Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 85 - 88)

a. Đối thủ cạnh tranh ngoài nước

Thái Lan: là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam ở rất nhiều mặt

hàng trong đó bao gồm cả thủy sản, là nhà cung cấp lớn một số mặt hàng như

tôm, cá ngừ, cá da trơn… Thị trường xuất khẩu số 1 của Thái Lan là Mỹ, chiếm khoảng 36% về giá trị, đứng thứ 2 là Nhật Bản, chiếm 28%. Top 10 thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Thái Lan chiếm hơn 85% trong cơ

cấu thị trường, 8 thị trường còn lại bao gồm Canada, Anh, Italia, Australia,

Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp. Hiện tại, Thái Lan là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về mặt hàng tôm thẻ chân trắng trên thị trường Nhật Bản, EU… Với chiến lược phát triển tập trung vào một số mặt hàng có thế mạnh,

xác định tốt thịtrường trọng điểm, ngành công nghiệp thủy hải sản Thái Lan còn thể hiện sự ưu việt hơn trong kiểm soát chi phí, tổ chức và định hướng hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới. Mặt khác, Thái Lan còn được ưu đãi với mức thuế rất thấp khi xuất khẩu tôm vào Mỹ. Chính vì thế, các sản phẩm thủy sản của Thái Lan cũng cạnh tranh khá gay gắt về giá với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó có công ty

Cases.

Trung Quốc: là một trong những đối thủ mạnh của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và của Cases nói riêng. Mặt hàng thủy sản

xuất khẩu của công ty bị các doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt ở

các thị trường Nhật Bản, EU, Hồng Kông… Mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc là cá fillet, các loại giáp xác và nhuyễn thể chế biến, cá đông

lạnh… Ngoài ra, Trung Quốc còn cạnh tranh trong việc mua nguyên liệu thủy sản của Việt Nam làm giá nguyên liệu tăng cao, kéo theo giá xuất khẩu tăng,

làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, giá xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc rẻhơn Việt Nam do nước này có trợ giá 10% hoàn trả cho nhà xuất khẩu, các khoản chi phí sản xuất như: chi phí điện năng, giá

nhân công, chi phí vận tải cũng rẻhơn so với Việt Nam. Đây là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quá trình phát triển xuất khẩu trên thịtrường thế giới.

Indônêxia: đây là nước xuất khẩu thủy sản lớn của Châu Á sang các thịtrường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU…, là một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam ở các mặt

hàng như cá tra, tôm… Xuất khẩu tôm của Indônêxia sang Nhật càng có lợi thếhơn khi Hiệp định Hợp tác Kinh tế (EDA) giữa Nhật và Indônêxia được ký kết với mức thuế nhập khẩu bằng 0.

Ấn Độ: tôm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu chính chiếm gần 44% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước này. Các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Ấn Độ là EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ. Sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhằm phát triển thị phần ở

những thị trường lớn này là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như đối với công ty Cases.

b. Đối thủ cạnh tranh trong tỉnh

Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có rất nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn như Nam Việt (An Giang), Agifish (An Giang), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp)… Sựra đời của ngày càng nhiều các công ty mới làm tăng sức cạnh tranh, nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu tăng cao. Tỉnh Cà Mau cũng là nơi tập trung nhiều công ty xuất khẩu thủy sản quy mô lớn, trởthành đối thủ cạnh tranh của công ty hiện nay là

công ty Minh Phú, Camimex, Phú Cường, Quốc Việt…

Minh Phú: công ty Minh Phú là doanh nghiệp chế biến thủy sản

đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ “GLOBAL GAP” do Intertek Vietnam cấp. Đây là chứng chỉ về chất lượng, an toàn, vệ sinh cho việc sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả thủy hải sản trên toàn thế giới. Công ty luôn chú trọng vấn đề đầu tư công nghệ, máy móc, trang thiết bị hiện đại, áp dụng hệ thống quản lí chất lượng tiên tiến theo hệ thống HACCP, GMP, SSOP, ISO

9001:2000, BRC và ACC trong quy trình sản xuất khép kín của mình. Hơn

nữa, Minh Phú còn là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong chiến dịch huy động, giữ gìn và phát huy hiệu quả chất xám, nhờ đó tạo được sự

phát triển mạnh mẽ của công ty như hiện nay. Việc nhận chứng chỉ “GLOBAL

GAP” đã chứng minh sản phẩm của Minh Phú luôn an toàn, đảm bảo, đạt chứng chỉ chất lượng cao và được khách hàng tín nhiệm. Qua đó, công ty đã khẳng định được vị trí, uy tín của mình trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản không những ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, đặc biệt công ty

đã có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm là thịtrường Châu Âu.

Camimex: đây là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ngành sản xuất thủy sản xuất khẩu của tỉnh Cà Mau. Công ty hiện có đội ngũ

cán bộ nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp, có nhiều lao động lành nghề, xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm của

công ty đa dạng và có chất lượng cao, công ty đã góp phần không nhỏ làm

thay đổi bộ mặt ngành xuất khẩu thủy sản của tỉnh nhà. Trong thời gian qua, công ty đã xây dựng và áp dụng nhiều biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, đồng thời không ngừng mở rộng và nâng cấp nhà

xưởng tại các xí nghiệp. Hiện tại, toàn bộ các nhà máy trực thuộc của công ty

đều đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thực phẩm và có Code xuất hàng sang

Châu Âu. Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO

9001:2000, BRC và được tổ chức tư vấn đánh giá. Do đó, chất lượng sản phẩm công ty luôn được giữ vững và ngày càng nâng cao. Sản phẩm mang

thương hiệu Camimex đã được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, ưa

chuộng. Sản phẩm đạt nhiều giải thưởng và huy chương vàng tại các kỳ hội chợtrong và ngoài nước.

Quốc Việt: đây là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ tôm ra thị trường thế giới mà được các nhà nhập khẩu đánh giá cao. Với uy tín về chất lượng và VSATTP, thương hiệu Quốc Việt ngày càng có mặt ở nhiều thị trường lớn. Công ty thủy sản Quốc Việt kinh doanh tổng hợp đa ngành nghề nhưng chế biến thủy sản xuất khẩu vẫn là chủ lực. Hiện công ty có một dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu với tổng công suất lên đến hơn 10 nghìn tấn/ năm. Đến nay, các sản phẩm từ tôm của Quốc Việt đã được xuất khẩu sang thị trường các nước Nhật Bản, Australia, Châu Âu, Canada, Hàn Quốc… Nhờ có vùng nguyên liệu ổn định, chủđộng khâu thu mua nguyên liệu, cùng với công nghệ chế biến hiện đại nên sản phẩm của Quốc Việt có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và cả thế giới.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 85 - 88)