Tình hình xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 6/2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 56 - 59)

ĐOẠN 2010 – 6/2013

Cà Mau là tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có thế mạnh về xuất khẩu nông – thủy sản. Trong suốt những năm qua, xuất khẩu thủy sản

đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 37 nhà máy chế biến thủy sản, với 33 nhà máy chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, với tổng công suất 180.000 tấn/năm, trong đó chế biến hàng xuất khẩu 157.000 tấn/năm (Hội Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau, 2011). Trước những biến động của tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước, tình hình xuất khẩu thủy sản của tỉnh hiện nay cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Phân tích về sản lượng và kim ngạch để thấy rõ hơn tình hình xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau trong những năm gần đây.

Bảng 4.4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau giai

đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 6 th 2012 6th 2013 2012/2011 6 th 2013/ 6th 2012 +/- % +/- % Sản lượng (tấn) 87.334 86.750 39.889 40.655,1 (584) (0,67) 766,1 1,92 Kim ngạch (ngàn USD) 897.854 887.678 417.845 405.120 (10.176) (1,13) (12.725) (3,05)

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Cà Mau)

Cà Mau là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để

phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản, với chiều dài bờ biển trên 254 km, diện tích ngư trường khoảng 70.000 km2 , diện tích nuôi trồng thủy sản trên 270.000 ha (trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 240.000 ha).

đa dạng các nguồn thủy hải sản. Chính vì thế, thủy sản luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn. Sản phẩm thủy sản Cà Mau ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường theo hướng ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy, thủy sản Cà Mau

luôn đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm có uy tín, chất

lượng nên được nhiều khách hàng trên thế giới ưa chuộng. Năm 2009, do tình hình suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, nơi tiêu thụ chủ lực mặt hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng, tình hình xuất khẩu thủy sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn và đang dần được phục hồi trở lại trong những năm trở lại đây.

Năm 2010 được xem là một năm thành công của ngành thủy sản Việt Nam khi thiết lập con số kỷ lục mới với kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD,

được xếp vào top 6 nước có nền xuất khẩu thủy sản lớn nhất toàn cầu. Riêng

Cà Mau, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 850 triệu USD,

tăng trưởng 7 – 8%/ năm, kết quảđó là do thời gian qua thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng và ổn định trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt 897.854 ngàn USD

vượt 7% kế hoạch, tăng 6,5% so với năm 2010, sản lượng xuất khẩu đạt 87.334 tấn. Từ những con số trên cho thấy, mặc dù sản lượng thủy sản có giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng và vượt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính là do giá các mặt hàng thủy sản trong năm tăng liên tục, nông dân có lãi nhiều, kích thích sản xuất phát triển. Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh

hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là giai đoạn có sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút nguồn nhân lực, thu mua nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, khách

hàng… Trong năm này, tình hình nguyên liệu vẫn tiếp tục thiếu, đa số các nhà máy chỉ hoạt động trên 40% công suất, giữa các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh cạnh tranh nguyên liệu gay gắt. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lại không lãi nhiều, do lãi suất ngân hàng cao, việc tiếp cận nguồn vốn cũng hạn chế hơn so với trước đây. Các ngân hàng đồng loạt thắt chặt tín dụng và tăng trần lãi suất. Nhiều doanh nghiệp thủy sản chỉ hoạt động cầm chừng. Năm 2011 được xem là năm khó khăn đối với nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản cảnước, tuy nhiên với mức kim ngạch và sản lượng đạt được là một thành tích rất đáng khích lệ của tỉnh.

Năm 2012, tình hình nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau gặp nhiều khó khăn. Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh ước đạt

420.500 tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu đạt 86.750 tấn, giảm 0,67% so với

năm 2011. Khí hậu diễn biến thất thường, dịch bệnh liên tục diễn ra và tràn lan, nguyên liệu kém chất lượng, ô nhiễm môi trường là những yếu tố khiến sản lượng theo đó cũng sụt giảm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 887.678 ngàn USD, giảm 1,13%. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu nguyên liệu cũng như

chất lượng nguyên liệu chưa được kiểm soát triệt để. Trong khi đó, những mâu thuẫn bất cập về cung – cầu nguyên liệu, phòng trị bệnh tôm chết vẫn chưa có

giải pháp hữu hiệu dẫn đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong năm này, giá tôm liên tục biến động, thiếu công nhân lao động, lãi suất ngân hàng tăng 20%/năm đang là những thách thức lớn của ngành. Cùng với đó, vấn đề VSATTP cũng là một rào cản không nhỏ ảnh

hưởng đến tình hình xuất khẩu của tỉnh. Có hơn 30% doanh nghiệp thủy sản

rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ khiến cho ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản gặp không ít khó khăn.

Tình hình xuất khẩu thủy sản hiện nay của tỉnh có nhiều tín hiệu khả quan. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng xuất khẩu thủy sản đạt 40.655,1 tấn, tăng 1,92% so với cùng kỳnăm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 405.120 ngàn USD, giảm 3,05%. Hiện nay, nhu cầu thủy sản trên thế giới tăng

mạnh do nguồn cung cấp thủy sản ở một sốnước sụt giảm, đặc biệt là tôm cỡ

lớn, vốn là thế mạnh của nước ta. Tình trạng thiếu tôm nguyên liệu tại các nhà

máy đang dần được khắc phục. Đây cũng là kết quả của việc tỉnh đã áp dụng hình thành những vùng nuôi tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng. Hơn nữa, thịtrường xuất khẩu liên tục được mở rộng, cộng với nguồn tôm nuôi ở tỉnh đang phục hồi nhờ khống chế được dịch bệnh, từ đó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giúp các doanh nghiệp chủ động việc ký hợp đồng với nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, giá thành làm ra sản phẩm xuất khẩu cao do giá xăng, dầu, điện, nguyên liệu chế biến và những hàng hóa thiết yếu khác phục vụ cho chế biến xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu giảm. Với 3 khâu đột phá là mở rộng thịtrường xuất khẩu, tháo gỡkhó khăn về vốn, giải quyết hàng tồn kho, tỉnh Cà Mau đang chạy đua trong những tháng cuối năm nhằm nỗ lực đạt 1 tỷ USD xuất khẩu thủy sản trong năm 2013.

Hiện nay, hàng thủy sản xuất khẩu của Cà Mau đã có mặt ởhơn 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chính là: Mỹ, Nhật, EU, Australia, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc, Hồng Kông… Chủ trương hiện nay của tỉnh là giữ vững ổn định thịtrường xuất khẩu truyền thống , bên cạnh còn phải mở rộng nhiều thị trường khác, đưa thủy sản Việt Nam cạnh tranh với những nước có thế mạnh xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Các doanh nghiệp đang tập trung nâng cao chất lượng mặt hàng chế biến trước yêu cầu

ngày càng cao của thịtrường, đặc biệt là đứng vững trước sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực: Thái Lan, Indonexia… Tỉnh Cà Mau đã và

đang có những chiến lược lâu dài cho việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủy sản để ngành này phát triển ổn định và bền vững, luôn là ngành kinh tế

mũi nhọn của tỉnh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 56 - 59)