4.2.2.1. Phân tích tình hình biến động chi phí từ năm 2010 đến hết sáu tháng đầu năm 2013
Chi phí là một trong những nhân tố rất quan trọng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận và bài toán chi phí là một trong những bài toán khó mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do đó, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sử dụng các khoản chi phí. Cũng giống như doanh thu việc đánh giá chi phí cũng góp phần quan trọng trong việc quyết định tái sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí giúp doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận của mình.
Bảng 4.12: Tình hình thực hiện chí phí của công ty CPNSTPXK Cần Thơ giai đoạn năm 2010 - 2012
ĐVT: đồng
Nguồn: Báo cáo KQSXKD- công ty CPNSTPXKCT, 2010-2012.
Chỉ tiêu Thời gian Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền %
1. Giá vốn hàng bán 154.212.610.577 211.690.824.500 294.563.666.730 57.478.213.922 37,27 82.872.842.230 39,15 2. CP tài chính 2.282.503.159 2.963.991.780 2.736.324.483 681.488.622 29,86 -227.667.297 -7,68 3. CP bán hàng 3.976.182.606 5.250.891.671 6.618.093.911 1.274.709.065 32,06 1.367.202.240 26,04 4. CP quản lý doanh nghiệp 4.854.399.980 4.435.269.804 5.263.326.883 -419.130.176 -8,63 828.057.079 18,67
Bảng 4.13: Tình hình thực hiện chí phí của công ty CPNSTPXK Cần Thơ 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 ĐVT: đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012/ 6 tháng đầu năm 2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Giá vốn hàng bán 94.202.416.902 98.187.888.910 148.091.074.809 3.985.472.008 4,23 49.903.185.899 50,82 2. CP tài chính 1.318.976.342 912.108.161 2.531.843.956 -406.868.181 -30,85 1.619.735.795 177,58 3. CP bán hàng 2.336.646.794 2.206.031.304 3.533.829.362 -130.615.490 -5,59 1.327.798.058 60,19 4. CP quản lý doanh nghiệp 1.973.695.063 1.754.442.294 2.917.065.823 -219.252.768 -11,11 1.162.623.529 66,27
5. CP khác 11.458.406 0 10.968.750 -11.458.406 -100 10.968.750 -
0 50.000.000.000 100.000.000.000 150.000.000.000 200.000.000.000 250.000.000.000 300.000.000.000 đồng GVHB CPTC CPBH CPQLDN CP khác Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 0 20.000.000.000 40.000.000.000 60.000.000.000 80.000.000.000 100.000.000.000 120.000.000.000 140.000.000.000 160.000.000.000 đồng GVHB CPTC CPBH CPQLDN CP khác Chỉ tiêu 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Hình 4.3 Chi phí theo thành phần giai đoạn 2010 - 2012
Nhận xét
Dựa vào bảng 4.5 và bảng 4.6 ta thấy rằng chi phí của công ty có sự biến động tăng qua các năm. Trong đó giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí, điều này là hoàn toàn dễ hiểu và là điều tất yếu vì doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty. Nhìn chung tình hình thực hiện chi phí của công ty có sự biến động tương tự với sự biến động của doanh thu. Tình hình thực hiện chi phí của công ty được phân tích cụ thể như sau:
a) Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là khoản chi phí lớn nhất của công ty qua các năm. Năm 2011 GVHB là 211.690.824.500 đồng, tăng 57.478.213.922 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 37,27% đồng, do giá mua đầu vào tăng dần theo thời gian mà công ty thì tăng cường thu mua nhiều hàng hoá hơn, gia tăng số lượng hàng bán ra và cố gắng đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng bằng cách dự trữ hàng hoá tại đơn vị. Ngoài ra trong năm 2011 giá cả hàng hóa tăng lên đáng kể do tình hình kinh tế trong nước có biến động như tình hình lạm phát, sự gia tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn tại các ngân hàng thương mại, ... Và đến năm 2012, GVHB cũng tăng cao so với năm 2011 một khoảng là 82.872.842.230 đồng, tương đương 39,15%. Nguyên nhân của việc tăng GVHB này là do các khoản chi phí dùng để mua nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng theo thời giá thị trường nên việc giá vốn hàng bán tăng lên là điều tất yếu. Chi phí giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2012 đạt 98.187.888.910 đồng, tăng 3.985.472.008 đồng so với 6 tháng đầu năm 2011, tương ứng tăng 4,23%. Chi phí giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 đạt 148.091.074.809 đồng, tăng 49.903.185.899 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tương ứng tăng 50,82%. Nguyên nhân sự gia tăng qua nhanh của chi phí giá vốn hàng bán qua các năm là do công ty tăng sản lượng hàng hoá bán ra mà khoản mục giá vốn hàng bán là khoản mục mà công ty không chủ động thay đổi được, việc tăng giá vốn hàng bán cho thấy công ty đã bán được nhiều hàng hoá hơn so với năm trước đó, đây là bước đầu cho thấy công ty kinh doanh hiệu quả, gia tăng được lượng hàng bán ra, góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận để thuận tiện cho hoạt động đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên cũng trong năm 2011 tình hình tăng giá các mặt hàng lên cao do lạm phát cũng phần nào làm tăng giá vốn hàng bán.
