Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 71 - 81)

Thị trường xuất khẩu là vấn đềđược nhà xuất khẩu đặc biệt quan tâm vì

đây là nơi quyết định đầu ra cho sản phẩm. Phân tích tình hình xuất khẩu theo từng thị trường nhằm xác định được thị trường nào là tiềm năng, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty phải đầu tư nhiều trong tương lai,

biện pháp khắc phục. Từ đó, công ty có những chiến chiến lược đúng đắn để đảm bảo công ty đạt lợi nhuận cao nhất. Công ty cần đầu tư nhiều vào thị trường tiềm năng, thị trường chủ lực và tránh tập trung vào một thị trường nhất định. Hiện nay, sản phẩm của công ty Cases đã được nhiều thịtrường thế

giới chấp nhận và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của một số quốc gia trên thế

giới. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm của công ty, mang

thương hiệu Cases đến nhiều quốc gia hơn trong thời gian tới.

Nhìn chung, qua chặng đường dài kinh doanh xuất khẩu, sản phẩm thủy sản của công ty Cases đã có mặt ở nhiều thị trường lớn và quan trọng như:

Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Đài Loan… Đây là những thịtrường tương đối khó tính, yêu cầu chất lượng sản phẩm khá cao. Sau đây ta sẽ tìm hiểu cụ thể sản

lượng và kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này trong những năm gần

Bảng 4.10: Sản lượng xuất khẩu thủy sản theo cơ cấu thịtrường chủ yếu của công ty Cases giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013

Đơn vị: tấn

(Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T/2013 và 6T/2012 +/- % +/- % +/- % Nhật Bản 4.985,19 2.122,66 1.787,04 867,45 742,83 (2.862,53) (57,42) (335,62) (15,81) (124,62) (14,37) Hàn Quốc 1.381,36 1.524,45 1.781,77 817,71 891,84 143,09 10,36 257,32 16,88 74,13 9,07 Châu Âu 3.777,50 6.609,38 5.904,76 2.694,16 2.963,15 2.831,88 74,97 (704,62) (10,66) 268,99 9,98 Úc 271,80 352,10 1.793,90 689,20 1.096,90 80,30 29,54 1.441,80 409,49 407,70 59,16 TT khác 2.103,22 3.206,60 3.816,63 1.938,41 1.718,72 1.103,38 52,46 610,03 19,02 (219,69) (11,33) Tổng 12.519,07 13.815,19 15.084,10 7.006,93 7.413,44 1.296,12 10,35 1.268,91 9,18 406,51 5,80

Bảng 4.11: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo cơ cấu thịtrường chủ yếu của công ty Cases giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013

Đơn vị: ngàn USD

(Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T/2013 và 6T/2012 +/- % +/- % +/- % Nhật Bản 11.467,46 6.183,55 5.755,76 2.580,17 1.585,64 (5.283,91) (46,08) (427,79) (6,92) (994,53) (38,55) Hàn Quốc 5.167,04 4.383,66 7.850,33 3.640,21 4.290,10 (783,38) (15,16) 3.466,67 79,08 649,89 17,85 Châu Âu 12.678,65 26.468,55 22.301,74 10.221,30 11.184,34 13.789,90 108,76 (4.166,81) (15,74) 963,04 9,42 Úc 2.829,27 4.018,93 18.541,11 7.152,80 12.045,44 1.189,66 42,05 14.522,18 361,34 4.892,64 68,40 TT khác 14.212,79 26.973,31 23.026,48 13.212,52 9.474,48 12.760,52 89,78 (3.946,83) (14,63) (3.738,04) (28,29) Tổng 46.355,21 68.028,00 77.475,42 36.807 38.580 21.672,79 46,75 9.447,42 13,89 1.773 4,82

39.82 15.36 12.69 11.03 11.03 11.81 30.17 47.84 39.15 2.17 2.55 11.89 16.81 23.22 24.46 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nhật Bản Hàn Quốc Châu Âu Úc TT khác

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

Hình 4.5: Cơ cấu sản lượng thủy sản xuất khẩu theo thịtrường của công ty

Cases giai đoạn 2010- 2012

12.38 10.02 11.67 12.03 38.45 39.97 9.84 14.8 27.66 23.18 0% 20% 40% 60% 80% 100% 6T năm 2012 6T năm 2013

Nhật Bản Hàn Quốc Châu Âu Úc TT khác

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

Hình 4.6: Cơ cấu sản lượng thủy sản xuất khẩu theo thịtrường của công ty

24.74 9.09 7.43 11.15 6.44 10.13 27.35 38.91 28.79 6.1 5.91 23.93 30.66 39.65 29.72 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nhật Bản Hàn Quốc Châu Âu Úc TT khác

