- Hình thức tổ chức cách oạt động học tập theo nhóm, thảo luận chưa được chú trọng đúng mức Một số giảng viên chưa có yêu cầu, bài tập cụ thể để sinh
12. 012 8 Tông sô máy tính của trường: Cái 9 8
2.2.6.2. Thực trạng khai thác sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết phục vụ đào tạo theo hệ thống tín chỉ
tạo theo hệ thống tín chỉ
Quản lý cơ sở vật chất, phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành hiện nay là vấn đề được quan tâm nhiều trong quá trình đối mới công tác quản lý ở trường Đại học Vinh. Mặc dù, ở các khoa thực nghiệm và một số đơn vị khác có trang thiết bị và máy móc hiện đại như ở khoa Vật lý, Hoá học, Sinh học,
CNTT, Công nghệ, Nông - Lâm - Ngư, nhưng sau khi đưa vào sử dụng đã lộ nhiều khiếm khuyết. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Bộ máy quản lý chưa hoàn thiện, các phòng chức năng chưa nhập cuộc. Riêng đoi với phòng học thường xẩy ra tình trạng: thiếu phòng học do nhu cầu ngày một nhiều và một phần do bố trí thời khoá biếu chưa hợp lý, cơ chế quản lý lỏng lẻo đã gây ra tình trạng mất mát, hỏng hóc thiết bị. Mặt khác, do chưa xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường; chưa xây dựng được các nguyên tắc, quy định cụ thể của việc sử dụng thiết bị công nghệ thông tin và bài giảng điện tử trong dạy học; chưa có kế hoạch mở các khoá ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức về nguyên tắc sử dụng thiết bị cho bài giảng điện tử, về kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho học sinh, sinh viên; đội nẹũ nhân viên quản lý phòng học chủ yếu làm việc bằng tự học và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình hoạt động mà chưa được học một cách bài bản quy trình quản lý phòng học.
- Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch dự trù kinh phí cho việc sửa chừa, mua sắm hoặc bổ sung thiết bị dạy học đã bị hư hỏng nặng, tình trạng máy móc hỏng chờ sửa chữa đã ảnh hưởng đến giờ giảng của giảng viên, chất lượng giờ giảng bị giảm. Việc chỉ đạo tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học tuy có quan tâm thực hiện nhưng thiếu đồng bộ, gây tốn kém, lãng phí và kém hiệu quả.
Hiện tại có hơn 19.000 HS-SV và học viên cao học học tập tại trường. Thời khoá biểu học kỳ phân chia lóp học theo các khoa, ngành đào tạo.
Nhu cầu sử dụng phòng học có máy chiếu tăng nhanh vượt quá khả năng đáp ứng của nhà trường, trong khi đó nhà trường chỉ có khoảng 20 phòng học đa chức năng, chưa kế đến một số giảng viên sử dụng phương tiện dạy học đơn lẻ như máy chiếu qua đầu, máy chiếu vật thể...
Khả năng sử dụng phòng học đa chức năng của một số giảng viên chưa thuần thục, chưa đúng thao tác kỹ thuật nên hiện tượng làm hư hỏng máy móc hoặc giảm tuổi thọ của thiết bị xẩy ra, làm giảm hiệu suất sử dụng phòng học.
Do tầm quan trọng của cơ sở vật chất và trang thiết bị trong giáo dục và đào tạo mà các cấp quản lý ngày càng quan tâm đến hiệu quả, hiệu suất trong quá trình sử dụng. Trong thời gian gần đây các cấp quản lý đã thực sự chú ý đến công tác quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị, tuy vậy còn có những hạn chế cần khắc phục:
- Khả năng khai thác cơ sở vật chất còn hạn chế; một số phòng thí nghiệm, thực hành chưa sử dụng hết công suất.
- Thiết bị quá cũ, lạc hậu nên hoạt động không ổn định, hỏng hóc trục trặc thường xuyên. Các thiết bị này cần được đầu tư thay thể.
- Thiếu về chủng loại và số lượng. Một sổ bài thí nghiệm không có thiết bị, mô hình cho học sinh thực tập, trong trường hợp như vậy giảng viên chỉ diền giải bằng lời nói.
- Tình trạng chất lượng trang thiết bị: M ột số thiết bị kém chất lượng, vừa mới đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa, thậm chí không thể sửa chữa được.
- Chế độ báo cáo thống kê hiện nay chưa làm sáng tỏ bức tranh thực tế về cơ sở vật chất và trang thiết bị, chưa vạch ra được vốn đầu tư cơ bản và việc thực hiện đầu tư này. Lượng thông tin báo cáo về thiết bị còn hạn chế nên việc xử lý thông tin không kịp thời và thiếu chính xác.
- Việc kiểm kê đánh giá khấu hao tài sản hằng năm vẫn được làm trên giấy tờ nhưng xử lý sau kiêm kê thì còn chậm.
- Việc sửỂ chữa kịp thời các trang thiết bị là đế tạo ra sự hoạt động bình thường trong nhà trường. Bởi vậy, cần phải đưa ra định mức tiêu chuẩn và nhừng nguyên tắc phân phổi tiền cho sửa chữa cơ bản và sửa chữa thường xuyên và phải tính đến nguồn vật chất cần thiết cho mục đích này.
- Cần phải lập được định mức thời hạn sử dụng của thiết bị, nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc sử dụng trang thiết bị.
Thực tiễn chỉ ra rằng: Năng lực quản lý toàn diện cũng như chuyên sâu cùa đội ngũ quản lý là rất quan trọng. Tuy nhiên sự hiểu biết về lý luận, thực tiễn trong công tác quản lý thiết bị dạy học còn quá ít ỏi. Thực sự rất ít cán bộ, giảng viên coi thiết bị dạy học là yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện thành
còna chương trình giáo dục - đào tạo, rằng chất lượng dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và phương tiện dạy học.
Từ những thực trạng về cơ sở vật chất của trường Đại học Vinh giúp cho người quản lý thấy được bức tranh tổng thể cần giải quyết. Khắc phục những bất cập giữa cơ sở vật chất và quy mô đào tạo của nhà trường (phòng học, phòng, thí nghiệm, thực hành..). Đe tăng cường và từng bước đồng bộ hoá cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cần giải quyết các nội dung sau:
- Mở rộng quy mô xây dựng các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành. - Đồng bộ hoá các thiết bị dạy học.
- Nâng cấp đồng bộ các yếu tố, điều kiện tác động trực tiếp để đáp ứng yêu cầu và nâng cao chất lượng bồi dưỡng và sử dụng thiết bị dạy học.
- Xây dựng các phòng học bộ môn.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng về công tác thiết bị dạy học, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học có áp dụng thiết bị dạy học.
- Quy hoạch, kế hoạch hoá công tác xây dựng đội ngũ cán bộ và nhân viên phụ trách thiết bị.
- Tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong giáo viên và học sinh, sinh viên.