ sở dữ liệu giữa các đơn vị còn đang hạn hẹp và chưa được thường xuyên. Cụ thể mới liên thông được chương trình đào tạo, thời khóa biểu, quản lý sinh viên, quản lý cán bộ và một phần của quản lý phòng học. Một số bộ phận khác như Quản lý Sau đại học, hệ Đại học không chính quy, Y tếỂ... chưa được tích hợp tại phần mềm này.
- Một số cán bộ và sinh viên chưa có kiến thức sâu về máy tính đe vận hành và sử dụng phần mềm. Do vậy hiệu quả sử dụng phần mềm còn thấp và lãng phí.
2ẳ2ễ 7ỄTliực trạng về việc xây dựng quy chế và các văn bản ph ụ c vụ việc vận
hành công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Cùng với quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ số 4^2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ GD&ĐT, Nhà trường đã ban hành các quy định hướng dẫn cụ thế đế thực hiện, điều hành công tác đào tạo:
+ Quy định số 2294/ĐT và 2989/QĐ-ĐHV của Hiệu trưởng cụ thể hóa một số điều của Quy chế đào tạo 43.
+ Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn đề cương chi tiết học
phần.
+ Quy định xây dựng số tay sinh viên. + Quy định hệ số thu học phí.
+ Quy định quản lý khai thác mạng thông tin. ế.
+ Quy định về công tác thực tập sư phạm, thực tập nghề nghiệ.
+ Quy định về đánh giá kết quả học tập các học phần GDTC và GDQP. + Quy định về đánh giá kết quả tốt nghiệp cho sinh viên liên thông từ cao đẳng lên đại học hệ chính quy.
Các quy định và hướng dẫn nhìn chung là đảm bảo tính nguyên lý và thực tiễn giúp hệ thống quản lý, điều hành công tác đào tạo, các chức danh được phàn định nhiệm vụ, hoàn thành việc kết nối công việc trong quản lý đào tạo.
2.3ệ Đánh giá chung về quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Vinh.
2.3./ ế ưu điểm ,ệ
- Có sự đồng thuận trong toàn bộ hệ thống chính trị của nhà trường từ Đang ủy, Ban Giám hiệu, các khoa, phòng ban và toàn thể cán bộ, sinh viên trong toàn trường.
- Đội ngũ giảng viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu, đầy đủ về số lượng đam bảo về chất lượng.
- Đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp quy về đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Các quy định về hướng dẫn nhìn chung đảm bảo tính nguyên lý và thực tiễn giúp hệ thống quản lý, điều hành công tác đào tạo được thuận lợi, đàm bảo yêu cầu, đúng quy chế.
- Chương trình đào tạo đảm bảo khối lượng kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sợ, có cấu trúc mềm dẻo tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố sung các kiến thức chuyên ngành mới mà xã hội đang cần. Đáp ứng yêu cầu cung cấp cho sinh viên kiến thức rộng và kiến thức chuyên môn, tính liên thông kiến thức đại cương chung và khối ngành .
- Công tác điều hành, phân công cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ dạy- học được quán triệt và thực hiện đầy đủ từ khoa đến bộ môn, đảm bảo tính liên tục và thông suốt, hài hòa trong phân công lao động, chất lượng giảng dạy theo dúne yêu cầu và kế hoạch chung của nhà trường.
- Công tác đổi mới, cải tiến phương pháp dạy và học được các khoa, bộ môn quan tâm và thực hiện theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc tập thể của sinh viên, chú trọng đến các hình thức và phương
pháp dạy học để giúp cho sinh viên phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu, năne lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập các nội dung lý thuyết và thực hành.
- Hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Việc úng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý đào tạo được triến khai đồng bộ, có hiệu quả.
- Đại bộ phận sinh viên hiện nay đã bắt đầu thích ứng với hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đã xây dựng được kế hoạch học tập cá nhân, phương pháp học tập.