Thực trạng về việc đỗi mới phương pháp dạy-học, kiểm tra-đánh giá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo d (Trang 53 - 58)

- Hình thức tổ chức cách oạt động học tập theo nhóm, thảo luận chưa được chú trọng đúng mức Một số giảng viên chưa có yêu cầu, bài tập cụ thể để sinh

2.2.4.Thực trạng về việc đỗi mới phương pháp dạy-học, kiểm tra-đánh giá.

32 Sư phạm Thê dục thê thao Thê dục 42 35 70 12 77 T ổng

2.2.4.Thực trạng về việc đỗi mới phương pháp dạy-học, kiểm tra-đánh giá.

hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, số lượng sinh viên đạt loại giỏi, xuất sấc hàníỉ năm đều tăng cao, số lượng bị buộc thôi học giảm, tỷ lệ sinh viên xếp loại tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi, xuất sắc đối với khóa đầu tiên áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ rất cao minh chứng cho điều này. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như sau :

- Sinh viên vẫn có tư tưởng và thói quen học tập chưa phù hợp với việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đào tạo tín chỉ với việc giảm thời lượng lên lớp không phải là giảm yêu cầu học tập. Tuy vậy, hiện nay một số lớn sinh viên chưa hiểu được điều này, nên không phải sinh viên nào cũng dùng thời gian dôi ra để tự học, tự nghiên cứu. Trái lại một số sinh viên dựa vào đó đế vui chơi, sa đà vào các tệ nạn dẫn đến kết quả học lực yếu, bị buộc thôi học.

- So với đào tạo theo niên chế tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đạt xấp xi trên 95%, thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đợt 1 theo hệ thống tín chỉ chỉ đạt 87,8%, có nghĩa là 12% sinh viên sẽ phải tốt nghiệp vào các đợt sau. Điều đó nói lên rằng một số bộ phận sinh viên vẫn chưa thực sự thích ứng với hình thức đào tạo này, sinh viên vẫn còn yếu trong việc xây dựng kế hoạch học tập, tiến trình học tập cho bản thân.

2.2.4. Thực trạng về việc đỗi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánhgiá. giá.

* Đổi mậi phương pháp dạy học: Quá trình dạy học đại học là quá trình tương tác giữa hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên nhằm đạt tới các nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học ở đại học, giáo viên là chủ thể của h o ạ t đ ộ n g dạy, giữ vai trò chủ đạo với c h ứ c n ă n g tổ c h ứ c , điều khiển, lãnh đạo hoạt động học của sinh viên đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ những yêu cầu đã được quy định phù họp với mục đích dạy học ở đại học. Vai trò chủ đạo của giảng viên được thực hiện thông qua việc lựa chọn nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tô chức lớp học trong quá trình đào tạo.

Sinh viên có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy-học ở bậc đại học, sinh viên một mặt là đối tượng của hoạt động dạy, mặt khác là chủ thể của hoạt động n h ận th ứ c c ó tín h c h ấ t n g h iê n c ứ u . S in h v iê n là c h ủ th ế c ủ a h o ạ t động tích cực, độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Troniỉ quá trình dạy học đại học dưới sự tổ chức, điều khiển, hoạt động học của giảng viên, sinh viên tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của bản thân. Tính tích cực, chủ động của sinh viên trong quá trình học tập sẽ tác động lại hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Trong quá trình thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ đi đôi với việc đối mới chương trình, giáo trình là yêu cầu đổi mới cơ bản phương pháp dạy - học. Chuyển từ hướng đào tạo tinh hoa sang hướng đào tạo đại chúng đòi hỏi phương pháp dạy - học mới; từ chỗ ngưới học là người tiếp nhận kiến thức thụ động trong lớp học, theo quan niệm hiện nay, người học được xem là trung tâm cùa hoạt động đào tạo; phương pháp giáo dục đại học mới phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành...Với quan niệm ấy, trong xây dựng nội dung chương trình giảng dạy, nhà trường đã chỉ đạo các khoa chú ý đến xu hướng giam bớt tính hàn lâm và tăng kỹ năng thực hành (tăng số giờ thực hành, thảo luận, xêmina, tự học của sinh viên hoặc tự nghiên cứu tài liệu...). Điều này giúp sinh viên đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công việc sau khi ra trường. Đặc biệt vớ*.các ngành Khoa học tự nhiên, các ngành liên quan đến công nghệ thông tin (Tin học, điện tử viễn thông.. ệ)ắ Các ngành khoa học xã hội tăng thêm giờ tham quan thực tế, thực tập chuyên môn, mở rộng quan hệ, tiếp nhận thông tin mới từ các ngành khoa học liên quan ngoài trường (qua hình thức mời giảng, tổ chức các cuộc nói chuyện, trao đổi học thuật, nghe báo cáo khoa học với các chuyên gia đầu ngành. ằ.)

