Phân tích kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 27)

2.1.10.1. Khái niệm

Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung ngày càng trở thành nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh. Có thể nói, hầu hết những quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan.

“Phân tích hoạt động kinh doanh (operating activities analysis) là một lĩnh vực nghiên cứu quá trình kinh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những qui luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai”, “Phân tích hoạt động doanh nghiệp” (Nguyễn Tấn Bình, 2004, trang 9).

Phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.10.2. Ý nghĩa phân tích kết quả kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.

Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh. Nội dung phân tích tài chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ.

Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược – dài hạn.

Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp.

2.1.11. Một số chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty

2.1.11.1. Tỷ lệ lãi gộp

- Tỷ lệ lãi gộp: Thể hiện quan hệ giữa lãi gộp và doanh thu. Công thức tính:

Tỷ lệ lãi gộp = - Lãi gộp là chênh lệch giữa giá bán và giá vốn.

- Tỷ lệ lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Nếu giá bán vẫn giữ nguyên nhưng tỷ lệ lãi gộp vẫn giảm thì ta có thể kết luận là chi phí tăng lên. Lúc này vấn đề cần đặt ra là có phải doanh nghiệp đang ở trong tình thế cần phải tăng chi phí để giữ vững thị phần hay không.

- Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất để bù đắp phí tổn ngoài sản xuất càng lớn, và doanh nghiệp cần được đánh giá cao. Tỷ lệ lãi gộp càng thấp giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất càng nhỏ và nguy cơ bị lỗ càng cao.

Lãi gộp Doanh thu thuần

2.1.11.2. Hệ số lãi ròng (ROS)

- Lãi ròng là lợi nhuận sau thuế

- Hệ số lãi ròng còn gọi là suất sinh lời của doanh thu

ROS =

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

2.1.11.3. Suất sinh lợi của tài sản (ROA)

ROA =

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả.

2.1.11.4. Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ROE =

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ suất rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp thông qua:

- Các báo cáo tài chính trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD), báo cáo bán hàng, các chứng từ và thông tin có liên quan đến việc xác định kết quả

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân

kinh doanh do phòng kế toán cung cấp. Sau đó tổng hợp số liệu phân tích phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

- Thông tin trên website của Công ty, Bộ tài chính, các thông tin trên báo, tạp chí, internet, ...

- Tham khảo giáo trình để chọn lọc các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho việc phân tích.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp nhờ vào việc: Quan sát, tiếp cận và tìm hiểu thực tế.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Trên cơ sở hệ thống số liệu thu thập được, sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh số liệu và phương pháp suy luận để có được cái nhìn trực quan về sự thay đổi của tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đồng thời, sử dụng một số chỉ tiêu tài chính để phân tích khả năng sinh lợi của công ty. Ngoài ra, đề tài còn kết hợp dùng đồ thị và biểu bảng để đơn giản hóa công tác tập hợp dữ liệu và giúp người đọc dễ theo dõi sự biến động của số liệu nghiên cứu qua các năm.

Từ đó, đưa ra những đề xuất hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

2.2.2.1. Phương pháp kế toán

a) Phương pháp tổng hợp

Đây là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định. Tổng hợp và cân đối các loại tài sản của doanh nghiệp trên cơ sở theo dõi chặt chẽ sự hình thành và vận động biến đổi của các loại tài sản qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh. Muốn tính giá và ghi chép vào các tài khoản có liên quan một cách chính xác thì phải có những thông tin chính xác về từng hoạt động kinh tế cụ thể của đơn vị tức là phải có những chứng từ hợp lệ phản ánh nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có đầy đủ cơ sở pháp lý để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Nhưng nếu chỉ dựa vào chứng từ thì không thể phản ánh hết sự biến đổi của tài sản. Để khắc phục tình trạng trên kế toán phải tiến hành kiểm kê để kiểm tra số lượng và tình hình cụ thể của hiện vật, đối chiếu giữa sổ sách với thực tế trong từng thời điểm có khớp đúng với nhau hay không. Nếu không khớp đúng thì lập biên bản và căn cứ vào biên bản (cũng là chứng từ) mà điều chỉnh lại sổ sách kế toán cho khớp với thực tế.

b) Phương pháp chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Để phản ánh và có thể kiểm chứng được các nghiệp vụ kinh tế, kế toán có một phương pháp là: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin, làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế.