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

Hình 4.7: Cơ cấu kim ngạch thủy sản xuất khẩu theo thịtrường của công ty

Cases giai đoạn 2010 - 2012

7.01 4.11 9.89 11.12 27.77 28.99 19.43 31.22 35.9 24.56 0% 20% 40% 60% 80% 100% 6T năm 2012 6T năm 2013

Nhật Bản Hàn Quốc Châu Âu Úc TT khác

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Cases)

Hình 4.8: Cơ cấu kim ngạch thủy sản xuất khẩu theo thịtrường của công ty

Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây

sang các thị trường có biến động nhưng không nhiều. Thị trường chủ lực của công ty là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc. Thị trường tiềm năng là Châu Âu, Đài Loan, Trung Đông… Ngoài ra, công ty đang có chiến lược mở rộng thịtrường

sang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông.

Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của Việt Nam và luôn là một thị trường quan trọng đối với xuất khẩu của Việt

Nam. Đặc biệt, đây là thịtrường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới vì nhu cầu tiêu thụ của người dân Nhật đối với sản phẩm thủy sản là rất lớn, sản xuất

trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Sau thảm họa sóng thần, Nhật Bản trở thành trung tâm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong khu vực.

Riêng đối với công ty Cases, Nhật Bản là thịtrường truyền thống của công ty, có quan hệ buôn bán ổn định và bền vững. Đây là thịtrường chủ lực, tập trung nhiều đối tác làm ăn lớn, lâu năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật là chả cá, đặc biệt là chả cá Surimi. Riêng đối với mặt hàng mực, từ năm 2011,

Nhật đã ngừng hẳn việc nhập khẩu mặt hàng này do nhu cầu tiêu dùng của

người Nhật thay đổi. Hơn nữa, công ty gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ Thái

Lan và Indonexia đối với mặt hàng này. Sản lượng xuất khẩu sang Nhật giảm dần qua các năm. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 4.985,19 tấn và giảm xuống còn 1.787,04 tấn vào năm 2012. Năm 2010, sản

lượng nhập khẩu của Nhật chủ yếu là chả cá, với sản lượng lên đến 4.418,79 tấn. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh vào năm 2011, giảm

đến 57,42% so với năm 2010. Đây là do công ty đã mất một hợp đồng lớn xuất khẩu mực. Công ty chỉ còn nhận được đơn đặt hàng về tôm và chả cá nhưng

với sản lượng thấp. Năm 2012, vẫn duy trì những hợp đồng cũ. 6 tháng đầu

năm nay, sản lượng xuất khẩu sang Nhật đạt 1.585,64 tấn, giảm 14,37% so với cùng kỳnăm trước. Sản lượng giảm làm cho tỷ trọng trong cơ cấu sản lượng theo thịtrường của Nhật cũng giảm nghiêm trọng, từ39,82% năm 2010 giảm còn 10,02% vào 6 tháng đầu năm nay. Sản lượng giảm đã kéo theo kim ngạch xuất khẩu từ thị trường này cũng giảm đáng kể. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu từ thịtrường này đạt 11.467,46 ngàn USD, chiếm 24,74% trong tổng cơ

cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường. Đây là năm mà thị trường Nhật vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao. Sang năm 2011, kim ngạch giảm xuống còn 6.183,55 ngàn USD, giảm đến 46,08% so với năm 2010. Con số này không dừng lại ởđó, đến năm 2012, kim ngạch đạt 5.755,76 ngàn USD, giảm 6,92% so với năm 2011. Và tình hình không khảquan hơn khi 6 tháng đầu năm nay,

giá sản phẩm thủy sản của công ty vào thịtrường này có xu hướng tăng nhưng

do sản lượng giảm mạnh làm cho kim ngạch cũng giảm theo, tỷ trọng kim ngạch từ thị trường này giảm xuống chỉ còn 4,11% vào giữa năm 2013. Tình trạng nhập khẩu từ Nhật giảm mạnh chủ yếu là do các rào cản kỹ thuật, yêu cầu chất lượng của Nhật Bản ở mức cao. Các quy định về kiểm dịch động thực vật ngày càng khắt khe, chủ yếu là về hóa chất kháng sinh như:

Chloramphenicol, Trifluralin, Ethoxyquin... Cơ quan thẩm quyền của Nhật tiếp tục áp dụng chính sách thắt chặt kiểm soát VSATTP nhập khẩu. Hơn nữa, việc đồng yen giảm giá gần 20% trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn. Trong tương lai, công ty vẫn cố gắng duy trì quan hệ buôn bán với các khách hàng truyền thống của công ty.