b) Chi phí tài chính
Chi phí hoạt động tài chính cũng góp một phần trong tổng chi phí của Công ty. Công ty ngày càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu
tư vào Công ty ngày càng nhiều, từ đó nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc Công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Nhìn vào bảng ta thấy chi phí tài chính năm 2011 là 2.963.991.780 đồng, tăng 681.488.622 đồng so với năm 2010. Sở dĩ chi phí tài chính tăng cao là do trong năm 2011 chi phí cho sản xuất tăng, công ty gặp nhiều khó khăn về tài chính nên phải đi vay nhiều hơn, bên cạnh đó lãi suất cho vay cũng có sự biến động đặc biệt tăng, để có đủ tài chính cho hoạt động kinh doanh công ty đã phải đi vay nhiều hơn, bên cạnh đó các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất nên đẩy chi phí này tăng lên mạnh. Nhưng năm 2012 chi phí tài chính giảm nhẹ và đạt 2.736.324.483 đồng, giảm 227.667.297 đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 7,68% so với năm 2011 và 6 tháng năm 2012 đạt 912.108.161 đồng, giảm 406.868.181đồng so với 6 tháng đầu năm 2011. Chi phí tài chính giảm chủ yếu là do chi phí lãi vay giảm. Đây là điều đáng mừng, chứng tỏ công ty ngày càng tự chủ hơn về khả năng tài chính của mình, khắc phục được dần tình trạng thiếu vốn kinh doanh.
Tuy nhiên tính đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính đã tăng lên 2.531.843.956 đồng, tăng 1.619.735.795 đồng tương ứng là 177,58% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do lãi suất liên tục được điều chỉnh cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt, các khoản vay ưu đãi lãi suất không còn nữa càng làm tăng thêm chi phí lãi vay. Đồng thời do nhu cầu mở rộng kinh doanh, nhu cầu về vốn ngày càng cao, dẫn đến sự tăng nhanh của chi phí tài chính.
Tuy nhiên khoản chi phí này là khá nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí nên có thể nói chi phí từ hoạt động tài chính không phải là đối tượng chính và đáng quan tâm nhất của công ty.
c) Chi phí bán hàng
Nhìn chung chi phí này cũng tăng qua các năm. Chi phí bán hàng năm 2011 tăng 1.274.709.065 đồng, tương đương tăng 32,06% so với năm 2010. Nguyên nhân chi phí bán hàng tăng là do công ty mở rộng thị trường, mở thêm chi nhánh nên chi phí cho việc tuyển dụng thêm các nhân viên bán hàng tăng, chi phí lương của các nhân viên bán hàng, chí phí cho việc chi trả thêm tiền xăng cho việc bán hàng, tiền điện, nước, internet, điện thoại,… Đến năm 2012 chi phí BH lại tăng lên 6.618.093.911 đồng, tương đương tăng 26,04% so với năm 2011. Nguyên nhân trong năm 2012 tình hình giá cả xăng dầu và phương tiện vận tải đều tăng lên đáng kể và không ngừng, chi phí phát sinh trong việc bán hàng liên quan đến tiền xăng dầu đi lại của nhân viên giao hàng hay cước phí vận chuyển của việc nhờ các phương tiện dịch vụ giao thông chuyển hàng
đến cho khách hàng, đây là một trong những thách thức đối với công ty đòi hỏi công ty phải xây dựng chính sách tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.