Phương pháp này nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối tượng kế toán được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán.

Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Phương pháp đánh giá

Phương pháp tính giá: Là phương pháp được sử dụng nhằm xác định và ghi nhận được giá trị của các loại tài sản khác nhau về các chủng loại, hình thái vật chất, nguồn hình thành. Vì vậy trong tính giá phải sử dụng thước đo giá trị. Giá trị của tài sản được xác định trên cơ sở các khoản chi phí trực tiếp hình thành nên tài sản đó nên kế toán cần tổng hợp các khoản chi. Mặt khác, để đảm bảo tính thống nhất trong hạch toán thì việc tính giá các tài sản giống nhau trong các đơn vị khác nhau, ở các thời điểm khác nhau phải theo phương pháp, nguyên tắc giống nhau.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

a) Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của hiệu số giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

* Công thức tính như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

∆y = y1 – y0

Trong đó:

y0 : chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

b) Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của thương số giữa trị số kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

* Công thức tính như sau :

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước ; y1: chỉ tiêu năm sau ;

∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân.

2.2.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Gồm 3 bước :

 Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so kỳ gốc.

Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là kỳ gốc. Đối tượng phân tích là : ∆Q = Q1 - Q0

 Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.

Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đề có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng và tuần tự nhân tố d phản ánh về chất.

Kỳ phân tích: Q1 = a1xb1xc1xd1

Kỳ gốc: Q0 = a0xb0xc0xd0

 Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.

 Lần 2: a1 x b1 x c0 x d0

 Lần 3: a1 x b1 x c1 x d0

 Lần 4: a1 x b1 x c1 x d1

Thay thế cuối cùng chính là nhân tố ở kỳ ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc.

 Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần trước. Tổng đại số các nhân tố được xác định bằng đối tượng phâ tích ∆Q :

Xác định mức độ ảnh hưởng

Mức ảnh hưởng nhân tố a: ∆a = a1b0c0d0 – a0b0c0d0

Mức ảnh hưởng nhân tố b: ∆b = a1b1c0d0 – a1b0c0d0

Mức ảnh hưởng nhân tố c: ∆c = a1b1c1d0 – a1b1c0d0

Mức ảnh hưởng nhân tố d: ∆d = a1b1c1d1 – a1b1c1d0

∆a + ∆b + ∆c + ∆d= a1b1c1d1 – a0b0c0d0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

∆Q = Q1 – Q0

2.2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin được thu thập. Thống kê mô tả sử dụng các phương pháp lập bảng, biểu đồ và các phương pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu nêu bật những thông tin cần tìm hiểu.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ

3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 3.1.1. Khái quát về công ty 3.1.1. Khái quát về công ty

- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm xuất khẩu Thành phố Cần Thơ

- Tên tiếng anh: CanTho Agricultural Product And Foodtuff Export Company - Tên viết tắt: MEKONIMEXCLNS

- Trụ sở chính: 152-154 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

- Điện thoại: 0710.835543 – 0710.835544 - Fax: 0710.832060

3.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân của công ty Nông sản thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ là công ty hợp danh sản xuất chế biến hàng Xuất nhập khẩu Hậu Giang (năm 1980) đến 05/06/1983 chuyển thành doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Công ty sản xuất chế biến hàng xuất nhập khẩu; ngày 04/06/1986 đổi tên thành công ty Nông sản thực phẩm Xuất khẩu Hậu Giang. Đến ngày 12/01/2004 công ty chính thức lấy tên Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm xuất khẩu TP Cần Thơ như hiện nay.

Trong giai đoạn đầu, công ty đã gặp không ít khó khăn. Một phần do mới

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 27)