Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Cases

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 94 - 101)

SẢN CỦA CÔNG TY CASES

Giải pháp về nguồn nguyên liệu

- Chú trọng tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định phục vụ

xuất khẩu, xây dựng mối quan hệ tốt với thương lái, đại lý thu mua nguyên liệu thủy sản, tổ chức mạng lưới thu mua chặt chẽđể tránh tình trạng hàng bịứ đọng.

- Đầu tư, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản của công ty để đảm bảo nguyên liệu sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, các chỉ tiêu chất

lượng… để có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong tình hình thiếu nguyên liệu gay gắt. Tích cực thực hiện phương châm gắn nhà máy với vùng nguyên liệu.

- Công ty hỗ trợngười nuôi về vốn và kỹ thuật nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng nguyên liệu.

Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm

- Tuân thủ nghiêm ngặt các chương trình kiểm soát an toàn chất

lượng sản phẩm suốt quá trình thu mua, chế biến và xuất khẩu. Tìm hiểu và

đáp ứng kịp thời những tiêu chuẩn, quy định mới về chất lượng sản phẩm của các thịtrường nhập khẩu. Trang bị thêm các thiết bị kiểm tra cần thiết đểtăng cường kiểm soát dư lượng hóa chất từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm.

- Chú trọng đến bao bì, nhãn mác của sản phẩm. Kiểu dáng đẹp, mẫu mã mới là yếu tố thu hút, lôi cuốn khách hàng, góp phần đến quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Ngày nay, vấn đềmôi trường đang được đặc biệt quan tâm nên thiết kế bao bì sinh thái thân thiện với môi trường.

- Công ty cần đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thịtrường. Công ty có chiến lược mở rộng thịtrường, khách hàng nên nhu cầu sản phẩm cũng đa dạng hơn. Công ty đưa ra các sản phẩm mới

như thủy sản cao cấp, chế biến mặt hàng thủy sản ăn liền xuất khẩu…  Giải pháp về nguồn nhân lực

- Công ty tổ chức tuyển dụng thêm nguồn nhân lực với sốlượng trình

độ phù hợp với nhu cầu của công ty

- Tổ chức các khóa đào tạo tập trung để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Tổ chức các buổi hội thảo, làm việc nhóm để nhân viên chia sẻ, truyền đạt, trao đổi kỹnăng, kinh nghiệm làm việc

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ ngoại

thương, trình độ ngoại ngữ cho nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Nâng cao kỹnăng thương thuyết, đàm phán trong việc tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng, thỏa thuận, giao kết… với các đối tác nước ngoài

- Công ty cần có chính sách lương, thưởng hợp lý, đảm bảo chế độ

phụ cấp đầy đủ cho người lao động để khích lệ tinh thần, phát huy năng lực cán bộ, nhân viên

Giải pháp về thị trường

- Công ty phải thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, cập nhật các chính sách mới của thịtrường nhập khẩu để có biện pháp phòng vệ thích hợp đối phó khi có tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật.

- Thực hiện khảo sát trực tiếp, thăm dò, tìm kiếm cơ hội ở thị trường mới để mở rộng thịtrường. Công ty cần tìm hiểu kỹ tập quán, thị hiếu người tiêu dùng, sở thích cũng như văn hóa đểđưa sản phẩm thích hợp với từng thị trường.

- Mặt khác, công ty phải chú trọng chiến lược marketing bằng việc tham gia các kỳ hội chợ, triễn lãm, khảo sát thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng, giới thiệu văn hóa ẩm thực chế biến từ thủy sản để nâng cao uy tín,

thương hiệu, đây là hình thức quảng bá sản phẩm thực tế và hữu hiệu. Kết hợp với việc xây dựng, quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm trên mạng, website của công ty.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Qua mười bảy năm hoạt động, công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ thủy sản Cà Mau đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực hết mình để xác lập một vị thế

vững chắc, một thương hiệu uy tín, ngày càng có sức cạnh tranh trên trường thế giới. Thông qua việc phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cho thấy công ty đã đạt được thành công nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Trong thời gian qua, công ty đã góp phần cho ngân sách tỉnh nhà, tạo nguồn ngoại tệcho Nhà nước và tạo được phần nào công ăn việc làm cho lao

động, người dân địa phương, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế cho tỉnh Cà Mau. Đểđạt được điều đó, công ty đã tận dụng và phát huy những thế

mạnh vốn có để có thểđẩy mạnh xuất khẩu. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở

nhiều quốc gia và châu lục. Tuy vậy, tình hình kinh tế hội nhập và có nhiều biến động đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về giá cả, chất lượng, nguồn nguyên liệu chưa đảm bảo, rào cản kỹ thuật từ các nước xuất khẩu… là những khó khăn công ty đang gặp phải. Đối mặt với các thách thức này, đòi hỏi công ty phải định xác định rõ lối đi cho riêng mình để có những bước đi vững chắc hơn trong hành trình mang thủy sản Việt Nam ra thế

giới. Bên cạnh đó, công ty cần cố gắng giải quyết được những mặt còn tồn tại và phát huy những lợi thế để ngày càng nâng cao hiệu hoạt động xuất khẩu thủy sản và cũng là góp phần nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh của công ty.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước cần có những chính sách quy hoạch cụ thể, tổ chức lại sản xuất các vùng nuôi thủy sản, đặc biệt đối với các vùng nuôi các sản phẩm chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra…), theo hướng tạo mối liên kết chặt chẽ, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tăng cường quản lí việc thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc trong nuôi trồng thủy sản (VietGAP) và thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở nuôi thủy sản, cơ sở bảo quản,

sơ chế nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm ngay từ khâu sản xuất giống đến nuôi thương phẩm, cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích hỗ trợ các doang nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối, đại lý tiêu thụ, trung tâm trưng bày sản phẩm ở nước ngoài.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu: đơn giản hóa các thủ tục hải quan, tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm tra bắt buộc lô hàng xuất khẩu do cơ quan nhà nước thực hiện… Xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến

thương mại phù hợp với các chiến lược phát triển thịtrường xuất khẩu. Đồng thời hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp nâng cao năng lực chủ động đối phó,

đấu tranh với những tranh chấp, rào cản thương mại trên thị trường quốc tế. Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách vềđầu tư, tín dụng khuyến khích, hỗ

trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

6.2.2. Kiến nghị với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức cung cấp thông tin về các thịtrường xuất khẩu như biến động thị trường, môi trường kinh doanh, các rào cản thương

mại, môi trường pháp lý… Giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt được

thói quen, xu hướng tiêu dùng mới, hệ thống pháp luật, chính sách thuế quan, các chính sách quản lý hàng thủy sản nhập khẩu tại các thịtrường để xây dựng những chiến lược kinh doanh xuất khẩu hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến

thương mại, phát triển đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường, xúc tiến xuất khẩu… Tổ chức nhiều cuộc hội chợ, triển lãm đểgiao lưu quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trong nước đến người tiêu dùng trong và

ngoài nước, giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm đối tác, phát triển sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Kết hợp với các cơ quan

chức năng tiến hành xây dựng thương hiệu cho thủy sản Việt Nam, nâng cao

hơn nữa giá trị của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Cần tổ chức, hợp tác, liên kết các doanh nghiệp lại, chia sẻ và xây dựng những mô hình cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, ổn định. Giúp các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản chủđộng được nguồn nguyên liệu, đảm bảo cho hoạt động sản xuất chế biến diễn ra ổn định, xuất khẩu thủy sản đạt kết quảcao hơn.

Ngoài ra, VASEP cũng cần tiếp tục tham gia nhiều buổi hội thảo, hội nghị của Nhà nước về thủy sản để nắm được các chính sách của Nhà nước đối với ngành thủy sản. Thay mặt các hội viên kiến nghị với Nhà nước những vấn

xuất khẩu như: thủ tục xuất khẩu, vấn đề về thuế… từđó tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phát triển tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Châu Huỳnh Lê, 2008. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công

ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Phương Đông. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ

Dương Hữu Hạnh, 2004. Kỹ thuật ngoại thương nguyên tắc và thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê

La Nguyễn Thùy Dung, 2007. Bài giảng Marketing quốc tế. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ

PGS.TS Vũ Đình Thắng và GVC.KS Nguyễn Viết Trung, 2005. Giáo trình Kinh tế thủy sản. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - xã hội

Phan Thị Ngọc Khuyên, 2009. Giáo trình kinh tế đối ngoại. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ

Trương Chí Tiến và Quan Minh Nhật, 2004. Giáo trình quản trị chất lượng sản phẩm. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ

Trương Thanh Thúy, 2010. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp.

