PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 29)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp thông qua:

- Các báo cáo tài chính trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD), báo cáo bán hàng, các chứng từ và thông tin có liên quan đến việc xác định kết quả

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân

kinh doanh do phòng kế toán cung cấp. Sau đó tổng hợp số liệu phân tích phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

- Thông tin trên website của Công ty, Bộ tài chính, các thông tin trên báo, tạp chí, internet, ...

- Tham khảo giáo trình để chọn lọc các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho việc phân tích.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp nhờ vào việc: Quan sát, tiếp cận và tìm hiểu thực tế.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Trên cơ sở hệ thống số liệu thu thập được, sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh số liệu và phương pháp suy luận để có được cái nhìn trực quan về sự thay đổi của tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đồng thời, sử dụng một số chỉ tiêu tài chính để phân tích khả năng sinh lợi của công ty. Ngoài ra, đề tài còn kết hợp dùng đồ thị và biểu bảng để đơn giản hóa công tác tập hợp dữ liệu và giúp người đọc dễ theo dõi sự biến động của số liệu nghiên cứu qua các năm.

Từ đó, đưa ra những đề xuất hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

2.2.2.1. Phương pháp kế toán

a) Phương pháp tổng hợp

Đây là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định. Tổng hợp và cân đối các loại tài sản của doanh nghiệp trên cơ sở theo dõi chặt chẽ sự hình thành và vận động biến đổi của các loại tài sản qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh. Muốn tính giá và ghi chép vào các tài khoản có liên quan một cách chính xác thì phải có những thông tin chính xác về từng hoạt động kinh tế cụ thể của đơn vị tức là phải có những chứng từ hợp lệ phản ánh nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có đầy đủ cơ sở pháp lý để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Nhưng nếu chỉ dựa vào chứng từ thì không thể phản ánh hết sự biến đổi của tài sản. Để khắc phục tình trạng trên kế toán phải tiến hành kiểm kê để kiểm tra số lượng và tình hình cụ thể của hiện vật, đối chiếu giữa sổ sách với thực tế trong từng thời điểm có khớp đúng với nhau hay không. Nếu không khớp đúng thì lập biên bản và căn cứ vào biên bản (cũng là chứng từ) mà điều chỉnh lại sổ sách kế toán cho khớp với thực tế.

b) Phương pháp chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Để phản ánh và có thể kiểm chứng được các nghiệp vụ kinh tế, kế toán có một phương pháp là: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin, làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế.

Phương pháp này nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối tượng kế toán được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán.

Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Phương pháp đánh giá

Phương pháp tính giá: Là phương pháp được sử dụng nhằm xác định và ghi nhận được giá trị của các loại tài sản khác nhau về các chủng loại, hình thái vật chất, nguồn hình thành. Vì vậy trong tính giá phải sử dụng thước đo giá trị. Giá trị của tài sản được xác định trên cơ sở các khoản chi phí trực tiếp hình thành nên tài sản đó nên kế toán cần tổng hợp các khoản chi. Mặt khác, để đảm bảo tính thống nhất trong hạch toán thì việc tính giá các tài sản giống nhau trong các đơn vị khác nhau, ở các thời điểm khác nhau phải theo phương pháp, nguyên tắc giống nhau.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

a) Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của hiệu số giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

* Công thức tính như sau:

∆y = y1 – y0

Trong đó:

y0 : chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của thương số giữa trị số kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

* Công thức tính như sau :

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước ; y1: chỉ tiêu năm sau ;

∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân.

2.2.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Gồm 3 bước :

 Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so kỳ gốc.

Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là kỳ gốc. Đối tượng phân tích là : ∆Q = Q1 - Q0

 Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.

Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đề có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng và tuần tự nhân tố d phản ánh về chất.

Kỳ phân tích: Q1 = a1xb1xc1xd1

Kỳ gốc: Q0 = a0xb0xc0xd0

 Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.

 Lần 2: a1 x b1 x c0 x d0

 Lần 3: a1 x b1 x c1 x d0

 Lần 4: a1 x b1 x c1 x d1

Thay thế cuối cùng chính là nhân tố ở kỳ ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc.

 Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần trước. Tổng đại số các nhân tố được xác định bằng đối tượng phâ tích ∆Q :

Xác định mức độ ảnh hưởng

Mức ảnh hưởng nhân tố a: ∆a = a1b0c0d0 – a0b0c0d0

Mức ảnh hưởng nhân tố b: ∆b = a1b1c0d0 – a1b0c0d0

Mức ảnh hưởng nhân tố c: ∆c = a1b1c1d0 – a1b1c0d0

Mức ảnh hưởng nhân tố d: ∆d = a1b1c1d1 – a1b1c1d0

∆a + ∆b + ∆c + ∆d= a1b1c1d1 – a0b0c0d0

∆Q = Q1 – Q0

2.2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin được thu thập. Thống kê mô tả sử dụng các phương pháp lập bảng, biểu đồ và các phương pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu nêu bật những thông tin cần tìm hiểu.

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ

3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 3.1.1. Khái quát về công ty 3.1.1. Khái quát về công ty

- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm xuất khẩu Thành phố Cần Thơ

- Tên tiếng anh: CanTho Agricultural Product And Foodtuff Export Company - Tên viết tắt: MEKONIMEXCLNS

- Trụ sở chính: 152-154 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

- Điện thoại: 0710.835543 – 0710.835544 - Fax: 0710.832060

3.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân của công ty Nông sản thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ là công ty hợp danh sản xuất chế biến hàng Xuất nhập khẩu Hậu Giang (năm 1980) đến 05/06/1983 chuyển thành doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Công ty sản xuất chế biến hàng xuất nhập khẩu; ngày 04/06/1986 đổi tên thành công ty Nông sản thực phẩm Xuất khẩu Hậu Giang. Đến ngày 12/01/2004 công ty chính thức lấy tên Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm xuất khẩu TP Cần Thơ như hiện nay.

