Hiện nay việc kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thủy sản đông lạnh xuất khẩu ở Việt Nam do Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
(Nafiqad) đảm nhận. Thời gian qua, Nafiqad đã có nhiều cải cách trong hoạt
động như: đơn giản hóa thủ tục hành chính, từng bước thực hiện việc đăng kí
kiểm tra, trả kết quả phân tích, cấp giấy chứng thư vệ sinh qua thư điện tử
nhằm rút ngắn thời gian đi lại và chờ đợi cho doanh nghiệp và khách hàng.
Cho đến nay, hoạt động kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản của đơn
vị nói riêng và của Nafiqad nói chung đã được quốc tế công nhận và đánh giá
cao, cụ thể là các đoàn tra EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật của thị trường xuất khẩu và định
hướng kiểm soát chất lượng phù hợp, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tếvùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Xu thế chung là khi kinh tế càng khó khăn, các thị trường nhập khẩu
càng đưa ra nhiều rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước. Rào cản ngày càng nhiều, khiến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp càng thêm khó
khăn. Mỗi năm, Việt Nam chịu tổn thất rất lớn do hàng hóa xuất khẩu bị các
nước trả về do chất lượng không đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu của UNIDO cũng cho thấy, mối liên kết lỏng lẻo trong chuỗi cung ứng thủy sản từ Việt Nam, mà khâu yếu nhất chính là sử dụng không hợp lý đầu vào đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thủy sản.
Đối với tôm, hiện nay đang phổ biến tình trạng thương lái gom mua tôm từ
nhiều hộ nông dân rồi trộn lẫn lộn gây khó khăn cho công ty chế biến, khó truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng.
Về các yêu cầu của thị trường nhập khẩu, mức tối thiểu cần đáp ứng để được phép nhập khẩu vào thị trường EU, Hoa Kỳ, Liên Bang Nga… là cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thểlà đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn,
quy định bắt buộc áp dụng (quản lý theo quá trình theo HACCP, GMP, SSOP,
GAP), được cơ quan thẩm quyền Việt Nam kiểm tra, giám sát, được cơ quan
thẩm quyền các nước nhập khẩu công nhận và cho phép nhập khẩu, sản phẩm
được kiểm tra, chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, Quy định về chất
lượng, VSATTP, là các chương trình giám sát quốc gia, các phòng kiểm nghiệm đạt yêu cầu quốc tếISO 17025. Theo đó, thực hiện chuyển đổi phương
thức kiểm soát VSATTP thủy sản của các nước: quản lý theo nguyên lý kiểm soát quá trình “từ ao nuôi đến bàn ăn”, bắt buộc các cơ sở sản xuất – kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP, yêu cầu thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đưa ra
hệ thống luật lệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn về VSATTP ngày càng khắt khe dựa
trên đánh giá ATTP nhằm đảm bảo mức bảo vệ phù hợp. Ký kết các văn bản thỏa thuận song phương, hợp tác về kiểm soát VSATTP thủy sản với cơ quan
thẩm quyền các nước nhập khẩu.
Bên cạnh những tiến bộ mà các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cố gắng đạt được, việc kiểm soát VSATTP ở nước ta vẫn còn một số hạn chếnhư nhiều quy định về thủ tục kiểm tra và chứng nhận vẫn còn chồng chéo, chưa rõ ràng, thiếu cán bộ và nhân viên kỹ thuật có trình độ cao
đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho việc kiểm tra
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASES