TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 38)

3.3.1. Tổ chức nhân sự phòng kế toán

3.3.1.1. Sơ đồ tổ chức

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

3.3.1.2. Nhiệm vụ của từng nhân viên

- Kế toán trưởng: Thay mặt Giám đốc quản lý, đôn đốc, giám sát công tác kế toán ở các bộ phận, xét duyệt, lưu trữ các chứng từ sổ sách của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc.

- Kế toán phó: Là người giúp kế toán trưởng trong công tác kiểm tra, quản lý sổ sách và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng.

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn và các quỹ của công ty và theo dõi các khoản thuế phải nộp.

- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi nguồn vốn và các khoản thanh toán của công ty, lập chứng từ phục vụ cho việc hoạt động SXKD.

Kế toán trưởng Kế toán phó Kế toán tổng hợp Kế toán liên doanh Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán tài sản Kế toán kho Thủ quỷ

- Kế toán tài sản: Thực hiện việc kiểm tra quản lý các tài sản của đơn vị, thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo định kỳ, ghi chép việc tăng giảm, đánh giá lại tài sản.

- Kế toán quản lý liên doanh: Có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp hoạt động liên quan tại các xí nghiệp trực thuộc, kiểm tra hồ sơ sổ sách có liên quan.

- Kế toán kho: Theo dõi quá trình xuất nhập tồn kho các loại nguyên liệu, công cụ, thành phẩm, hàng hóa. Lập phiếu xuất, nhập kho, tính và lập báo cáo hàng tồn kho.

- Thủ quỹ: Quản lý và bảo quản tiền mặt tại đơn vị, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi thực hiện thu chi và phản ánh vào sổ quỹ tiền mặt, đối chiếu với kế toán thanh toán và báo cáo cho Ban Giám đốc.

3.3.1.3. Chế độ kế toán áp dụng

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 đến hết 31/12 cùng năm. - Đơn vị tiền tệ: Chủ yếu là VNĐ.

- Sổ sách: Hình thức chứng từ ghi sổ.

- Tài khoản: Sử dụng Bảng hệ thống tài khoản của Bộ Tài chính theo QĐ 15/2006-BTC.

- Báo cáo: Áp dụng các loại báo cáo như trong hệ thống báo cáo tài chính. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

 Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi hàng tồn kho.  Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá hàng tồn kho cuối kỳ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: Tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

3.3.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

- Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Hình thức chứng từ ghi sổ.

- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:  Chứng từ ghi sổ;

 Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;  Sổ Cái;

 Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Sơ đồ trình tự ghi chép:

: Nhập số liệu hàng ngày; : Đối chiếu, kiểm tra;

: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.

Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc

Sổ cái Chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chứng từ kế

toán cùng loại

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Sổ quỹ

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Biểu số 03)

(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP NSTPXK CẦN THƠ QUA BA NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 CẦN THƠ QUA BA NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Bảng 3.1: Bảng khái quát doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2010-2012

ĐVT: đồng

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Công ty CP NSTPXK Cần Thơ, 2010-2012.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011

Số tiền % Số tiền %

1. Doanh thu BH và CCDV 162.410.629.643 227.246.988.043 307.803.906.800 64.836.358.399 39,92 80.556.918.757 35,45 2. Doanh thu hoạt động tài chính 11.103.576.599 11.005.124.482 11.917.894.529 -98.452.116 -0,89 912.770.047 8,29 3. Giá vốn hàng bán 154.212.610.577 211.690.824.500 294.563.666.730 57.478.213.922 37,27 82.872.842.230 39,15 4. Chi phí bán hàng 3.976.182.606 5.250.891.671 6.618.093.911 1.274.709.065 32,06 1.367.202.240 26,04 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.854.399.980 4.435.269.804 5.263.326.883 -419.130.176 -8,63 828.057.079 18,67 6. Lợi nhuận trước thuế 8.151.344.799 15.508.721.025 17.554.711.682 7.357.376.227 90,26 2.045.990.657 13,19

Bảng 3.2: Bảng khái quát doanh thu, chi phí, lợi nhuận của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2013

ĐVT: đồng

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Công ty CP NSTPXK Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012

Số tiền %

1. Doanh thu BH và CCDV 102.601.302.267 157.294.854.025 54.693.551.758 53,31 2. Doanh thu hoạt động tài chính 3.972.631.510 2.603.754.991 -1.368.876.519 -34,46 3. Giá vốn hàng bán 98.187.888.910 148.091.074.809 49.903.185.899 50,82

4. CP bán hàng 2.206.031.304 3.533.829.362 1.327.798.058 60,19

5. CP quản lý doanh nghiệp 1.754.442.294 2.917.065.823 1.162.623.529 66,27 6. Lợi nhuận trước thuế 5.851.570.561 3.333.172.138 -2.518.398.423 -43,04

Nhận xét

 Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012 của công ty CP NSTPXK CT đã đạt được những thành tựu sau:

- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua ba năm có xu hướng tăng, nhưng tăng không đều. Do giá bán các mặt hàng hầu như tăng qua các năm, còn sản lượng tiêu thụ thì chênh lệch, không ổn định qua các năm nên làm cho doanh thu qua các năm tăng không ổn định.

- Có doanh thu hoạt động tài chính nhìn chung ổn định, lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, từ vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã góp phần vào lợi nhuận chung của công ty.

- Chi phí giá vốn hàng bán tăng nhanh qua các năm và có tốc độ tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng, làm cho giá vốn hàng bán cũng tăng theo.

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng có biến động nhưng hầu như tăng qua các năm. Nhu cầu mở rộng thị trường, tuyển dụng thêm nhân viên bán hàng và nhu cầu sống của con người ngày càng tăng dẫn đến mức lương chi trả cho nhân viên cũng tăng theo.

- Tổng hợp từ các yếu tố trên dẫn đến lợi nhuận trước thuế cũng tăng qua các năm nhưng không ổn định.

Nhìn tổng quát, công ty làm ăn đạt hiệu quả, lợi nhuận sau thuế đều > 0 và ngày một cao hơn. Đây là dấu hiệu khả quan của công ty.

 Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012:

- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 53,3%. Do giá bán các mặt hàng tăng qua các năm, đồng thời sản lượng tiêu thụ cũng tăng theo nên dẫn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên.

- Nhưng doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2012 lại cao hơn 6 tháng đầu năm 2013 52,6%, lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, từ vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã góp phần vào lợi nhuận chung của công ty.

- Chi phí giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 lại cao hơn 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng, làm cho giá vốn hàng bán cũng tăng theo.

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý 6 tháng đầu năm 2013 đều cao hơn 6 tháng đầu năm 2012. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, các mặt hàng nông sản của công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu xuất khẩu, chi phí bỏ ra cho khâu tiêu thụ cũng ngày càng tăng.

- Mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng chi phí phát sinh lại cao hơn, tốc độ tăng chi phí nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu, từ đó dẫn đến lợi nhuận trước thuế của 6 tháng đầu năm 2013 giảm 43,04% so với 6 tháng đầu năm 2012.

3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.5.1. Thuận lợi

Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Tp.Cần Thơ có nhiều thuận lợi như sau:

- Sự tăng trưởng của thành phố Cần Thơ khá cao có tác động tốt đến tất cả các ngành kinh doanh nói chung và Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Tp.Cần Thơ nói riêng.

- Công ty nằm trên khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long – một khu vực có khí hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp mà mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là hàng nông sản và các sản phẩm phục vụ cho trồng trọt.

- Thị trường xuất khẩu ổn định.

- Cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ và chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm nên rất am hiểu về công việc của công ty, giải quyết công việc một cách thuận lợi.

- Công ty rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Tất cả các nhân viên trong công ty đều được đào tạo về ISO. Do đó gạo thành phẩm đều được kiểm tra nghiêm ngặt về tỷ lệ tấm, độ ẩm,… theo đúng quy cách đã thỏa thuận trong hợp đồng.

- Công ty có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Bộ phận lãnh đạo ra quyết định kịp thời; bộ phận tài chính – kế toán thì công khai, minh bạch, thu chi rõ ràng cung cấp thông tin kịp thời cho ban quản trị và bộ phận sản xuất.

- Hệ thống công ty đã đi vào hoạt động ổn định, chuyên nghiệp. Mô hình hoạt động ngày càng hoàn thiện và thuận lợi cho việc quản lý theo mục tiêu lợi nhuận.

3.5.2. Khó khăn

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh những thuận lợi công ty còn gặp phải những khó khăn như sau:

- Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành Nông sản sẽ quyết liệt hơn trước không chỉ về quy mô, về thị trường, về khách hàng mà cả về chất lượng, giá cả sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ tiếp nhận, xử lý thông tin, tiếp cận Khoa học công nghệ nói chung và công nghệ ngành Nông sản nói riêng.

- Việc nắm số liệu và phân tích hiệu quả kinh tế đôi khi chưa chính xác và chưa kịp thời.

- Chưa khai thác thị trường nội địa, chưa có kế hoạch kinh doanh thương hiệu, chưa có nguồn cán bộ có chuyên môn về ngành hàng nông sản và một số lĩnh vực khác nên khó mở rông thị trường, khai thác kế hoạch đầu tư.

- Khâu marketing còn yếu nên khả năng khuếch trương thương mại không được mạnh. Chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm nên không có dự phòng để đối phó với sự biến động của thị trường.

- Nguồn vốn lưu động còn hạn chế nên cơ hội kinh doanh còn gặp nhiều rủi ro. Việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn do một số khách hàng chiếm dụng vốn và đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.

- Chưa có quy định giá sàn đối với sản phẩm gạo, phụ phẩm (cám) khó tiêu thụ và giá thấp. Giá gạo thành phẩm thay đổi, chất lượng gạo chưa cao.

- Nguồn nguyên liệu đầu vào thường không ổn định, có những lúc thì thiếu nguyên liệu các công ty trong khu vực phải tranh nhau mua hàng làm cho giá đầu vào tăng đột biến còn có lúc thì nguồn nguyên liệu lại dư thừa, làm ảnh hưởng rất lớn đến các hợp đồng đã ký kết trước đó. Yếu tố đầu cơ của ngành trong năm dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào biến động quá nhanh, một số hợp đồng không mua nguyên liệu kịp thời ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.

- Vấn đề lãi suất vẫn là áp lực lớn, đòi hỏi sự cân nhắc sản lượng tồn kho ở mức chi phí thấp nhưng phải bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.

3.5.3. Định hướng phát triển

Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, công ty định hướng phát triển trong những năm tới như sau:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng uy tính, chất lượng, giá cả, chủng loại hàng hóa; đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cấp phân xưởng, …

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao công suất làm việc của cán bộ công nhân viên, giải quyết công việc nhanh chóng hơn.

- Cải thiện thu nhập bình quân cho người lao động, tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho cán bộ công nhân viên lao động, …

- Ổn định nguồn cung đầu vào để đảm bảo giá vốn không có nhiều biến động giữa các năm và đảm bảo có đủ nguồn cung cho việc xuất khẩu.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ

PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ

4.1. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

4.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán

a) Tài khoản sử dụng

TK 5111 - “Doanh thu bán hàng hóa”

Trong đó:

- TK 51110 - “Doanh thu bán hàng xuất khẩu” - TK 51111 – “Doanh thu bán hàng nhập khẩu”

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)