Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 63 - 71)

Các mặt hàng chủ yếu công ty xuất khẩu theo yêu cầu hợp đồng bao gồm: chả cá, tôm, mực. Tuy mỗi năm sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu của các mặt hàng có sự biến đổi nhưng nhìn chung chả cá luôn là mặt hàng chủ lực, xếp vị trí thứ hai là tôm và thứ ba là mực.

Bảng 4.6: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Cases theo từng mặt hàng giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị: tấn Loại hang Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Chả cá 8.169,89 8.280,60 8.196,98 110,71 1,36 (83,62) (1,01) Tôm 3.379,91 4.975,77 6.488,49 1.595,86 47,22 1.512,72 30,40 Mực 969,27 558,82 398,63 (410,45) (42,35) (160,19) (28,67) Tổng 12.519,07 13.815,19 15.084,10 1.296,12 10,35 1.268,91 9,18

(Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

65.26 59.94 54.34 27 36.02 43.02 7.74 4.04 2.64 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chả cá Tôm Mực

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

Hình 4.1: Cơ cấu sản lượng thủy sản xuất khẩu theo mặt hàng của công ty

Bảng 4.7: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Cases theo từng mặt hàng

giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: tấn Loại hàng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch +/- % Chả cá 3.893,05 3.999,55 (106,50) (2,74) Tôm 2.930,30 3.236,71 306,41 10,46 Mực 183,58 177,18 (64) (3,49) Tổng 7.006,93 7.413,44 406,51 5,80

(Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

55.56 53.95 41.82 43.66 2.62 2.39 0% 20% 40% 60% 80% 100% 6th 2012 6th 2013 Chả cá Tôm Mực

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

Hình 4.2: Cơ cấu sản lượng thủy sản xuất khẩu theo mặt hàng của công ty

Bảng 4.8: Kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng của công ty Cases giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị: ngàn USD Loại hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Chả 15.952,89 17.933,21 18.328,86 1.980,32 12,41 395,65 2,48 Tôm 27.725,68 47.919,54 57.606,14 20.193,86 72,83 9.686,60 20,21 Mực 2.676,64 2.175,25 1.540,42 (501,39) (18,73) (634,83) (29,18) Tổng 46,355,21 68.028,00 77.475,42 21.672,79 46,75 9.447,42 13,89

(Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

34.41 26.36 23.66 59.81 70.44 74.35 5.78 3.2 1.99 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chả cá Tôm Mực

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

Hình 4.3: Cơ cấu kim ngạch thủy sản xuất khẩu theo mặt hàng của công ty

Bảng 4.9: Kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng của công ty Cases giai

đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: ngàn USD Loại hàng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch +/- % Chả cá 8.896,25 8.468,31 (427,94) (4,81) Tôm 27.218,78 29.722,03 2.503,25 9,20 Mực 691,97 389,66 (302,31) (43,69) Tổng 36.807 38.580 1.773 4,82

(Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

24.17 21.95 73.95 77.04 1.88 1.01 0% 20% 40% 60% 80% 100% 6th 2012 6th 2013 Chả cá Tôm Mực

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

Hình 4.4: Cơ cấu kim ngạch thủy sản xuất khẩu theo mặt hàng của công ty

Chả cá

Về sản lượng: đây là mặt hàng truyền thống của công ty. Hiện tại, công ty đang sản xuất và xuất khẩu chả cá đông lạnh chất lượng cao.

Trong đó, loại hàng chính là mặt hàng surimi xuất khẩu qua Nhật Bản, chủ

yếu để chế biến lại thành giả tôm, giả cua và chả cá viên. Công ty có hai nhà máy sản xuất surimi tại hai cảng cá ở Cà Mau và Kiên Giang. Hiện nay, Cases

là công ty đứng đầu về xuất khẩu surimi ởCà Mau. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 8.169,89 tấn, chiếm 65,26% tổng sản lượng xuất khẩu. Mặt hàng này chủ yếu được xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu. Đây

là những khách hàng lâu năm của công ty. Sang năm 2011, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này tăng lên nhưng không đáng kể chỉ 8.280,60 tấn, tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1,36% so với năm 2010, chiếm 59,94% trong cơ cấu tổng sản lượng xuất khẩu. Trong năm này, công ty đã mất đi một đối tác làm ăn lớn từ Nhật Bản nên sản lượng xuất khẩu chả cá sang Nhật Bản giảm đáng kể. Bù lại là công ty