Đại học Cần Thơ

Võ Thanh Thu, 2008. Kinh doanh xuất nhập khẩu. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê

Võ Thị Thùy Quyên, 2010. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường

EU cho Công ty Hải sản 404. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ

Vũ Hòa Hoa Hạ, 2012. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản

sang thị trường Châu Mỹ của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ – CASENMEX. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ

Chí Bắc, 2011. Xuất khẩu thủy sản Cà Mau: Chờ một cuộc bứt phá - Bài 1: Vực dậy thủy sản từ mô hình nuôi tôm công nghiệp .<http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=1491

Chí Tín, 2011. Thủy sản Cà Mau trước ngưỡng 1 tỷ USD/năm.

<http://www.baomoi.com/Thuy-san-Ca-Mau-truoc-nguong-1-ti-

USDnam/45/7459851.epi>. [Ngày truy cập 29/08/2013]

Công Thương, 2013. Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.<http://citinews.net/kinh-doanh/top-10-doanh-nghiep-xuat-khau-thuy-san-

HN5AXXQ/>.[Ngày truy cập 20/09/2013]

Đỗ Vân, 2013. Thủy sản Việt tìm chỗ đứng ở thị trường Australia.<http://www.thuysanvietnam.com.vn/thuy-san-viet-tim-cho-dung-o-

thi-truong-australia-article-4115.tsvn>. [Ngày truy cập 25/09/2013]

Hải Minh, 2012. Đến 2015: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ đạt

7,5 tỷ USD.<http://gdtd.vn/channel/3022/201203/den-2015-gia-tri-kim-ngach-

xuat-khau-thuy-san-se-dat-75-ty-usd-1959626/>. [Ngày truy cập 19/09/2013]

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. http://www.vasep.com.vn/

Lê Hằng, 2013. Khuynh hướng nhập khẩu và tiêu thụ thủy sản tại Nhật

Bản.<http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/378_30240/Khuynh-huong-nhap-

khau-va-tieu-thu-thuy-san-tai-Nhat-Ban.htm>. [Ngày truy cập 20/09/2013]

Mỹ Hạnh - Thuận Hải, 2013. Cà Mau: Xuất khẩu nông, thủy sản giảm

mạnh.<http://danviet.vn/thi-truong/ca-mau-xuat-khau-nong-thuy-san-giam-

manh/143301p25c47.htm>. [Ngày truy cập 16/09/2013]

Phạm Hằng, 2013. Xuất khẩu thủy sản năm 2013: Nhiều khó khăn.

<http://www.thuysanvietnam.com.vn/xuat-khau-thuy-san-nam-2013-nhieu-

kho-khan-article-3938.tsvn>. [Ngày truy cập 7/09/2013]

Tâm Như, 2013. Xuất khẩu thuỷ sản lại trễ hẹn.<http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=28917>. [Ngày truy cập 20/09/2013]

Thanh Vũ, 2012. Cú sốc mới của doanh nghiệp thủy sản.<http://dantri.com.vn/kinh-doanh/cu-soc-moi-cua-doanh-nghiep-thuy-san-

647501.htm>. [Ngày truy cập 20/09/2013]

The Fishsite, 2013. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bắt đầu hồi phục.<http://vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.294.gpopen.216388.gpside.1.gpnewtitle.xuat-khau-thuy-san-cua-

viet-nam-bat-dau-hoi-phuc.asmx>. [Ngày truy cập 7/09/2013]

Tổng cục Hải quan. http://www.customs.gov.vn Tổng cục Thống kê. http://www.gso.gov.vn

Trần Thành Nên, 2013. Cà Mau: Doanh nghiệp thủy sản hồi phục, thu

nhập của công nhân tăng trở

lại.<http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=1

0004&cn_id=604435>. [Ngày truy cập 20/09/2013]

VF - TTP, 2013. Lần đầu tiên Cases có gian hàng riêng ti hi ch Vietfish.<http://vietfish.org/20130701010354574p48c56/lan-dau-tien-

cases-co-gian-hang-rieng-tai-hoi-cho-vietfish.htm>. [Ngày truy cập

19/09/2013]

Vinanet, 2011. Năm 2011, sản lượng thủy sản của cả nước tăng 5,6%

so với năm 2010.<http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.286.gpopen.197419.gpside.1.gpnewtitle.nam-2011-san-luong-thuy-

san-cua-ca-nuoc-tang-5-6-so-voi-nam-2010.asmx>. [Ngày truy cập

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản cà mau (cases) (Trang 94 - 101)