Trong giai đoạn đầu, công ty đã gặp không ít khó khăn. Một phần do mới chuyển sang hình thức quốc doanh nên bộ máy quản lí còn yếu kém, một phần do chính sách kinh tế của Nhà nước làm cho việc thu mua và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Đến 1986, nền kinh tế thị trường phát triển, Công ty đã nắm bắt cơ hội, từng bước nâng cao chất lượng cũng như sản lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

Năm 1988, Luật đầu tư nước ngoài ra đời. Công ty liên doanh với nước ngoài thành lập các xí nghiệp liên doanh gồm có: Xí nghiệp da Meko, xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Meko, xí nghiệp may mặc Meko, xí nghiệp lông vũ Meko, xí nghiệp gia cầm Meko, xí nghiệp liên doanh thuốc ls Vinasa.

Ngày 28/11/1992, theo quyết định số 1374/QĐ UBTP về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước, kèm theo nghị định số 338/HĐBT ngày 2/11/1992 của Bộ trưởng bộ thương mại công nhận công ty là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc

UBNN TP Cần Thơ, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh, hạch toán độc lập có con dấu riêng, có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp.

Năm 1997 sáp nhập với xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Cần Thơ và xí nghiệp thuộc da Tây Đô. Năm 1998 công ty là thành viên trong Liên doanh dầu khí Mekong, Mekong Gas. Ngày 01/10/1998 tham gia góp vốn hình thành công ty liên doanh giày da Tây Đô.

Tháng 06 năm 2010, công ty đã hoàn tất việc cổ phần hóa, tạo điều kiện cho công ty chủ động hơn trong hoạt động kinh koanh.

3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty

- Xuất khẩu: nông sản, lương thực thực phẩm và rau quả chế biến, nhưng mặt hàng chủ lực là gạo, tấm, nếp;

- Nhập khẩu: phân bón, hóa chất, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng thiết yếu;

- Xay xát và chế biến gạo;

- Chế biến thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, gia súc, gia cầm; - Đầu tư tài chính và dịch vụ cho thuê kho;

- Làm đại lý kí gửi hàng hóa xuất nhập khẩu; - Sản xuất kinh doanh bao bì.

3.1.4. Chức năng và nhiệm vụ

Công ty NSTPXK Cần Thơ là một đơn vị kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Bên cạnh đó, công ty còn nhận ủy thác xuất khẩu, liên doanh với nước ngoài, nhập khẩu trực tiếp.

- Xuất khẩu: Trứng vịt muối, nông sản, thực phẩm,…

- Nhập khẩu: Vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ sản xuất công nông nghiệp, phụ tùng, phân bón, hóa chất,…

- Tổ chức thu mua, tiếp nhận và chế biến nguyên liệu nông sản theo đúng quy trình công nghệ chế biến xuất khẩu đảm bảo số lượng, chất lượng và thời hạn,…

- Nhận xuất nhập khẩu, ủy thác, gia công cho các đơn vị trong và ngoài nước. - Tham gia liên doanh liên kết với nước ngoài.

Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu thị trường tìm đối tác kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hóa.

- Phấn đấu thu ngoại tệ.

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường và an toàn chính trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý của cán bộ công nhân viên.

- Thực hiện đúng nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

3.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ 3.2.1. Cơ cấu tổ chức 3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty CPNSTPXK Cần Thơ

3.2.2. Chức năng của từng phòng ban

- Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

- Hội đồng quản trị: Có 5 người, là cơ quan quản lý công ty do ĐHĐCĐ bầu ra, toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có nhiệm vụ giám sát giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do pháp luật và Điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quyết định.

Ban Giám đốc Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Các xí nghiệp liên doanh Khu nhà kho Hội đồng quản trị Các PX chế biến gạo xuất khẩu Đại hội đồng cổ đông Phòng kinh doanh Xí nghiệp bao bì Ban kiểm soát

- Ban kiểm soát: Có 3 người. Là cơ quan do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của HĐQT họat động điều hành kinh doanh của Giám đốc, trong ghi chép sổ kế toán và BCTC. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Giám đốc.

- Ban giám đốc: Giám đốc là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật về điều lệ công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: Gồm có 8 người, thực hiện các công việc: Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách hành chính và con dấu, thực hiện công tác lưu trữ tài liệu của công ty;

 Xây dựng lịch công tác, hội họp định kỳ hay bất thường;  Đưa ra các quy định chung của công ty;

Tham mưu cho Giám đốc trong phạm vi tổ chức quản lý nhân viên, lao động tiền lương, chính sách xã hội và bảo hiểm an toàn lao động đối với doanh nghiệp;

Nghiên cứu, tổ chức, sắp xếp nhân viên cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp theo phương châm đơn giản, gọn nhẹ để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

- Phòng kế toán: Có 5 người

Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ tình hình luân chuyển vốn, sử dụng tài sản, vật tư, hàng hóa nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuát kinh doanh;

 Xác định KQKD và lập BCTC, cung cấp tài liệu cho bộ phận quản lý khi

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 29)