đã nhận được đơn đặt hàng với giá trị hợp đồng cao từ một sốnước Châu Âu, cụ thể là Anh và Pháp. Do đó sản lượng có tăng nhẹ. Con số này giảm nhẹ vào

năm 2012 đạt 8.196,98 tấn, giảm 1,01% so với 2011, tỷ trọng giảm xuống còn 54,34%. Mặc dù công ty đã mở rộng thị trường sang Nga và các nước Đông

Âu, tuy nhiên sản lượng vẫn giảm do nhu cầu từ các thịtrường truyền thống là Hàn Quốc và Nhật Bản đã giảm xuống. 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng của nó chiếm 53,95% tổng sản lượng xuất khẩu. Có thể thấy mặt hàng chả cá là mặt hàng truyền thống của công ty, cũng là mặt hàng thế mạnh trong thời gian

trước. Tỷ trọng sản lượng xuất khẩu của mặt hàng này luôn chiếm hơn 50% trong cơ cấu tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên, tỷ trọng này có

xu hướng giảm trong thời gian tới khi nhu cầu về mặt hàng này có dấu hiệu suy giảm, đồng thời với chiến lược kinh doanh mới của mình, công ty tập

trung đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tôm đầy tiềm năng, có giá trịgia tăng cao

do khắc phục được nguồn tôm nguyên liệu đầu vào.

Về kim ngạch: có thể thấy mặc dù mặt hàng này chiếm tỷ trọng

cao trong cơ cấu sản lượng xuất khẩu nhưng lại chiếm tỷ lệ tương đối thấp

trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu. Điều này có thể thấy giá xuất khẩu của mặt hàng này không cao, mức tăng trưởng thấp. Kim ngạch xuất khẩu chả cá

Surimi tăng từ năm 2010 đến 2012. Cụ thể: năm 2010, kim ngạch mặt hàng

này đạt 15.952,89 ngàn USD, tỷ trọng kim ngạch là 34,41%. Năm 2011, kim

ngạch tăng mạnh đạt 17.933,21 ngàn USD và tiếp tục tăng vào năm 2012

18.328,86 ngàn USD với tỷ trọng lần lượt tăng là 26,36% và 23,66%. Được biết, mặt hàng này của công ty nhận được phản hồi tốt từ khách hàng. Công ty sử dụng mức giá xuất khẩu tương đối thấp đối với mặt hàng này để thu hút sự

chú ý của các nhà nhập khẩu. Đến nay, cái tên chả cá Surimi của công ty

Cases đã khá quen thuộc với khách hàng. Kim ngạch xuất khẩu của nó đã tăng lên nhưng không đáng kể, dao động từ2,48% đến 12,41%. Năm 2009, công ty đã đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến chả cá ở Sông Đốc với máy móc, thiết bị hiện đại làm tăng công suất chế biến đồng thời chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao. Có được lòng tin, sự tín nhiệm khách hàng, công ty đã nâng giá xuất khẩu chả cá lên để bù đắp chi phí sản xuất, đó cũng là chiến

lược chứng tỏ sản phẩm công ty thật sựđạt chất lượng. Cùng với sản lượng, tỷ

trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đang có xu hướng giảm trong cơ

cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đến 6 tháng năm 2013, tỷ trọng này giảm còn 21,95%. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm nhẹ do công ty

đang nỗ lực đầu tư vào mặt hàng tôm đang có nhiều triển vọng.  Tôm

Về sản lượng: Tôm là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 2 của công ty sau chả cá. Các mặt hàng tôm xuất khẩu bao gồm: tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, sắt PD, PUD, PDTO, HOSO,EZP NOBASHI đông block, IQF. Đây là mặt hàng có biến động lớn nhất và tạo được sựđột phá, được đánh giá là đầy triển vọng, có khả năng đem lại lượng doanh thu khá lớn cho công ty. Mặt hàng tôm các loại của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các thịtrường Châu Âu, Australia, một sốnước EU, Hàn Quốc…Trong đó, tôm cỡ lớn chủ yếu cho thị trường Châu Âu, còn cỡ nhỏ cho các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc. Năm 2010, công ty đã xuất khẩu 3.379,91 tấn, chiếm 27% tổng sản lượng xuất khẩu. Sang năm 2011, tình hình xuất khẩu tôm tăng mạnh, đạt 4.975,77 tấn,

