Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 110 - 112)

5.2.4.1. Duy trì và phát triển thị trường truyền thống

Công ty nên tăng cường hoạt động marketing cùng với việc tăng cường nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu và sử dụng các dịch vụ kích thích sức mua của thị trường.

Đối với thị trường truyền thống trong khu vực Châu Á như Philippines, Indonesia, Malaysia và các thị trường ở Châu Phi thì công ty nên có chính sách giữ chân khách hàng truyền thống như: nâng cao chính sách bán hàng, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Ngoài ra, cần có dịch vụ chăm sóc khách hàng để xử lý các khiếu nại nhằm cung ứng cho khách hàng những chính sách tốt nhất.

Công ty cũng cần nghiên cứu các thị trường này để biết được thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước này thay đổi như thế nào. Bên cạnh đó, Công ty sẽ thu thập thông tin có được, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp cho Công ty.

5.2.4.2. Đẩy mạnh thị trường nội địa

Trên thực tế, hầu hết đa số các công ty đang hoạt động trong ngành nghề này đều tập trung cho hoạt động xuất khẩu nhiều hơn thị trường nội địa. Do đó, Công ty cần chủ động mở thêm nhiều chi nhánh trong cả nước vừa có

thể nắm bắt thông tin về thị trường gạo vừa có thể giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Công ty.

Công ty nên cố gắng tham gia các cuộc bình chọn “hàng Việt Nam chất lượng cao” và các kỳ hội chợ lớn trên cả nước. Đây là cơ hội rất lớn để Công ty đẩy mạnh, quảng bá thương hiệu, hình ảnh đến số lượng khách hàng lớn trong phạm vi cả nước. Đặc biệt là thị trường ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, …

5.2.4.3. Thâm nhập vào các thị trường khó tính

Những thị trường nhập khẩu hàng nông sản giá cao như Nhật ngày càng đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn. Thực tế, Nhật đã ngừng mua gạo Việt Nam từ năm 2009 khi phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo Việt Nam. Từ đó xuất khẩu gạo sang Nhật bị gián đoạn, trong khi các doanh nghiệp phải gấp rút thực hiện các hợp đồng đã ký thì rất nhiều lô hàng nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ chế biến đang bị ách tắc tại cảng do những quy định mới của luật an toàn thực phẩm.

Hơn nữa, xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp. Mặt hàng gạo trắng Việt Nam đến nay chất lượng chưa đồng đều, chưa có thương hiệu nên rất khó xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật. Để thâm nhập vào các thị trường này, chúng ta cần đổi mới quy trình sản xuất lúa gạo một cách khoa học, hợp lý; đòi hỏi các doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với nhà nông để có sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế .

Đối với thị trường Mỹ, hiện nay kim ngạch xuất khẩu các loại nông sản của Việt Nam vào thị trường này còn hạn chế. Điều đó cho thấy tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường này là rất lớn. Nhưng để có thể đi vào thị trường này Công ty nên chú trọng vào chất lượng sản phẩm gắn chặt với yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Hơn nữa thị trường Nhật, Mỹ hội tụ rất nhiều đối thủ cạnh tranh, vì thế để có thể cạnh tranh thì Công ty phải rất chú trọng đến yếu tố chất lượng của gạo. Chất lượng gạo biểu hiện qua chủng loại của gạo có thơm ngon hay không? Tỷ lệ tấm, ẩm độ của hạt như thế nào? Gạo càng thơm, càng dẻo và có tỷ lệ tấm càng thấp thì càng bán được giá áp ứng nhu cầu được “ăn ngon” ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, quy trình, kỹ thuật đánh bóng để ra được loại gạo như ý muốn phải được kiểm nghiệm, đánh giá nghiêm ngặt.

Cần thiết lập mạng lưới xuất khẩu ổn định và lâu dài, mạng lưới tiêu thụ của Công ty với các khách hàng trong thị trường này, có như thế thì Công ty mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)