Đẻ có thể tiến tới việc giảm bớt giò' lên lớp lý thuyết và tăng giò' tự học, tăng tính chủ động cho sinh viên, giúp sinh viên phát triển tư duy sáng tạo trong học tập, theo chỉ đạo chung của nhà trường, giảng viên đã đầu tư để thay đổi phương pháp giảng dạy, áp dụng các phần mềm dạy học, sử dụng các trang

thiết bị hiện đại trong giảng dạy (projector, video, các phương tiện nghe nhìn.ẻ.), tăng cường thảo luận, cung cấp đầy đủ giáo trình, đề cương chi tiết môn học, giới thiệu tài liệu tham khảo để sinh viên có thể tự học ngoài giờ lên lớp...

Các Hội nghị, Hội thảo, xeminar về đổi mới phương pháp giảng dạy theo hệ thống tín chỉ cũng được triển khai từ cấp trường, khoa cho đến bộ môn. Qua đây eiảng viên n h ậ n th ứ c rõ h ơ n h ìn h th ứ c đ à o tạ o n à y đ ế c ó n h ữ n g b iệ n p h á p điều chỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù họp.

Biện pháp thống kê, điều tra thăm dò giảng dạy môn học cũng đã được nhà trường chuẩn bị. Việc thống kê, xử lý những phiếu thăm dò giúp cho các cấp quản lý đào tạo nắm bắt được tình hình tiếp thu môn học của sinh viên, mức độ hữu ích của môn học, qua đó Khoa chuyên ngành hoặc giảng viên có thê tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy, nội dung bài giảng, thậm chí tác phoim lên lớp cho phù hợp hơn với yêu cầu học tập của sinh viên.

Tuy đã có những thay đổi tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng đánh giá chung vẫn còn nhiều hạn chế, đó là :

- Phương pháp giảng dạy ở một số giảng viên vẫn mang tính truyền thống, vẫn còn như một lối mòn khó thay đối, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thê xoá được trong một thời gian tới, thực trạng phần lớn vẫn là phương pháp diễn giảng, thuyết trình, đọc-chép, cách kiểm tra đánh giá của giảng viên cũng chỉ dừne, lại"?/ những kiến thức mà giảng viên cung cấp vì thế không tạo động lực cho sinh viên tự nghiên cứu, tìm tài liệu học tập, chưa chú trọng đến việc hướng dẫn sinh viên tự học, các tiết thảo luận chưa đạt yêu cầu về chất lượng.

- Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điếm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông

tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thế phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.

- Một bộ phận giảng viên còn chưa chú trọng đến việc giới th iệ u tài liệu, giao nhiệm vụ, yêu cầu và hướng dẫn sinh viên trong việc tìm kiếm, sử dụng tài liệu trong học tập. Có những giảng viên đã quan tâm, thực hiện vấn đề này nhung không kiếm tra, đôn đốc sinh viên thực hiện dẫn đến chất lượng hiệu quả sử dụng tài liệu thấp.

