6/2013
Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và phục hồi chưa rõ nét, nền kinh tế Việt Nam nói chung và công ty Cases nói riêng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, những năm trở lại
đây, công ty đã tạo được nhiều thành công đáng kể và tình hình kinh doanh cũng khá khả quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua bảng
sau đây cùng những phân tích về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong giai
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cases giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % 1.Tổng doanh thu 1.078.517,90 1.526.574,48 1.722.522,31 448.056,58 41,54 195.947,83 12,84 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.063.216,22 1.502.941,34 1.717.703,37 439.725,12 41,36 214.762,03 14,29 DT hoạt động tài chính 14.886,46 19.864,72 1.947,80 4.978,26 33,44 (17.916,92) (90,19) Thu nhập khác 415,22 3.768,42 2.871,14 3.353,2 807,57 (897,28) (23,81) 2.Tổng chi phí 1.040.387,29 1.493.273,36 1.690.396,57 452.886,07 43,53 197.123.21 13,20 Giá vốn hàng bán 960.170,52 1.376.982,76 1.567.244,70 416.812,24 43,41 190.261,94 13,82 Chi phí tài chính 24.196,23 46.013,54 44.859,58 21.817,31 (90,17) (1.153,96) (2,5) Chi phí bán hàng 37.651,97 42.691,28 55.223,82 5.039,31 13,38 12.532,54 29,36 CP quản lí DN 14.454,73 23.637,06 23.044,38 9.182,34 63,52 (592,69) (2,5) Chi phí khác 3.913,84 3.948,72 24,09 34,88 0,89 (3.924,63) (99,39) 3.Tổng lợi nhuận 38.130,61 33.301,12 32.125,74 (4.829,48) (12,67) (1.175,39) (3,53)
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cases giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2012 6 tháng năm 2013
6-2013/6-2012 +/- % 1.Tổng doanh thu 670.353,72 761.757,46 91.403,74 13,64 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 667.944,25 759.876,34 91.932,09 13,76 DT hoạt động tài chính 973,9 895,23 (78,67) (8,08) Thu nhập khác 1.435,57 985,89 (449,68) (31,32) 2.Tổng chi phí 657.463,39 751.133,87 93.670,48 14,25 Giá vốn hàng bán 602.309,43 698.742,9 96.433,47 16,01 Chi phí tài chính 22.429,80 17.427,58 (5.002,22) (22,30) Chi phí bán hàng 20.611,91 22.983,91 2.372 11,51 CP quản lí DN 12.097,30 11.965,6 (131,70) (1,09) Chi phí khác 14,95 13,88 (1,07) (7,16) 3.Tổng lợi nhuận 12.890,33 10.623,59 (2.266,74) (17,58)
Doanh thu
Qua bảng 3.1 và 3.2, ta thấy được tình hình tổng doanh thu của công ty
đều tăng lên qua các năm. Năm 2010 tổng doanh thu là 1.078.517,90 triệu
đồng đến năm 2011 đạt 1.526.574,48 triệu đồng tăng 448.056,58 triệu đồng, với mức tăng là 41,54% so với năm 2010. Đến năm 2012 vẫn tiếp tục tăng lên,
với mức tăng 195.947,83 triệu đồng, tăng 12,84% so với năm 2011. Đến giai
đoạn 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu của công ty cũng tăng so với cùng kỳnăm trước, với mức tăng là 13,64%. Sự tăng lên trong tổng doanh thu qua
các năm là do sự tăng lên của khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là chủ yếu, bởi khoản doanh thu này qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Và khoản doanh thu này cũng gần đúng
bằng với doanh thu thuần, bởi các khoản giảm trừdoanh thu hàng năm chiếm tỷ suất rất nhỏ so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng cao vào năm 2011. Năm 2010, ta thấy doanh thu từ hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1.067.454,87 triệu đồng. Đến năm 2011,
khoản doanh thu này đạt 1.515.392,31 triệu đồng, tăng 41,96% so với năm 2010. Đây là năm kinh doanh khá thành công của công ty. Trong năm này, công ty đã mạnh dạn thay đổi chiến lược kinh doanh, cụ thểlà công ty đã thay
đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đến
năm 2012, khoản doanh thu này vẫn tiếp tục tăng tương ứng với tỷ lệ tăng
13,93% so với 2011. Nửa năm 2013, khoản này vẫn tăng so với cùng kỳnăm trước với mức tăng 13,37%. Nguyên nhân có sự gia tăng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụqua các năm là do hoạt động xuất khẩu thủy sản của
công ty được đẩy mạnh, sản phẩm của công ty ngày càng được khách hàng ưa
chuộng. Hơn nữa, từ năm 2010 đơn đặt hàng từ các nhà nhập khẩu truyền thống tăng vượt trội. Mặc dù năm 2012 được đánh giá là năm hết sức khó
khăn của ngành xuất khẩu thủy sản. Do suy thoái kinh tế, các bạn hàng truyền thống nhập khẩu với số lượng ít hơn; việc thiếu vốn, thiếu nguyên liệu phục vụ cho chế biến cũng đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản rơi vào tình trạng khó khăn. Điều đó cho thấy công ty Cases đã không ngừng nỗ lực, khắc phục khó khăn. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có những bước chuyển biến tích cực trong các năm gần đây cụ thểlà công ty đã không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, giải phóng hàng tồn kho, giải quyết vấn đề
nguyên liệu.
Bên cạnh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu từ hoạt
nhiên nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu qua các năm. Do đó, sự biến động của khoản doanh thu này có tăng hay giảm qua các năm cũng
không gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng trong tổng doanh thu của toàn công
ty. Năm 2010, doanh thu từ hoạt động tài chính là 14.886,46 triệu đồng, năm
2011 là 19.864,72 triệu đồng, tăng 33,44%. Sang năm 2012, doanh thu từ hoạt
động tài chính chỉ còn 1.947,80 triệu đồng, giảm đến 17.916,92 triệu đồng,
tương ứng 90,19% so với năm 2011. Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh trong năm này là do sự giảm xuống của lãi suất huy động trong năm, do
chính sách thắt chặt tiền tệđể kiềm chế vấn đề lạm phát. Hơn nữa, trong thời gian này chứng khoán biến động mạnh, giá vàng liên tục thay đổi, thịtrường bất động sản đóng băng nên quyết định gửi tiền vào ngân hàng là lựa chon tối
ưu. Điều này đã làm cho trần lãi suất tiền gửi giảm xuống, lãi suất huy động cũng giảm theo. Và tình hình tài chính đã dần đi vào ổn định khi sang năm 2013, do đó khoản doanh thu hoạt động tài chính của công ty không thay đổi nhiều. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013, khoản doanh thu này đạt 895,23 triệu
đồng, giảm nhẹ 8,08% so với cùng kỳnăm trước. Chi phí
Chi phí có sự biến động bất thường qua các năm và giá vốn hàng bán có
ảnh hưởng lớn nhất đến tổng chi phí. Qua bảng trên, dễ thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất, kếđến là chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tổng chi phí của công ty cũng tăng dần qua các năm.
Theo bảng 1, tổng chi phí tăng mạnh vào năm 2011, tăng đến 452.886,07 triệu
đồng, với mức tăng 43,53% so với năm 2010. Đến năm 2012, chi phí tiếp tục
tăng nhưng tăng nhẹ 13,20% (197.123.21 triệu đồng) so với năm 2011. Con số
này vẫn tiếp tục tăng vào 6 tháng đầu năm nay, tăng 93.670,48 triệu đồng, mức tăng 14,25% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sựtăng lên của tổng chi phí là do ảnh hưởng của chi phí nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng mạnh qua các
năm, đã kéo theo sựtăng mạnh của giá vốn hàng bán, đây là khoản chiếm tỷ lệ
lớn trong tổng chi phí.
Lượng vốn bỏ ra để mua hàng hóa là khá lớn và qua số liệu các năm, ta
thấy giá vốn hàng bán tăng dần qua các năm. Năm 2011, giá vốn hàng bán đạt 1.376.982,76 triệu đồng, tăng 416.812,24 triệu đồng, với mức tăng 43,41% so
với năm 2010. Sang năm 2012 tiếp tục tăng 13,82% so với năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, giá vốn hàng bán vẫn tăng 96.433,47 triệu đồng,
tăng 16,01% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán của công ty luôn tăng là do từ năm 2008 có thêm nhiều đơn vị chế biến thủy sản quy mô lớn đi vào hoạt động dẫn đến nguồn nguyên liệu không đủđể
phân bổ cho các doanh nghiệp và ngày càng trở nên khan hiếm. Do hoạt động chính của công ty là xuất khẩu thủy sản nên khoản mục này tăng hay giảm chủ
yếu là do giá mua nguyên liệu tăng hay giảm. Ngoài ra, giá xăng dầu, điện và những hàng hóa thiết yếu khác phục vụ chế biến xuất khẩu thủy sản tăng
mạnh. Hơn nữa, do trong giai đoạn này công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng với mức sản lượng tương đối lớn nên giá vốn có sựgia tăng không ngừng qua
các năm.
Chi phí bán hàng của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là
37.651,97 triệu đồng, năm 2011 là 42.691,28 triệu đồng, tăng 13,38% so với
năm 2010. Năm 2012 mức chi phí này vẫn tăng, với mức tăng 29,36% so với
năm 2011. Chi phí bán hàng vẫn tăng trong 6 tháng đầu 2013, với mức tăng
11,51% so với cùng kỳ năm trước. Đó là vì công ty phải đầu tư mở rộng thị trường kinh doanh nên cần nhiều chi phí cho việc trả lương cho nhân viên,
dụng cụ; mở rộng sản xuất nên làm tăng chi phí vật liệu, bao bì; tìm hiểu thị trường và các hoạt động quảng cáo tiếp thị nhằm nâng cao tốc độ tiêu thụ hàng hóa.
Chi phí tài chính năm 2011 tăng mạnh, tăng 21.817,31 triệu đồng, với mức tăng 90,17% nhưng lại giảm 2,5% vào năm 2012, sang năm 2013, chi phí
này tiếp tục giảm 22,30% so với cùng kỳnăm trước. Lý do chi phí tài chính
tăng mạnh trong năm 2011 là do đây là năm biến động thất thường, trái chiều khi mà lãi suất tăng mạnh, thay đổi tỷ giá... khiến cho chi phí lãi vay, lỗ do bán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá đều tăng khiến cho tổng chi phí tài chính
tăng lên đáng kể. Đến năm 2012 thì chi phí này đã giảm mạnh, lý giải cho việc này là vì chi phí lãi vay năm 2012 đã giảm đến hơn 50% so với năm 2011.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 là 23.637,07 triệu đồng, tăng tương ứng mức tăng 63,52% so với năm 2010. Năm 2012, chi phí quản lí doanh nghiệp là 23.044,38 triệu đồng giảm 592,69 triệu đồng, tương ứng mức giảm 2,5% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm nhẹ 1,09% so với cùng kỳnăm trước. Chi phí này tăng lên ởnăm 2011 là do sựtăng lên ở
khoản chi phí lương và phụ cấp cho cán bộ, công nhân viên do trong năm này
khối lượng giao dịch và số hợp đồng tăng dẫn đến thiếu lao động nên công ty phải thuê thêm một số lượng công nhân. Mức chi phí này giảm từ năm 2012 đến nay là do tình hình kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định, công ty có thể thực hiện được kế hoạch đềra, giao hàng đúng thời gian và sốlượng theo hợp đồng ký kết. Đểđảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu, công ty đã giảm mức chi phí này nhưng không đáng kể.
Lợi nhuận
Qua bảng 3.1 và 3.2, ta thấy rằng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Trong
đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm phần lớn, lợi nhuận khác chiếm 1 phần rất nhỏ. Cụ thể: năm 2010, tổng lợi nhuận là 38.130,61 triệu
đồng, cho thấy công ty hoạt động hiệu quả và những nổ lực của công ty là rất lớn trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn trong năm này. Năm 2011, tổng lợi nhuận đạt 33.301,13 triệu đồng giảm 4.829,48 triệu đồng, tương ứng 12,67% so với năm 2010, đến năm 2012, khoản này vẫn tiếp tục giảm nhẹ
1.175,39 triệu đồng, với mức giảm 3,53% so với 2011. Tiếp tục giảm ở 6
tháng đầu năm 2013 với mức giảm 17,58% so với cùng kỳnăm trước. Nguyên nhân chính của việc giảm lợi nhuận là do doanh thu tăng nhưng tổng chi phí lại tăng mạnh hơn, tức là khoản tăng chi phí (∆ Chi phí) lớn hơn khoản tăng
doanh thu (∆ Doanh thu), cho nên ∆ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = ∆
Doanh thu - ∆ Chi phí <0 , dù lợi nhuận khác có tăng thêm nhưng vì khoản lợi nhuận này chiếm tỷ trọng khá nhỏ nên ít ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận, vì vậy có sự giảm sút về lợi nhuận. Hơn nữa, ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế qua
các năm sẽ phụ thuộc phần lớn vào lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và một phần rất nhỏ lợi nhuận khác. Do đó, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu 2013 đều giảm. Tuy nhiên, so với những khó khăn liên tiếp mà các công ty thủy sản phải đối mặt do biến động của thị trường trong và ngoài nước thì kết quả này được xem là khả quan vì công ty vẫn có thể trụ được và có lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến để tồn tại. Nó phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Có thể thấy rằng, trước những biến động thị trường, giá cả, chi phí sản xuất cao trong thời gian qua,
công ty đã gặp khó khăn trong việc duy trì và ổn định lợi nhuận kinh doanh. Qua việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy mặc dù lợi nhuận có giảm trong năm 2011 nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của
công ty Cases qua các năm đều có lợi nhuận. Đạt được đều đó là do công ty đã
xác định và giải quyết kịp thời những khó khăn đảm bảo cho bước phát triển sau này của công ty. Ban lãnh đạo công ty đã thực hiện tốt việc quản lý và sử
dụng nguồn vốn, khắc phục tương đối tình trạng thiếu tôm nguyên liệu. Bên cạnh đó, công ty luôn cố gắng tạo uy tín với khách hàng, không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường. Công ty đã và đang không ngừng nỗ lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất nhằm đưa Cases
trở thành một trong những công ty phát triển mạnh trong ngành xuất khẩu thủy sản.