Hàn Quốc

Đây cũng là thịtrường truyền thống của công ty. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này luôn cao, đứng thứ 2 chỉ sau Nhật Bản. Hơn

nữa, nhu cầu nhập khẩu từ thị trường này đang có xu hướng tăng. Đây là một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng cho công ty. Mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc là chả cá, tuy nhiên những năm trở lại đây, nhu cầu nhập khẩu tôm từ thị trường này có dấu hiệu tăng. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 1.381,36 tấn, với mức kim ngạch là 5.167,04 ngàn USD.

Năm này, mặt hàng xuất sang Hàn Quốc chủ yếu là chả cá với sản lượng là 627 ngàn tấn, thị trường này cũng nhập khẩu một lượng mực tương đối lớn.

Sang năm 2011, sản lượng xuất khẩu tăng lên 10,36% nhưng kim ngạch lại giảm đi 15,16% so với năm 2010. Do năm này, Hàn Quốc tăng sản lượng nhập khẩu chả cá trong khi giảm sản lượng tôm, mà tôm có giá trịcao hơn nhiều so với chả cá dẫn đến sản lượng tăng nhưng kim ngạch giảm. Năm 2012, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc có sự thay đổi, tăng sản lượng tôm và giảm sản lượng chả cá. Điều này làm cho kim ngạch xuất khẩu từ thị trường

này tăng cao, tăng đến 79,08% trong khi sản lượng chỉ tăng 16,88% so với

năm 2011. Tình hình xuất khẩu sang thị trường này thay đổi không nhiều vào

năm 2013. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đều tăng nhẹ. Có thể thấy rằng, tỷ trọng về sản lượng và cả kim ngạch của thị trường này trong cơ cấu sản

lượng và kim ngạch của công ty thay đổi không nhiều. Đối với sản lượng, tỷ

trọng dao động nhẹ từ11,03% năm 2010 đến 12,03% vào giữa năm 2013. Về

kim ngạch, con số này cũng chỉ dao động từ 11,15% năm 2010 đến 11,12% giữa năm 2013. Có thể đánh giá đây là thị trường rất ổn định và xuất khẩu sang thịtrường này đang có xu hướng tăng trong giai đoạn tới do nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường này tăng. Ngoài ra, từ năm 2011, hai nước Hàn Quốc và Việt Nam đã tăng cường hợp tác kiểm dịch chất lượng.

Châu Âu

Đây là thịtrường được đánh giá là lớn và rất khó tính đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Đối với thịtrường này, yêu cầu về chất lượng

được đặt lên hàng đầu. Trong suốt thời gian dài, Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính của công ty. Các khách hàng của công ty tập trung chủ yếu là Anh, Pháp, Italia. Mặt hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường này bao gồm cả

chả cá, tôm, mực. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 3.777,50 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 12.678,65 ngàn USD. Trong năm này,

công ty xuất khẩu chả cá sang thịtrường này với sản lượng lớn đến 2.370 tấn.

Năm 2011, nhu cầu nhập khẩu tôm từ thị trường này đột ngột tăng cao đến 2.131,61 tấn. Điều này làm cho tổng sản lượng xuất sang thị trường này tăng

lên 74,97%, kim ngạch tăng mạnh, mức tăng 108,76% so với năm 2010.

Nguyên nhân là tại thời điểm này giá xuất khẩu tôm tăng mạnh làm cho kim ngạch xuất khẩu sang thịtrường này tăng cao. Năm 2012, suy thoái kinh tế tại nhiều nước Châu Âu khiến nhu cầu nhập khẩu tôm từ thị trường này giảm mạnh. Hơn nữa, giá tôm xuất khẩu sang thịtrường này cũng giảm so với năm

2011. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm 10,66%, đồng thời kim ngạch cũng giảm 15,74% so với 2011. Tình hình có dấu hiệu khả quan hơn vào 6 tháng đầu năm 2013 khi sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng

9,88% cùng với kim ngạch tăng 9,42% so với cùng kỳ năm trước. Về sản

lượng, thị trường này chiếm tỷ trọng từ 30,17% năm 2010 đến 39,97% giữa

năm 2013. Tỷ trọng này có giảm vào năm 2012 nhưng đang có xu hướng tăng

nhẹ trong giai đoạn gần đây. Cùng với sản lượng, tỷ trọng về kim ngạch trong

cơ cấu kim ngạch theo thịtrường của công ty ở thịtrường này ở mức khá cao. Tỷ trọng chiếm từ 27,35% năm 2010 đến 28,99% giữa năm 2013. Mặc dù

công ty đang đối mặt với đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ khi xuất khẩu vào EU là Myanmar, đây là nước có nhiều mặt hàng thủy sản tương đồng với công ty, lại

được miễn thuế, cùng với đó là yêu cầu về chất lượng ngày càng cao từ thị trường này, tuy nhiên công ty đang không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đểđẩy mạnh xuất khẩu ở thị trường này.

Úc

Hiện nay, Úc là thịtrường nhập khẩu thủy sản lớn thứnăm của Việt Nam (VASEP, 2013). Hằng năm, nước này phải nhập khẩu 70% lượng thủy sản cho tiêu dùng nội địa, do đó đây vốn là thịtrường chủ lực và có khảnăng trở thành thị trường tiềm năng cho công ty. Cases bắt đầu nhận đơn đặt hàng của thị trường này từ năm 2008. Điểm đặc biệt của thị trường này là chỉ nhập khẩu duy nhất mặt hàng tôm xuất khẩu của công ty. Từnăm 2008 đến 2010, do mới

bắt đầu có quan hệ buôn bán nên thị trường này chỉ nhập một lượng nhỏ không đáng kể mặt hàng tôm đông lạnh của công ty, chủ yếu là các đơn đặt hàng nhỏ lẻ. Từ năm 2011, sản lượng xuất khẩu đã bắt đầu tăng lên, đạt 352,10 tấn, hơn 80,30 tấn so với năm 2010, mức tăng là 29,54%. Năm 2012,

xuất khẩu tôm sang thịtrường này lên đến 1.793,90 tấn, tăng rất mạnh khoảng 1.441,80 tấn, với mức tăng đáng kểđến 409,49% so với năm 2011, trở thành thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của công ty trong năm này. Sang năm 2013,

sản lượng xuất khẩu sang thịtrường này vẫn tiếp tục tăng trưởng, tăng 59,16%

so với cùng kỳnăm trước. Nguyên nhân sản lượng xuất khẩu sang thị trường

này tăng dần qua các năm chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng mặt hàng tôm đông

lạnh của người dân nước này đột ngột tăng cao. Hơn nữa, quan hệ buôn bán

ngày càng được đẩy mạnh, mặt hàng tôm xuất khẩu của công ty được thị trường này đánh giá cao. Về sản lượng, thị trường này chiếm tỷ trọng tương đối thấp, từ 2,17% năm 2010 và tăng tương đối ổn định, chiếm 14,80% vào giữa năm 2013. Đây là mặt hàng giá trị cao nên kim ngạch từ các thị trường này chiếm tỷ trọng rất cao. Tỷ trọng kim ngạch của thị trường Úc năm 2010

chỉ chiếm 6,10%, tăng dần qua các năm, đặc biệt năm 2012 chiếm đến 23,93% trong tổng cơ cấu kim ngạch theo thị trường của công ty. Giá mặt hàng tôm xuất khẩu cao hơn nhiều so với các mặt hàng khác của công ty, hơn nữa từ năm 2011 giá lại có chiều hướng tăng, điều này dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này không ngừng tăng mạnh qua các năm. Kim ngạch năm 2010 đạt 2.829,27 ngàn USD và tăng mạnh trong năm 2012, đạt 18.541,11 ngàn USD. Với sự tăng lên của sản lượng thì kim ngạch xuất khẩu từ thị trường này cũng tăng vào giữa năm 2013 đạt 12.045,44 ngàn USD, tăng

68,40% so với cùng kỳ năm trước. Úc là thị trường có yêu cầu cao về chất

lượng và VSATTP nên để duy trì và mở rộng quan hệ làm ăn với thị trường

này, công ty đang cố gắng đẩy mạnh VSATTP, tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại.

Thị trường khác

Các thị trường còn lại bao gồm Đài Loan, một số nước Trung Đông như Ai Cập, Iran… Đây là các thị trường góp phần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của công ty. Tập trung lại thì đây là thị trường chiếm tỷ

trọng khá cao trong tổng cơ cấu xuất khẩu của công ty cả về sản lượng lẫn kim ngạch. Đây là các thị trường tương đối ổn định, sản lượng xuất khẩu sang các

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 71 - 81)