- Việc sử dụng công nghệ thông tin đế đối mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Một số giảng viên trẻ đã ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào dạy học như trình chiếu prọịector, tuy nhiên trong giờ dạy chưa có phương pháp nghiệp vụ sư phạm tốt dẫn đến sinh viên thụ động với cách dạv của giảng viên, vai trò tương tác giữa giảng viên-sinh viên ít, dẫn đến sự tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Có một số sinh viên phản ánh là có cảm tưởng như “xem video” trong mỗi tiết học. Điều này vẫn xảy ra ở một số giảng viên trẻ mới về trường, chưa có kinh nghiệm nhiều trong nghiệp vụ sư phạm.

- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằne, phương tiện chiếu projector, ... còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.

- Các giờ thực hành-thí nghiệm rất quan trọng trong việc giúp sinh viên tự kiêm chứng các nội dung lý thuyết, tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học, tuy nhiên ở một số bộ môn, một số giảng viên hướng dẫn thí nghiệm chưa chú trọng được điều này. v ẫ n còn hiện tượng cắt xén giờ dạy, thời gian thực hành ít, hóa chất-thiết bị không đảm bảo dẫn đến kết quả thực hành không đạt yêu cầu.

* Kiếm tra - đánh giá :

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là việc tiến hành xem xét mức độ đạt được các mục tiêu học tập đối với từng học phần cụ thể và mục tiêu của cả khóa học.

Việc đánh giá kết quả học tập không chỉ có mục đích duy nhất là khẳng định thành quả học tập của một sinh viên nào đó mà nó còn cung cấp thông tin phàn hồi về kết quả giảng dạy của giảng viên, chất lượng và hiệu quả của chương trình đào tạo. Ket quả đánh giá có thể cung cấp cho giảng viên cách nhìn cụ thể để điều chỉnh phương pháp giảng dạy.

Theo Quy định cụ thể hóa một số điều Quy chế 43 đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Hiệu trưởng nhà trường thì các nội dung trong kiếm tra, đánh giá được cụ thể hóa như sau :

- Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau tùng học kỳ qua các tiêu chí sau:

+ Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).

+ Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình chung của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó tính theo thang điểm 4, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.

+ Khối lượng kiến thức tích luỹ là tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánhf*iá theo thang điểm chữ đạt từ điểm D trở lên tính từ đầu khoá học.

+ Điểm trung bình chung tích luỹ là điếm trung bình chung tính theo thang điểm 4 của các học phần, được đánh giá bằng các điểm chữ đạt từ điểm D trở lên mà sinh viên đã học, tính từ đầu khoá học cho tới thời điểm được xem

xét.

- Thang điểm đánh giá kết quả học tập của sinh viên được quy định :

Điêm chữ Điêm 10 tương ứng Q uy ra thang điêm 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A 8 ,5 - 1 0 4

B 7,0 - 7,9 3c+ 6 ,5 - 6 ,9 2,5 c+ 6 ,5 - 6 ,9 2,5 c 5 ,5 - 6 ,4 2 D+ 5 ,0 - 5 ,4 1,5 D 4 ,0 - 4 ,9 1 F < 4 ,0 0

Đối với từng học phần, việc đánh giá kết quả học tập được tiến hành thường xuyên trong cả học kỳ, với các thành phần (bộ phận) như sau :

- Các hoạt động trên lóp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận).

- Tự học ở nhà (qua số lượng và chất lượng bài tập, phát biểu thảo luận trên lóp).

- Làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tế chuyên môn - Bài kiểm tra thường xuyên giữa học phần

- Bài thi kết thúc học phần

Trong phần thi kết thúc học phần: ngoài những hình thức thi, kiểm tra truyền thống như thi tự luận, vấn đáp... nhà trường còn áp dụng nhiều hình thức thi cử khác giúp đánh giá được khả năng tự học hỏi, sự phát triến tư duy, năng lực sáng tạo của sinh viên trong học tập như: cho viết tiểu luận, bài tập lớn, làm xeminar chuyên đề, làm bài thi trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo d (Trang 53 - 58)