Nhưng 6 tháng đầu năm 2012 lại giảm 130.615.490 đồng so với 6 tháng đầu năm 2011, tương ứng giảm 5,59%, do đầu năm 2012 khâu tiêu thụ của công ty gặp nhiều khó khăn, nên chi phí phát sinh cho khâu tiêu thụ giảm theo.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng lên và đạt được 3.533.829.362 đồng, tăng 1.327.798.058 đồng tương ứng là 60,19% so với 6 tháng đầu năm 2012, do công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu xuất khẩu cũng như khâu tiêu thụ hàng, nên chi phí bán hàng của công ty cũng biến động không kém. Ngoài ra, chủ yếu là những chi phí cho việc gia công các thành phẩm của công ty. Sự gia tăng chi phí bán hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được, tuy nhiên đây là khoản chi phí công ty phải gánh chịu để thực hiện mục tiêu tăng số lượng khách hàng hiện tại và thoả mãn nhu cầu của những khách hàng khó tính, chi phí bán hàng tăng qua các năm do công ty đã thu hút được thêm khách hàng, …nên việc vận chuyển hàng hoá giao cho khách hàng để mở rộng trị trường kinh doanh, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng là những nguyên nhân chủ yếu làm tăng khoản mục chi phí bán hàng tại công ty.
d) Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí QLDN biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2011 khoản chi phí này là 4.435.269.804 đồng giảm 419.130.176 đồng, tương đương 8,63% so với năm 2010, trong năm 2011 do tình hình kinh tế khó khăn công ty đã cắt giảm một số nhân viên hoạt động kém hiệu quả, đồng thời thực hiện tiết kiệm giảm chi phí trong toàn công ty khi không cần thiết. Chi phí QLDN giảm chủ yếu là do sự giảm của các chi phí như: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, Khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài,...
Đến năm 2012 khoản chi phí này đạt 5.263.326.883 đồng, tức là tăng 828.057.079 đồng, tương đương 18,67% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do công ty có chính sách tăng lương cho cán bộ công nhân viên qua các năm, ngoài ra với tình hình gia tăng của điện, nước, các thiết bị văn phòng,…trong năm 2011 là nguyên nhân làm tăng chi phí quản lý kinh doanh. Nhưng 6 tháng đầu năm 2012 lại giảm 219.252.768 đồng so với 6 tháng đầu năm 2011, tương ứng giảm 11,11%, do đầu năm 2012 tình hình kinh tế của công ty gặp nhiều khó khăn, nên chi phí phát sinh cho khâu quản lý được cắt giảm cho phù hợp với tình hình chung.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng lên và đạt được 2.917.065.823 đồng, tăng 1.162.623.529 đồng tương ứng là 66,27% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Công ty vẫn tiếp tục tăng lương cho người lao động tạo điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Với tình hình các khoản chi phí đầu vào đều tăng qua các năm đòi hỏi công ty phải có chính sách tiết kiệm chi phí cho phù hợp.
e) Chi phí khác
Chi phí khác thể hiện các khoản chi, các khoản phát sinh không thường xuyên. Cụ thể ở Công ty là chi phí thanh lý tài sản, nhượng bán, …Nhìn chung các khoản chi phí khác có biến động không đáng kể qua các năm. Năm 2011 chi phí này 25.749.227 đồng, giảm 25.749.227 đồng, tương ứng 50% so với năm 2010, năm 2012 khoản chi phí naỳ không phát sinh, chênh lệch so với năm 2011 là 100%. Tính đến 6 tháng 2013, chi phí khác đạt 10.968.750 đồng. Nguyên nhân là do đầu năm 2013 công ty thanh lý tài sản do hư hỏng không còn sử dụng được nữa, dẫn đến chi phí thanh lý tăng mạnh, làm cho khoản mục chi phí khác cũng tăng theo. Chi phí khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí nên sự biến động của nó ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng không đáng kể.
4.2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí
Tình hình thực hiện chi phí của công ty chịu sự tác động rất lớn của các nhân tố chủ quan và khách quan, có những trường hợp làm tăng chi phí và có những trường hợp làm giảm chi phí. Từ việc phân tích các chỉ tiêu về chi phí của công ty, ta nhận thấy giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty. Mặt khác, trong tổng GVHB thì các mặc hàng gạo 5%, gạo 15%, gạo 25% chiếm phần lớn trong tổng doanh thu, ngoài hai mặt hàng chính này, công ty còn có các mặt hàng khác như nếp, gạo thơm, gạo 20%,… Do đó, ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến GVHB 3 mặt hàng gạo 5%, gạo 15%, gạo 25%.
Ta có phương trình: GVHB = Số lượng tiêu thụ (q) x Giá thành đơn vị (z) Dựa vào phương trình ta thấy GVHB bị ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố là số lượng tiêu thụ và giá thành.
Bảng 4.14: Các nhân tố ảnh hưởng đến GVHB các mặt hàng gạo 5%, 15% và 25% giai đoạn từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 của công ty CP NSTPXK Cần Thơ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu
năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Sản lượng (kg) Gạo 5% 4.022.000 600.500 3.855.206 1.792.671 1.728.135 Gạo 15% 4.289.000 11.380.820 18.309.200 9.447.547 10.377.186 Gạo 25% 4.118.450 6.599.500 1.140.889 554.472 462.984 Giá thành (đồng) Gạo 5% 7.250 8.136 8.568 9.015 10.568 Gạo 15% 7.235 8.375 8.438 9.206 10.720 Gạo 25% 7.050 7.965 7.405 7.665 9.230 Giá vốn hàng bán (đồng) Gạo 5% 29.159.500.000 4.885.668.000 33.031.405.008 16.160.929.065 18.262.930.680 Gạo 15% 31.030.915.000 95.314.367.500 154.493.029.600 86.974.117.682 111.243.433.920 Gạo 25% 29.035.072.500 52.565.017.500 8.448.283.045 4.250.027.880 4.273.342.320
Để thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến GVHB ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích. 7
Áp dụng tương tự ở phần trước, ta có bảng 4.8 sau:
Bảng 4.15: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán gạo 5%, gạo 15% và gạo 25% của công ty CPNSTPXK Cần Thơ
ĐVT: đồng Nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng năm 2011 Mức độ ảnh hưởng năm 2012 Mức độ ảnh hưởng 6 tháng đầu năm 2013 Sản lượng Gạo 5% -24.805.875.000 26.480.288.016 -581.792.040 Gạo 15% 51.309.317.700 58.025.182.500 8.558.256.634 Gạo 25% 46.526.475.000 -43.477.836.615 -701.255.520 Giá thành Gạo 5% 532.043.000 1.665.448.992 2.683.793.655 Gạo 15% 12.974.134.800 1.153.479.600 15.711.059.604 Gạo 25% 6.038.542.500 -638.897.840 724.569.960 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Gạo 5% -24.273.832.000 28.145.737.008 2.102.001.615 Gạo 15% 64.283.452.500 59.178.662.100 24.269.316.238 Gạo 25% 52.565.017.500 -44.116.734.455 23.314.440
Nguồn: Báo cáo KQSXKD- công ty CPNSTPXKCT, 2010-hết 6 tháng đầu năm 2013.
Nhận xét
Qua bảng số liệu trên ta thấy GVHB gạo 5% năm 2011 giảm 24.273.832.000 đồng so với năm 2010. Trong đó, sản lượng tiêu thụ giảm làm GVHB giảm 24.805.875.000 đồng và GVHB tăng 532.043.000 đồng do giá thành tăng lên. Năm 2012 GVHB tăng 28.145.737.008 đồng so với năm 2011. Trong đó, sản lượng làm tăng GVHB 26.480.288.016 đồng và nhân tố giá thành làm GVHB tăng 1.153.479.600 đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 GVHB tăng 2.102.001.615 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, nhân tố sản lượng làm GVHB giảm 581.792.040 đồng, nhân tố giá thành làm GVHB tăng 2.683.793.655 đồng. Sự tăng lên của GVHB cũng không hẳn là dấu hiệu đáng lo, bởi vì nó cho thấy tình hình tiêu thụ mặt hàng nông sản 6 tháng đầu năm 2013 thật sự là hiệu quả.
Năm 2011 GVHB gạo 15% tăng 64.283.452.500 đồng so với năm 2010 là do sự tăng lên của sản lượng tiêu thụ đã làm tăng 51.309.317.700 đồng và