Tổng quan một số thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 52)

Thực tế cho thấy, thủy sản Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường thế giới, được coi như một nguồn cung cấp khá ổn định. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, EU… có xu hướng giữ vững nhu cầu tiêu thụ thì thủy sản Việt Nam còn có cơ hội mở rộng thịtrường sang các nước khác có tiềm năng lớn. Sau đây là các thịtrường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam.

Bảng 4.2: Giá trị xuất khẩu theo một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị : triệu USD

THỊ TRƯỜNG Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Mỹ 971,56 1.178,07 1.192,21 206,51 21,26 14,14 1,20 EU 1.181,40 1.332,54 1.135,32 151,14 12,79 (197,22) (14,80) Nhật Bản 896,98 1.003,77 1.097,12 106,79 11,91 93,35 9,30 Hàn Quốc 386,19 477,70 508,76 91,51 23,70 31,06 6,50 TQ và HK 247,25 296,43 419,18 49,18 19,89 122,75 41,41 ASEAN 215,65 308,72 344,53 93,07 43,16 35,81 11,60 Australia 151,90 160,92 183,77 9,02 5,94 22,85 14,20 Canada 117,04 144,05 132,81 27,01 23,08 (11,24) (7,80) Mêxico 88,76 111,65 110,20 22,89 25,79 (1,45) (1,30) Nga 89,68 105,67 100,49 15,99 17,83 (5,18) (4,90)

(Nguồn: VASEP, Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Qua bảng 4.2, ta thấy thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian gần đây là Mỹ, Nhật Bản, EU. Đây là những thị trường luôn chiếm giá trị xuất khẩu cao của ngành. Theo báo cáo của Globalfish (2012), trong khối EU, Pháp và Italia là hai trong số các nhà nhập khẩu hàng

đầu có mức nhập khẩu tăng cao. Ngoài ra, các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, ASEAN, Australia, Canada, Mêxicô… được đánh giá là

những thị trường tiềm năng đối với thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, trong giai

Năm 2012, Mỹ đã vượt qua EU để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2013, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam nói chung sang Mỹ có thể sẽ gặp nhiều trở ngại do nhu cầu thấp, suy thoái kinh tế toàn cầu. Riêng đối với con tôm đang phải đối phó với vụ kiện chống trợ cấp. Đối với EU, chính sách siết chặt tín dụng tại

các nước Châu Âu đã tác động rất lớn đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thịtrường này trong thời gian qua. Dù EU là thị trường lớn thứ 2 trong top 10 thịtrường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, nhưng giá trị xuất khẩu của thủy sản của nước ta sang thịtrường này lại khá ảm đạm. Yêu cầu hàng đầu của thị trường này là chất lượng. Các vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam hay gặp khi xuất khẩu vào EU là có dư lượng hóa chất bị cấm như kháng

sinh, các vi sinh vật có hại (nhiễm khuẩn), gian lận C/O… Nhật Bản là thị trường đứng thứ 3 trong danh sách top 10 nhà nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam năm 2012 khi mang về cho Việt Nam hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu tôm nước ta sang thịtrường này đang phải đối mặt với rào cản Ethoxyquin chưa được tháo gỡ. Hiện nay, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối tháng 11 năm 2012,

Hàn Quốc cũng đã bắt đầu áp dụng kiểm tra dư lượng Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Cùng với đó, Trung Quốc đang có động thái dựng rào cản cũng như chiêu gian nhằm hạn chế nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ là áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nước ta sang các thịtrường này trong thời gian tới. Theo nhiều chuyên gia ngành thủy sản, ASEAN là một trong những thịtrường tiềm năng để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Hiện nay, trong số các quốc gia trong ASEAN thì Thái Lan, Singapore, Malaixia lầ 3 thịtrường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam với tỷ trọng gần 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả Hiệp hội. Trong bối cảnh thịtrường EU có nhu cầu nhập khẩu thấp và khó có khảnăng phục hồi sớm, thịtrường Mỹdưu thừa nguồn cung, Nhật Bản với nhiều rào cản kỹ thuật… thì Australia là một trong những điểm sáng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hiện nay, Mexico được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn, ổn định và tiềm năng của thủy sản Việt Nam, đặc biệt

đối với mặt hàng cá ngừ. Trước bối cảnh kinh tế hiện nay, việc duy trì và ổn

định xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chủ lực, tăng cường mở rộng quan hệ buôn bán với các thị trường tiềm năng, đồng thời không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu thịtrường mới là chiến lược bền vững cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

