4.2.1.1. Phân tích tình hình biến động doanh thu từ năm 2010 đến hết sáu tháng đầu năm 2013
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khâu cuối cùng chính là tiêu thụ thành phẩm, nó đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh thu là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh các danh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích doanh thu. Trên cơ cở đó, nhằm đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý nhằm tìm ra các biện pháp thực tế để khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh, khai thác triệt để mọi khả năng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó phân tích doanh thu giúp ta có cái nhìn tổng quan về công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp doanh thu của công ty CP NSTPXK Cần Thơ giai đoạn năm 2010 - 2012
ĐVT: đồng
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - công ty CPNSTPXKCT, 2010-2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần về BH
và CCDV 162.410.629.643 227.246.988.043 307.803.906.800 64.836.358.400 39,92 80.556.918.757 35,45 Doanh thu hoạt động tài
chính 11.103.576.599 11.005.124.482 11.917.894.529 -98.452.117 -0,89 912.770.047 8,29 Thu nhập khác 14.333.333 1.623.335.483 7.014.322.360 1.609.002.150 11.225,60 5.390.986.877 332,09 Tổng Cộng 173.528.539.575 239.875.448.008 326.736.123.689 66.346.908.432 11.264,63 86.860.675.681 375,83
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp doanh thu của công ty CP NSTPXK Cần Thơ 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012/6 tháng đầu năm 2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần về BH
và CCDV 101.124.909.679 102.601.302.267 157.294.854.025 1.476.392.588 1,44 54.693.551.758 53,31 Doanh thu hoạt động
tài chính 4.897.280.395 3.972.631.510 2.603.754.991 -924.648.885 -18,88 -1.368.876.519 -34,46 Thu nhập khác 722.384.290 2.338.107.453 519.345.822 1.615.723.163 223,67 -1.818.761.631 -77,79 Tổng Cộng 106.744.574.364 108.912.041.230 160.417.954.838 2.167.466.866 2,03 51.505.913.608 47,29
Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD- công ty CPNSTPXKCT, 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013.
0 20.000.000.000 40.000.000.000 60.000.000.000 80.000.000.000 100.000.000.000 120.000.000.000 140.000.000.000 160.000.000.000 đồng Doanh thu thuần về BH & CCDV Doanh thu HĐTC Thu nhập khác Chỉ tiêu 6T/2011 6T/2012 6T/2013 0 50.000.000.000 100.000.000.000 150.000.000.000 200.000.000.000 250.000.000.000 300.000.000.000 350.000.000.000 đồng Doanh thu thuần về BH & CCDV Doanh thu HĐTC Thu nhập khác Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hình 4.1 Doanh thu theo thành phần giai đoạn 2010 – 2012
Nhận xét
Dựa vào bảng số liệu và hình trên ta thấy rằng doanh thu của công ty tăng dần qua các năm, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác qua 3 năm rưỡi lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều đó cho thấy nguồn thu nhập chính của công ty phần lớn là từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.
a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu BH và CCDV đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của tổng doanh thu do chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Năm 2011, doanh thu BH và CCDV đạt 227.246.988.043 đồng, tăng 64.836.358.400 đồng, tương ứng 39,92%. Nguyên nhân của sự gia tăng doanh thu năm 2011 là do công ty đã biết khai thác thế mạnh, và đã đưa ra những chính sách hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng chất lượng sản phẩm. Mặc dù, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng bù lại giá xuất khẩu mặt hàng gạo năm 2011 cũng tăng mạnh nên doanh thu năm 2011 cũng tăng lên vượt bật so với năm 2010. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì năm 2011 xuất khẩu gạo đạt được sự tăng trưởng khá vững chắc. Giá gạo xuất khẩu năm 2011 tăng bình quân 9% so với năm 2010. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, chính phủ Thái Lan tăng giá thu mua lúa gạo trong nước dẫn đến giá gạo xuất khẩu của nước này cũng được đẩy lên, nhờ đó mà xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng được hưởng lợi theo. Thứ hai, tình hình lũ lụt vào những tháng gần cuối năm ở các nước Đông Nam Á dẫn đến nguồn cung trong ngắn hạn cũng có chút thiếu hụt. Thứ ba, giá các sản phẩm ngũ cốc khác (ngô, lúa mỳ) cũng tăng mạnh.