tăng 1.595,86 tấn, mức tăng 47,22% so với năm 2010, đẩy tỷ trọng tăng lên đến 36,02%. Sự tăng lên đáng kể của sản lượng là do trong năm này công ty đã bắt đầu mở rộng quan hệ làm ăn, ký một số hợp đồng lớn với đối tác Đài

Loan, Ai Cập. Đây là một thành công lớn của công ty khi mà tình trạng thiếu tôm nguyên liệu vẫn đang diễn ra nhưng công ty đã linh hoạt xử lý tình huống

khó khăn đó. Năm 2012, sản lượng tiếp tục tăng cao, đạt 6.488,49 tấn, chiếm 43,02% tổng sản lượng xuất khẩu. Thịtrường xuất khẩu không thay đổi nhiều

trong năm này, công ty vẫn ký kết làm ăn với các đối tác cũ. Đến thời điểm 6

tháng đầu năm nay, sản lượng vẫn tăng nhẹ, đạt 3.236,71 tấn, chiếm 43,66%

trong cơ cấu sản lượng xuất khẩu. Thời điểm này, công ty mở rộng xuất khẩu sang thị trường Nga. Với chiến lược kinh doanh mới của mình, tập trung đầu

tư vào mặt hàng giá trị gia tăng, sản lượng tôm xuất khẩu của công ty đã có

bước đột phá đáng kể. Điều này cho thấy sự nỗ lực không ngừng của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong giai đoạn nguồn tôm nguyên liệu bị thiếu trầm trọng. Dễ nhận thấy rằng, sản lượng xuất khẩu tôm tăng qua các năm đã làm cho tỷ trọng mặt hàng này

trong tổng sản lượng xuất khẩu tăng lên đáng kể từ 27% lên đến 43,66%.

Lượng đơn đặt hàng mặt hàng này tăng cao trong khi nguồn tôm nguyên liệu thì bị thiếu hụt do việc nuôi tôm của nông dân gặp khó khăn vì thời tiết thất

thường và dịch bệnh phát sinh, dẫn đến tôm bệnh và chết hàng loạt. Thêm vào

đó, tình trạng tranh giành nguyên liệu giữa các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong tỉnh diễn ra mạnh mẽ, do đó, công ty đã cố gắng khắc phục, xây dựng thêm vùng nuôi nguyên liệu sạch để xuất khẩu hết sản lượng tôm có thể.  Về kim ngạch: qua hình 6 có thể thấy giá trị kim ngạch thu được từ mặt hàng này rất cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2010, xuất khẩu tôm đạt kim ngạch 27.725,68 ngàn USD, chiếm 59,81% tổng kim ngạch. Năm 2011 là năm rất thành công khi kim ngạch mặt hàng tôm xuất khẩu đạt rất cao 47.919,54 ngàn USD, tăng

20.193,86 ngàn USD, mức tăng 72,83% so với năm 2010, dẫn đến tỷ trọng

tăng lên, chiếm 70,44%. Sang năm 2012, tình hình lại tiếp tục khả quan, kim ngạch tăng so với năm 2011, đạt 57.606,14 ngàn USD, tăng 9.686,60 ngàn

USD, mức tăng 20,21% so với năm 2011, tỷ trọng tiếp tục tăng lên đến

74,35%. Đến năm 2013, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn không ngừng tăng, chiếm 77,04% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là mặt hàng mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho công ty. Giá hợp đồng xuất khẩu tôm không những ổn định mà còn tăng vào năm 2012. Hơn nữa, do nắm được nhu cầu của thị trường, tình hình kinh tế của các nước cũng gặp khó khăn nên họ

tạm thời ngưng sử dụng các sản phẩm tôm cao cấp, đắt tiền mà chuyển sang sử

dụng các mặt hàng tôm truyền thống, giá rẻ. Công ty đã đáp ứng được nhu cầu

đó. Điều này đã làm cho tỷ trọng trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công

ty gia tăng đáng kể, vượt xa khỏi mặt hàng chả cá truyền thống của công ty.

Đây là hướng đi đúng đắn của Cases. Có thể thấy trong tình hình nguồn tôm nguyên liệu đầu vào khan hiếm đẩy giá nguyên liệu tăng cao, công ty đã chủ động khắc phục khó khăn, tập trung chế biến và xuất khẩu mặt hàng tôm đông

lạnh để đáp ứng các đơn đặt hàng. Mặt hàng này kinh doanh ngày càng có hiệu quả làm cho tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nó tăng mạnh.

Mực

Về sản lượng: mặt hàng mực được xếp vị trí thứ 3 về sản lượng và cả kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tuy đây là mặt hàng chiếm sản lượng thấp nhưng sản lượng xuất khẩu mặt hàng này tương đối ổn định và đang có xu hướng giảm. Công ty chủ yếu sản xuất và xuất khẩu các loại mực ông, bạch tuộc, mực nang, đông rời, đông block, khay. Thị trường xuất khẩu mực chủ

yếu là Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu. Từ năm 2011, Nhật đã ngừng nhập khẩu mặt hàng này. Năm 2010, sản lượng đạt 969,27 tấn chiếm 7,74% tổng sản

lượng xuất khẩu. Năm 2011, sản lượng mực giảm mạnh, xuống còn 558,82 tấn, giảm 410,45 tấn, mức giảm là 42,35% so với năm 2010, tỷ trọng theo đó

cũng giảm còn 4,04%. Sở dĩ sản lượng xuất khẩu mặt hàng này giảm mạnh là do kể từnăm 2011, khách hàng nhập khẩu mực lớn của công ty đã ngừng nhập khẩu mặt hàng này. Sản lượng xuất khẩu mực sang Châu Âu và Hàn Quốc có

tăng nhưng lượng tăng ít, không đáng kể. Tình hình cũng không khảquan hơn năm trước. Mặt hàng này tiếp tục giảm vào năm 2012 với sản lượng là 398,63 tấn, giảm 28,67% so với 2012. Sản lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 đạt 177,18 tấn, giảm 3,49% so với cùng kỳ năm trước, tỷ trọng chỉ còn 2,39% tổng sản lượng xuất khẩu. Sức tiêu thụ mặt hàng mực có chiều hướng giảm là do thị hiếu của các nhà nhập khẩu đối với mặt hàng này thay đổi. Thịtrường nhập khẩu mực lớn của công ty là Hàn Quốc, Đài Loan đã thay thế mực trong khẩu phần ăn của mình bằng các mặt hàng thủy sản khác. Hơn nữa, mực nguyên liệu trong những năm gần đây trở nên ít đi và gặp phải sự cạnh tranh từ các quốc gia khác trong khu vực. Nhận thức được tiềm năng của mặt hàng

này có xu hướng giảm nên công ty không chú trọng đầu tư mạnh cho mặt hàng này.

Về kim ngạch: sản lượng mặt hàng này giảm làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cũng giảm theo. Cụ thể: năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mực đạt 2.676,64 ngàn USD, chiếm 5,78% tỷ trọng kim ngạch. Năm 2011 và

2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tiếp tục giảm lần lượt là 2.175,25 ngàn USD và 1.540,43 ngàn USD. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này thay đổi, giảm dần qua các năm và chiếm 1,99% năm 2012. Có

thể thấy, mặc dù đây không phải là sản phẩm đem lại kim ngạch cao cho công

ty nhưng giá xuất khẩu của nó vẫn ổn định qua các năm. Mặt hàng này đóng

góp một phần kim ngạch nhỏ nhưng tương đối bền vững cho công ty. Đến 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã giảm mạnh, đạt 389,66 ngàn USD, giảm 43,69% so với cùng kỳnăm trước, tỷ trọng chỉ chiếm

đến 1,01% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù tập trung vào 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là chảcá và tôm nhưng mặt hàng này vẫn là nguồn xuất khẩu ổn

định và chắc chắn cho công ty trong giai đoạn tới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 63 - 71)