4.1.3. Đóng góp của xuất khẩu thủy sản vào GDP

Thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy, phát triển mạnh ngành thủy sản, đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thủy sản sẽ góp phần thúc đẩy tốc độtăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Để đánh giá vai trò của các khu vực kinh tế, người ta thường sử dụng 2 chỉ tiêu chủ yếu là tốc độtăng trưởng của từng ngành, khu vực và tỷ trọng của từng ngành, từng khu vực trong toàn bộ nền kinh tế. Khi sử dụng 2 chỉ tiêu trên, cần chú ý 2 trường hợp: tốc độtăng trưởng cao nhưng tỷ trọng nhỏ hoặc nếu tỷ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp thì mức độ đóng góp vào tốc

độtăng trưởng chung là thấp. Ngày nay, phương pháp đánh giá mới được đưa

ra là tỷ trọng đóng góp của từng ngành, khu vực vào tốc độtăng trưởng chung. Do vậy, chỉ tiêu đóng góp vào sự tăng trưởng của từng ngành, từng khu vực cho thấy rõ hơn, lượng hóa được vai trò của từng ngành, từng khu vực trong nền kinh tế.

Bảng 4.3: Tỷ trọng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2009 – 2012 Đơn vị: % Năm 2009 2010 2011 2012 Nông nghiệp 16,43 16,11 17,42 16,75 Lâm nghiệp 0,76 0,73 0,68 0,7 Thủy sản 3,72 3,74 3,92 4,2 Tổng 20,91 20,58 22,02 21,65 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Trong những năm qua, tỷ trọng đóng góp của khu vực nông, lâm, thủy sản vào tốc độ tăngtrưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ còn đóng góp trên dưới 10%. Nguyên nhân cơ bản là tỷ trọng của nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm. Theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản năm 2003 là 22,54% và giảm xuống còn 21.99% vào năm 2008, 21,65%

vào năm 2012. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong khi tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản) giảm, thì tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản trong khu vực này

lại tăng lên, từ17,79% năm 2009 lên 19,40% vào năm 2012. Đó là kết quả tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I theo hướng tiến bộđể

khai thác có hiệu quả thế mạnh mặt nước và nguồn lợi thủy sản ởnước ta.

4.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013 ĐOẠN 2010 – 6/2013

Cà Mau là tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có thế mạnh về xuất khẩu nông – thủy sản. Trong suốt những năm qua, xuất khẩu thủy sản

đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 37 nhà máy chế biến thủy sản, với 33 nhà máy chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, với tổng công suất 180.000 tấn/năm, trong đó chế biến hàng xuất khẩu 157.000 tấn/năm (Hội Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau, 2011). Trước những biến động của tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước, tình hình xuất khẩu thủy sản của tỉnh hiện nay cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Phân tích về sản lượng và kim ngạch để thấy rõ hơn tình hình xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau trong những năm gần đây.

Bảng 4.4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau giai

đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 6 th 2012 6th 2013 2012/2011 6 th 2013/ 6th 2012 +/- % +/- % Sản lượng (tấn) 87.334 86.750 39.889 40.655,1 (584) (0,67) 766,1 1,92 Kim ngạch (ngàn USD) 897.854 887.678 417.845 405.120 (10.176) (1,13) (12.725) (3,05) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Cà Mau)

Cà Mau là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để

phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản, với chiều dài bờ biển trên 254 km, diện tích ngư trường khoảng 70.000 km2 , diện tích nuôi trồng thủy sản trên 270.000 ha (trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 240.000 ha).

đa dạng các nguồn thủy hải sản. Chính vì thế, thủy sản luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn. Sản phẩm thủy sản Cà Mau ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường theo hướng ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy, thủy sản Cà Mau

luôn đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm có uy tín, chất

lượng nên được nhiều khách hàng trên thế giới ưa chuộng. Năm 2009, do tình hình suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, nơi tiêu thụ chủ lực mặt hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng, tình hình xuất khẩu thủy sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn và đang dần được phục hồi trở lại trong những năm trở lại đây.

Năm 2010 được xem là một năm thành công của ngành thủy sản Việt Nam khi thiết lập con số kỷ lục mới với kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD,

được xếp vào top 6 nước có nền xuất khẩu thủy sản lớn nhất toàn cầu. Riêng

Cà Mau, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 850 triệu USD,

tăng trưởng 7 – 8%/ năm, kết quảđó là do thời gian qua thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng và ổn định trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt 897.854 ngàn USD

vượt 7% kế hoạch, tăng 6,5% so với năm 2010, sản lượng xuất khẩu đạt 87.334 tấn. Từ những con số trên cho thấy, mặc dù sản lượng thủy sản có giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng và vượt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính là do giá các mặt hàng thủy sản trong năm tăng liên tục, nông dân có lãi nhiều, kích thích sản xuất phát triển. Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh

hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là giai đoạn có sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút nguồn nhân lực, thu mua nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, khách

hàng… Trong năm này, tình hình nguyên liệu vẫn tiếp tục thiếu, đa số các nhà máy chỉ hoạt động trên 40% công suất, giữa các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh cạnh tranh nguyên liệu gay gắt. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lại không lãi nhiều, do lãi suất ngân hàng cao, việc tiếp cận nguồn vốn cũng hạn chế hơn so với trước đây. Các ngân hàng đồng loạt thắt chặt tín dụng và tăng trần lãi suất. Nhiều doanh nghiệp thủy sản chỉ hoạt động cầm chừng. Năm 2011 được xem là năm khó khăn đối với nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản cảnước, tuy nhiên với mức kim ngạch và sản lượng đạt được là một thành tích rất đáng khích lệ của tỉnh.

Năm 2012, tình hình nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau gặp nhiều khó khăn. Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh ước đạt

420.500 tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu đạt 86.750 tấn, giảm 0,67% so với

năm 2011. Khí hậu diễn biến thất thường, dịch bệnh liên tục diễn ra và tràn lan, nguyên liệu kém chất lượng, ô nhiễm môi trường là những yếu tố khiến sản lượng theo đó cũng sụt giảm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 887.678 ngàn USD, giảm 1,13%. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu nguyên liệu cũng như

chất lượng nguyên liệu chưa được kiểm soát triệt để. Trong khi đó, những mâu thuẫn bất cập về cung – cầu nguyên liệu, phòng trị bệnh tôm chết vẫn chưa có

giải pháp hữu hiệu dẫn đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong năm này, giá tôm liên tục biến động, thiếu công nhân lao động, lãi suất ngân hàng tăng 20%/năm đang là những thách thức lớn của ngành. Cùng với đó, vấn đề VSATTP cũng là một rào cản không nhỏ ảnh

hưởng đến tình hình xuất khẩu của tỉnh. Có hơn 30% doanh nghiệp thủy sản

rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ khiến cho ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản gặp không ít khó khăn.

Tình hình xuất khẩu thủy sản hiện nay của tỉnh có nhiều tín hiệu khả quan. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng xuất khẩu thủy sản đạt 40.655,1 tấn, tăng 1,92% so với cùng kỳnăm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 405.120 ngàn USD, giảm 3,05%. Hiện nay, nhu cầu thủy sản trên thế giới tăng

mạnh do nguồn cung cấp thủy sản ở một sốnước sụt giảm, đặc biệt là tôm cỡ

lớn, vốn là thế mạnh của nước ta. Tình trạng thiếu tôm nguyên liệu tại các nhà

máy đang dần được khắc phục. Đây cũng là kết quả của việc tỉnh đã áp dụng hình thành những vùng nuôi tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng. Hơn nữa, thịtrường xuất khẩu liên tục được mở rộng, cộng với nguồn tôm nuôi ở tỉnh đang phục hồi nhờ khống chế được dịch bệnh, từ đó

giúp các doanh nghiệp chủ động việc ký hợp đồng với nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, giá thành làm ra sản phẩm xuất khẩu cao do giá xăng, dầu, điện, nguyên liệu chế biến và những hàng hóa thiết yếu khác phục vụ cho chế biến xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu giảm. Với 3 khâu đột phá là mở rộng thịtrường xuất khẩu, tháo gỡkhó khăn về vốn, giải quyết hàng tồn kho, tỉnh Cà Mau đang chạy đua trong những tháng cuối năm nhằm nỗ lực đạt 1 tỷ USD xuất khẩu thủy sản trong năm 2013.

Hiện nay, hàng thủy sản xuất khẩu của Cà Mau đã có mặt ởhơn 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chính là: Mỹ, Nhật, EU, Australia, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc, Hồng Kông… Chủ trương hiện nay của tỉnh là giữ vững ổn định thịtrường xuất khẩu truyền thống , bên cạnh còn phải mở rộng nhiều thị trường khác, đưa thủy sản Việt Nam cạnh tranh với những nước có thế mạnh xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Các doanh nghiệp đang tập trung nâng cao chất lượng mặt hàng chế biến trước yêu cầu

ngày càng cao của thịtrường, đặc biệt là đứng vững trước sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực: Thái Lan, Indonexia… Tỉnh Cà Mau đã và

đang có những chiến lược lâu dài cho việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủy sản để ngành này phát triển ổn định và bền vững, luôn là ngành kinh tế

mũi nhọn của tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASES GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013 TY CASES GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013

4.3.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Trong những năm qua, cùng với sựtăng trưởng mạnh của hoạt động xuất khẩu thủy sản của cảnước thì hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Cases cũng không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần làm tăng

sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cảnước nói chung và của khu vực ĐBSCL nói riêng. Bằng những nỗ lực không ngừng, công ty đã không ngừng cải tiến và nâng cao năng lực, ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 52)