Sang đến năm 2012 doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng và tăng mạnh hơn so với năm 2011. Nhưng tốc độ tăng chậm so với giai đoạn 2010-2011. Năm 2012 doanh thu từ BH và CCDV tăng 80.556.918.757 đồng (tương ứng 35,45%). Sự tăng mạnh doanh thu của năm 2012 là do công ty đã tận dụng tốt thế mạnh xuất khẩu, tập trung nguồn lực chủ yếu, tuy các yếu tố đầu vào cho sản xuất có tăng so với năm 2011 nhưng bù lại giá bán cao hơn năm 2011. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được kết quả vượt mức, đáp ứng được các yêu cầu đề ra là tiêu thụ kịp thời sản lượng lúa hàng hóa của nông dân; giữ ổn định giá lúa gạo trong nước, góp phần bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm lợi ích của người trồng lúa theo giá định hướng đề ra. Nắm bắt được tình hình chung, Công ty đã tận dụng dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào, bắt tay tìm hiểu
sâu và thâm nhập vào các thị trường đang thiếu nguồn lương thực (Châu Phi), đẩy mạnh xuất khẩu, giúp cho doanh thu của công ty luôn được duy trì. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2012 tăng nhẹ so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2011, tăng từ 101.124.909.679 đồng lên 102.601.302.267 đồng, tăng 1.476.392.588 đồng (tương ứng 1,46%). Theo đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2012 có diễn biến phức tạp, giá các loại lương thực tăng cao do thiên tai, mất mùa, sản lượng thấp hơn tiêu dùng và tồn kho giảm mạnh. Công ty chịu ảnh hưởng các yếu tố về giá, dẫn đến doanh thu có sự tăng nhẹ so với năm 2011.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2012, tăng từ 102.601.302.267 đồng lên đến 157.294.854.025 đồng, tăng 54.693.551.758 đồng (tương ứng 53,31%). Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2012, gạo Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh từ Ấn Độ và lỡ nhịp bán ra từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, nên xuất khẩu quý I/2012 giảm mạnh, do giá trong nước ở mức cao, nên dẫn đến doanh thu 6 tháng 2012 không cao so với 6 tháng đầu năm 2013.
b) Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu từ HĐTC của công ty biến động tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 doanh thu từ HĐTC của công ty có sự sụt giảm nhẹ, đạt 11.005.124.482 đồng, giảm 98.452.117 đồng, tương ứng giảm 0,89% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do sự sụt giảm của lãi tiền gửi, năm 2012 có thể nói là năm công ty hoạt động rất hiệu quả và bằng chứng rõ ràng nhất là việc công ty đã sử dụng số vốn của mình linh động hơn. Năm 2012 doanh thu từ HĐTC của công ty là 11.917.894.529 đồng, tăng 912.770.047 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 8,29%. Doanh thu tài chính tăng do trong năm các đơn vị liên doanh của công ty kinh doanh có hiệu quả và mang lại lợi nhuận làm tăng doanh thu và thêm vào đó là lãi suất ngân hàng tăng lên.
Doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2011-2013 giảm đáng kể. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 giảm 18,88% so với năm 2011 (tương ứng giảm 924.648.885 đồng) và 6 tháng đầu năm 2013 giảm 34,46% so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng giảm 2.053.314.778 đồng. Nguyên nhân chủ yếu do lượng tiền gửi giảm và do công ty đầu tư không có lời.
c) Thu nhập từ hoạt động khác
Ngoài khoản thu nhập chính từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ, công ty còn có thêm khoản thu nhập khác nhằm tăng lợi nhuận. Đối với hoạt động bất thường khác của công ty, thu nhập tăng dần qua 3 năm rưỡi. Năm 2011 doanh thu khác tăng lên đến 1.623.335.483 đồng, tăng 1.609.002.150 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 11225,6%. Ngoài thu nhập từ việc khách hàng vi phạm hợp đồng và thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng mạnh của thu nhập khác trong giai đoạn này, là Công ty mở rộng cho các Công ty, Xí nghiệp khác thuê kho chứa hàng,.. Và năm 2012 thu nhập khác cũng tăng lên đến 7.014.322.360 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 5.390.986.877 đồng (tương ứng tăng 332,09%). Phần lớn dẫn đến thu nhập khác tăng qua các năm là do thu lợi từ thanh lý, nhượng bán một số TSCĐ, do công ty có phương hướng thay đổi một số trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nên thanh lý các thiết bị cũ để nhập về một lượng máy móc, thiết bị mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. So với 3 năm, thu nhập từ hoạt động khác của 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2012 giảm 2.728.142.446 đồng (tương ứng 77,79%). Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này kho chứa hàng của Công ty bỏ trống một thời gian dài và do trang thiết bị, máy móc mới thay mới nên tiền thu từ thanh lý, nhượng bán giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên về mặt cơ cấu, tỷ trọng của doanh thu HĐTC và thu nhập khác chiếm khá nhỏ, do đó sự biến động của chỉ tiêu này cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tổng doanh thu.
4.2.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu BH và CCDV
Dựa vào Bảng 4.8 và 4. ta thấy sự tăng lên của doanh thu chủ yếu là do doanh thu BH và CCDV tăng lên. Do đó, để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Ta có phương trình doanh thu như sau:
Doanh thu (M) = Khối lượng (q) x Giá bán (p)
Tuy doanh thu bán hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan, chủ quan khác nhau. Nhưng từ phương trình trên ta thấy doanh thu bán hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố chính là khối lượng và giá bán.
Mặt khác, trong tổng doanh thu của công ty thì các mặt hàng gạo 5%, gạo 15%, gạo 25% chiếm phần lớn trong tổng doanh thu, ngoài hai mặc hàng chính này, công ty còn có các mặc hàng khác như nếp, gạo thơm, gạo 20%,…
Bảng 4.10: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu các mặt hàng gạo 5%, 15% và 25% giai đoạn từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu
năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Sản lượng (kg) Gạo 5% 4.022.000 600.500 3.855.206 1.792.671 1.728.135 Gạo 15% 4.289.000 11.380.820 18.309.200 9.447.547 10.377.186 Gạo 25% 4.118.450 6.599.500 1.140.889 554.472 462.984 Giá bán Gạo 5% 8.863 9.131 9.540 10.225 11.625 Gạo 15% 8.237 9.273 9.270 10.136 11.350 Gạo 25% 8.129 8.354 8.680 8.800 10.530 Doanh thu Gạo 5% 35.646.986.000 5.483.165.500 36.778.665.240 18.330.060.975 20.089.569.375 Gạo 15% 35.328.493.000 105.534.343.860 169.726.284.000 95.760.336.392 117.781.061.100 Gạo 25% 33.478.880.050 55.132.223.000 9.902.916.520 4.879.353.600 4.875.221.520
Để thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, ta thực hiện việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu gạo 5%, 15%, gạo 25% năm 2011, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 bằng phép thay
thế liên hoàn tương tự như với mặt hàng gạo 5%. Sau khi phân tích ta có bảng kết quả sau:
Bảng 4.11: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu gạo 5%, gạo 15% và gạo 25% ĐVT: đồng Nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng năm 2011 Mức độ ảnh hưởng năm 2012 Mức độ ảnh hưởng 6 tháng đầu năm 2013 Sản lượng Gạo 5% -30.324.754.500 29.718.720.490 – 659.880.595 Gạo 15% 58.415.321.340 64.246.867.740 9.422.820.904 Gạo 25% 20.168.455.450 -45.601.236.294 -805.094.400 Giá bán Gạo 5% 160.934.000 1.576.779.254 2.419.388.990 Gạo 15% 11.790.529.520 -54.927.600 12.597.903.804 Gạo 25% 1.484.887.500 371.929.814 800.962.320 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Gạo 5% -30.163.820.500 31.295.499.740 1.759.508.400 Gạo 15% 70.205.850.860 64.191.940.140 22.020.724.708 Gạo 25% 21.653.342.950 -45.229.306.480 -4.132.080
Nguồn: Báo cáo KQSXKD- công ty CPNSTPXKCT, 2010-hết 6 tháng đầu năm 2013.
Nhận xét
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu gạo 5% năm 2011 giảm 30.163.820.500 đồng so với năm 2010 là do nhân tố khối lượng tiêu thụ đã làm giảm 30.324.754.500 đồng doanh thu và giá bán tăng lên 160.934.000 đồng làm doanh thu giảm. Năm 2012 doanh thu gạo 5% tăng 31.295.499.740 đồng so với năm 2011 là do, có sự tăng lên của khối lượng tiêu thụ đã làm doanh thu tăng thêm 29.718.720.490 đồng và nhân tố giá bán đã làm doanh thu tăng 1.576.779.254 đồng.Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu gạo 5% tăng 1.759.508.400 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, do sự giảm xuống
của khối lượng tiêu thụ đã làm doanh thu giảm 659.880.595 đồng, còn giá bán tiêu thụ tăng nhẹ làm doanh thu tăng 2.419.388.990 đồng.
Doanh thu gạo 15% năm 2011 tăng 70.205.850.860 đồng so với năm 2010. Trong đó khối lượng tiêu thụ làm doanh thu tăng 58.415.321.340 đồng và giá bán làm doanh thu tăng lên 11.790.529.520 đồng. Năm 2012 doanh thu gạo 15% tăng đến 64.191.940.140 đồng so với năm 2011 là do khối lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng 64.246.867.740 đồng, và giá bán làm doanh thu giảm 54.927.600 đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu gạo 15% tăng 22.020.724.708 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 là do khối lượng tiêu thụ làm doanh thu tăng 9.422.820.904 đồng và giá bán tăng làm doanh thu tăng thêm 12.597.903.804 đồng.
Doanh thu gạo 25% năm 2011 tăng 21.653.342.950 đồng so với năm 2010. Trong đó khối lượng tiêu thụ làm doanh thu tăng 20.168.455.450 đồng và giá bán làm doanh thu tăng lên 1.484.887.500 đồng. Năm 2012 doanh thu gạo 25% giảm 45.229.306.480 đồng so với năm 2011 là do khối lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu giảm 45.601.236.294 đồng, và giá bán làm doanh thu tăng 371.929.814 đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu gạo 25% giảm 4.132.080 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 là do khối lượng tiêu thụ làm doanh thu giảm 805.094.400 đồng và giá bán tăng làm doanh thu tăng thêm 800.962.320 đồng.
Nhìn một cách tổng quát ta thấy, nhân tố khối lượng tiêu thụ và nhân tố giá bán sản phẩm đều ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty. Tuy nhiên với xu thế cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng lương thực hiện nay thì việc tăng giá bán sản phẩm là vô cùng khó khăn. Vì vậy, công ty cần có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế chi phí, nhằm làm tăng doanh thu, từ đó làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên.