Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 27)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, các tài liệu có liên quan của cơ quan thực tập cung cấp. Bên cạnh đó, đề tài còn thu thập số liệu từ các sách, báo, tạp chí kinh tếvà Internet để phục vụ cho việc phân tích.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích như sau để tiến hành phân tích từng mục tiêu cụ thể:

- Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để làm rõ tình hình xuất khẩu biến động, thấy được sự chênh lệch về

kim ngạch và sản lượng giữa các năm, cũng như tốc độ tăng trưởng, cơ cấu từng mặt hàng xuất khẩu của công ty. Đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê mô tảđể giải thích rõ hơn các vấn đề phân tích.

- Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với

phương pháp so sánh để giải thích, phân tích mức độảnh hưởng của từng yếu tốđến hoạt động xuất khẩu của công ty.

- Đối với mục tiêu 3: sử dụng phương pháp suy luận dựa trên kết quả

phân tích ở các mục tiêu 1 và 2 kết hợp tham khảo sách báo, tài liệu, các nghiên cứu trước đó và từ thực tế thực tập tại công ty cộng với các kiến thức

đã được học để tìm ra những vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty; từ đó đề xuất các giải pháp hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động xuất khẩu thủy sản của công ty.  Mô tả các phương pháp

 Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở nhằm rút ra các kết luận đánh giá hiệu quả hoạt

động kinh doanh xuất khẩu. Trong những trường hợp đặc biệt, có thể so sánh những chỉ tiêu phản ánh những hiện tượng kinh tế khác loại nhau nhưng có

quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phân tích. Đây là phương pháp đơn

giản và được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định

xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

+ Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ

phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Phương pháp này dùng để so sánh số liệu của năm tính toán và năm gốc để xem có sự biến động không và tìm ra nguyên nhân sự

biến động này và tìm biện pháp khắc phục. Công thức tính số tuyệt đối: ∆Y = Y1 – Y0

Trong đó: ∆Y: Mức độ biến động tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế

Y1: Số liệu năm phân tích.

Y0 : Số liệu năm gốc.

+ Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch, tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Từđó có cơ sởđể

so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từđó phântích nguyên nhân và đề ra giải pháp cho các chỉ tiêu.

Công thức tính sốtương đối: %Y = (Y1 - Y0)/Y0,

Trong đó: %Y : Mức độ biến động tương đối của chỉ tiêu kinh tế, Y1: Số liệu năm phân tích,

 Phương pháp thống kê mô tả

Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng

quát đối tượng nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp đồ thịđể vẽ biểu đồ dựa trên các bảng số liệu và phương pháp phân tích tỷ trọng để thấy được cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN CÀ MAU (CASES)

3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CASES

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau, tiền thân là công ty Khai thác và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau, là doanh nghiệp Nhà Nước

được thành lập theo quyết định số 245/QĐ-UB ngày 2/5/1996 của tỉnh Minh Hải, nay là tỉnh Cà Mau. Thực hiện Nghị định số 187/2004/ NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ và thông tư số 126/2004/ TT-BTC ngày 24/11/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/20004/

NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Ngày 1/6/2006 UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định số 307/ QĐ-UB chuyển đổi công ty Khai thác và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau thành công ty Cổ

phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau, đến ngày 10/10/2006 công ty chính thức hoạt động.

 Thông tin về công ty Cases

oTên chính thức công ty: Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau

oTên giao dịch quốc tế: Camau Seafood Processing and Service Joint – Stock Corporation

oTên viết tắt: Cases

oTrụ sở chính: Số4, đường Nguyễn Công Trứ, phường 8, Thành phố

Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam

oĐiện thoại: (0780)3835805 - 3839361 – 3839362 – 3839363 – 3839364 – 3839365 oFax: (0780)3830298 oEmail: cases@vnn.vn minhquang@cases.com.vn sales@cases.com.vn oWebsite: http://www.cases.com.vn

oCông ty có 3 xí nghiệp:

 Xí nghiệp 1: Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh Cảng cá (DL113), nằm trong khuôn viên Cảng cá Cà Mau, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

 Xí nghiệp 2: Xí nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản Sông

Đốc (DL295), nằm ngay cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

 Xí nghiệp 3: Xí nghiệp chế biến thủy sản Tắc Cậu Kiên Giang (DL51), nằm tại khu công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu Kiên Giang, tỉnh Kiên Giang

Qua mười bảy năm hoạt động, trải qua biết bao khó khăn thử thách, công ty ngày càng vững mạnh và khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Nhằm mục đích phát triển kinh doanh và đa dạng hóa sản xuất, công ty đã đầu

tư vào nhà xưởng, dây chuyền cấp đông IQF cùng với trang thiết bị chế biến hiện đại, tựđộng hóa sản xuất. Nhờ vào vị trí địa lý lý tưởng, là trung tâm của khu vực sản xuất tôm và thủy sản lớn nhất cảnước, công ty đã cung cấp nhiều mặt hàng với chất lượng tốt nhất đến khắp nơi trên thế giới. Các quy trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP, ISO, BRS, 5S đã được áp dụng tại các nhà máy của công ty. Từ đó, tạo được khả năng chế biến những sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo vệsinh, độtươi cũng như hương vị tự nhiên của thủy sản.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

a. Chức năng

 Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau là đơn vị

kinh tế quốc doanh ngành nghề sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu

 Xuất khẩu: chuyên cung cấp rất nhiều loại sản phẩm thủy sản đông

lạnh chất lượng cao, chủ yếu là: tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, cá, mực, chả cá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Surimi… Đặc biệt, công ty Cases còn chế biến và cung cấp bột cá sấy công nghiệp dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản, gia súc gia cầm. Cases

luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng, sốlượng sản phẩm

 Thị trường tiêu thụ: chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Châu Úc, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… và thịtrường nội địa

đang được mở rộng

 Nhập khẩu: các máy móc, thiết bị: máy cấp đông, thiết bị ngưng tụ hơi, phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm hiện đại hóa công nghiệp sản xuất

b. Nhiệm vụ

 Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của công ty

 Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư mở

rộng, đổi mới trang thiết bị, tựbù đắp chi phí, tựcân đối trong kinh doanh xuất nhập khẩu, làm tròn nghĩa vụ ngân sách Nhà Nước và thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu ngày càng cao

 Tuân thủ pháp luật của Nhà Nước về quản lí kinh tế tài chính, quản lí xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại

 Nghiên cứu khảnăng sản xuất nhu cầu thịtrường trong nước và quốc tế để cải tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở

rộng thịtrường tiêu thụ

 Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty nhằm phát triển sản xuất kinh doanh có lãi

 Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong hợp đồng ngoại thương và

các hợp đồng kinh tếcó liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của công ty Ngoài ra, công ty còn có nhiệm vụ tạo công ăn việc làm cho gần hai ngàn

lao động trong vùng, ổn định trật tự xã hội, quản lí tài sản, làm tốt công tác phân phối lao động, đảm bảo công bằng xã hội.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

(Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chánh công ty Cases)

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty Cases

b. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Tổng Giám đốc

 Nhiệm vụ

- Xây dựng các mục tiêu và cam kết chất lượng nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

- Phê chuẩn quyết toán và duyệt tổng quyết toán của công ty - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho

Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh

TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU XN CB TSĐL CẢNG CÁ CÀ MAU XN CB & DVTS SÔNG ĐỐC XN CB &DVTS KIÊN GIANG

- Duyệt kế hoạch, báo cáo gửi cấp trên, các phương án, đầu tư sản xuất, thương mại, hợp tác liên doanh, liên kết và các tài liệu, thủ tục của hệ

thống chất lượng

- Đề ra chính sách chất lượng, chính sách môi trường phổ biến

đến các cấp trong công ty, bảo đảm luôn duy trì và thực hiện  Quyền hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất, kinh doanh và các chủtrương lớn của công ty

- Quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của công ty - Quyết định các vấn đề về tổ chức, bộ máy điều hành nhằm đạt hiệu quả cao

- Quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của công ty

- Quyết định về việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, trao đổi, thanh lý các loại tài sản của công ty theo luật định

- Quyết định về việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị

sự nghiệp, sản xuất kinh doanh thuộc nguồn vốn đầu tư của công ty

- Quyết định bổ nhiệm, bãi miễn trưởng, phó phòng của công ty và các chức danh lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc công ty

- Quyết định về kế hoạch đào tạo cán bộ, cử cán bộ của công ty đi nước ngoài

Các vấn đề nêu trên phải được thông qua đại hội công nhân viên chức

công ty theo quy định điều lệ của công ty.

Tổng Giám đốc công ty ký các văn bản, chứng từ sau:  Về sản xuất kinh doanh

 Ký các hợp đồng kinh tế hoặc phê duyệt các hợp đồng do

Giám đốc các đơn vị trực thuộc hoặc trưởng các phòng nghiệp vụ

 Ký các văn bản, chứng từ xuất nhập khẩu, mở tín dụng thư

(L/C)

Về tổ chức

 Ký các quyết định về cán bộ thuộc phạm vi quản lý của công ty

 Ký các quyết định vềđào tạo nhân viên và cửđi nước ngoài  Cam kết của lãnh đạo cao nhất

 Truyền đạt cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu khách hàng cũng như pháp luật

 Thiết lập chính sách chất lượng

 Đảm bảo thiết lập các mục tiêu chất lượng

 Đảm bảo có đủ nguồn lực để thực hiện và duy trì chính sách, mục tiêu chất lượng công ty đề ra

Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh

 Trách nhiệm

- Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, giá cảtrong và ngoài nước, đề ra chính sách tiếp thị, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh thường kỳ cho Tổng Giám Đốc

- Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các Giám Đốc đơn vị trực thuộc và phòng nhiệp vụ về các lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách và là

người quyết định cuối cùng các biện pháp chuyên môn đó

- Có trách nhiệm đàm phán, thỏa thuận với khách hàng trong giao dịch. Nghiên cứu tình hình nguyên liệu và giá cả thị trường để chỉ đạo sản xuất kinh doanh

 Quyền hạn

- Được quyền ký tất cảcác văn bản, hợp đồng kinh tế có liên quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi được Tổng Giám Đốc công ty ủy quyền

- Tổ chức và chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo khi được Tổng Giám Đốc ủy quyền

Phó Tổng Giám Đốc tài chính

 Trách nhiệm

- Phó Tổng Giám Đốc tài chính được Giám Đốc phân công trách nhiệm phân phối, điều hòa kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các đơn vị trực thuộc và kiểm tra thiết kế, kỹ thuật quy trình công nghệ của các mặt hàng, sản phẩm phù hợp theo hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với khách hàng, tình hình sử dụng vốn, sổ sách kế toán và các chứng từ kế toán

- Phó Tổng Giám Đốc tài chính quan hệ với các cơ quan tài chính,

thuế, ngân hàng, thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

cho bộ máy kế toán, thống kê  Quyền hạn

- Ký các văn bản về tài chính, phân chia lợi nhuận, điều động tài sản cốđịnh và các loại vật tư, nguyên liệu

- Ký các văn bản về công nợ, séc thu chi tiền Việt Nam và ngoại tệ

- Ký các văn bản gởi các cơ quan, đơn vị có giao dịch với công ty  Các trưởng phòng, ban

Giám Đốc xí nghiệp

 Trách nhiệm

- Giám Đốc xí nghiệp có trách nhiệm quản lí tài sản, nhà xưởng, thiết bị, máy móc, vật tư hàng hóa của đơn vị. Tổ chức sản xuất các mặt hàng, sản phẩm do công ty quy định trên cơ sở đảm bảo hiệu quả có lợi, đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân lao động

- Có trách nhiệm cải tiến kỹ thuật, hạn chế tiêu hao nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm, đồng thời nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới đem lại hiệu quảcao hơn

- Có trách nhiệm quản lý toàn thể cán bộ, công nhân ở từng đơn

vị, tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh

- Tổ chức, sắp xếp các bộ phận, phân xưởng của đơn vị theo yêu cầu quy mô của đơn vị, sau khi phương án tổ chức được Giám Đốc công ty phê duyệt

 Quyền hạn

- Quyết định các phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất của xí nghiệp theo phương hướng, kế hoạch chung của công ty

- Triển khai các kế hoạch sản xuất cho các bộ phận thuộc xí nghiệp

- Được đề xuất với Tổng Giám Đốc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà Nước, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên của đơn vị

- Tham mưu cho Tổng Giám Đốc công ty về việc sắp xếp, tổ chức xí nghiệp. Có nhiệm vụ triển khai các chỉ thị, thông báo của công ty đến các

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 27)