Bảng 3.1: Bảng khái quát doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2010-2012
ĐVT: đồng
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Công ty CP NSTPXK Cần Thơ, 2010-2012.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu BH và CCDV 162.410.629.643 227.246.988.043 307.803.906.800 64.836.358.399 39,92 80.556.918.757 35,45 2. Doanh thu hoạt động tài chính 11.103.576.599 11.005.124.482 11.917.894.529 -98.452.116 -0,89 912.770.047 8,29 3. Giá vốn hàng bán 154.212.610.577 211.690.824.500 294.563.666.730 57.478.213.922 37,27 82.872.842.230 39,15 4. Chi phí bán hàng 3.976.182.606 5.250.891.671 6.618.093.911 1.274.709.065 32,06 1.367.202.240 26,04 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.854.399.980 4.435.269.804 5.263.326.883 -419.130.176 -8,63 828.057.079 18,67 6. Lợi nhuận trước thuế 8.151.344.799 15.508.721.025 17.554.711.682 7.357.376.227 90,26 2.045.990.657 13,19
Bảng 3.2: Bảng khái quát doanh thu, chi phí, lợi nhuận của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2013
ĐVT: đồng
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Công ty CP NSTPXK Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013
Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012
Số tiền %
1. Doanh thu BH và CCDV 102.601.302.267 157.294.854.025 54.693.551.758 53,31 2. Doanh thu hoạt động tài chính 3.972.631.510 2.603.754.991 -1.368.876.519 -34,46 3. Giá vốn hàng bán 98.187.888.910 148.091.074.809 49.903.185.899 50,82
4. CP bán hàng 2.206.031.304 3.533.829.362 1.327.798.058 60,19
5. CP quản lý doanh nghiệp 1.754.442.294 2.917.065.823 1.162.623.529 66,27 6. Lợi nhuận trước thuế 5.851.570.561 3.333.172.138 -2.518.398.423 -43,04
Nhận xét
Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012 của công ty CP NSTPXK CT đã đạt được những thành tựu sau:
- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua ba năm có xu hướng tăng, nhưng tăng không đều. Do giá bán các mặt hàng hầu như tăng qua các năm, còn sản lượng tiêu thụ thì chênh lệch, không ổn định qua các năm nên làm cho doanh thu qua các năm tăng không ổn định.
- Có doanh thu hoạt động tài chính nhìn chung ổn định, lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, từ vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã góp phần vào lợi nhuận chung của công ty.
- Chi phí giá vốn hàng bán tăng nhanh qua các năm và có tốc độ tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng, làm cho giá vốn hàng bán cũng tăng theo.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng có biến động nhưng hầu như tăng qua các năm. Nhu cầu mở rộng thị trường, tuyển dụng thêm nhân viên bán hàng và nhu cầu sống của con người ngày càng tăng dẫn đến mức lương chi trả cho nhân viên cũng tăng theo.
- Tổng hợp từ các yếu tố trên dẫn đến lợi nhuận trước thuế cũng tăng qua các năm nhưng không ổn định.
Nhìn tổng quát, công ty làm ăn đạt hiệu quả, lợi nhuận sau thuế đều > 0 và ngày một cao hơn. Đây là dấu hiệu khả quan của công ty.
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012:
- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 53,3%. Do giá bán các mặt hàng tăng qua các năm, đồng thời sản lượng tiêu thụ cũng tăng theo nên dẫn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên.
- Nhưng doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2012 lại cao hơn 6 tháng đầu năm 2013 52,6%, lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, từ vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã góp phần vào lợi nhuận chung của công ty.
- Chi phí giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 lại cao hơn 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng, làm cho giá vốn hàng bán cũng tăng theo.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý 6 tháng đầu năm 2013 đều cao hơn 6 tháng đầu năm 2012. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, các mặt hàng nông sản của công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu xuất khẩu, chi phí bỏ ra cho khâu tiêu thụ cũng ngày càng tăng.
- Mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng chi phí phát sinh lại cao hơn, tốc độ tăng chi phí nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu, từ đó dẫn đến lợi nhuận trước thuế của 6 tháng đầu năm 2013 giảm 43,04% so với 6 tháng đầu năm 2012.
3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.5.1. Thuận lợi
Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Tp.Cần Thơ có nhiều thuận lợi như sau:
- Sự tăng trưởng của thành phố Cần Thơ khá cao có tác động tốt đến tất cả các ngành kinh doanh nói chung và Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Tp.Cần Thơ nói riêng.
- Công ty nằm trên khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long – một khu vực có khí hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp mà mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là hàng nông sản và các sản phẩm phục vụ cho trồng trọt.
- Thị trường xuất khẩu ổn định.
- Cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ và chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm nên rất am hiểu về công việc của công ty, giải quyết công việc một cách thuận lợi.
- Công ty rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Tất cả các nhân viên trong công ty đều được đào tạo về ISO. Do đó gạo thành phẩm đều được kiểm tra nghiêm ngặt về tỷ lệ tấm, độ ẩm,… theo đúng quy cách đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Công ty có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Bộ phận lãnh đạo ra quyết định kịp thời; bộ phận tài chính – kế toán thì công khai, minh bạch, thu chi rõ ràng cung cấp thông tin kịp thời cho ban quản trị và bộ phận sản xuất.
- Hệ thống công ty đã đi vào hoạt động ổn định, chuyên nghiệp. Mô hình hoạt động ngày càng hoàn thiện và thuận lợi cho việc quản lý theo mục tiêu lợi nhuận.
3.5.2. Khó khăn
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh những thuận lợi công ty còn gặp phải những khó khăn như sau:
- Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành Nông sản sẽ quyết liệt hơn trước không chỉ về quy mô, về thị trường, về khách hàng mà cả về chất lượng, giá cả sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ tiếp nhận, xử lý thông tin, tiếp cận Khoa học công nghệ nói chung và công nghệ ngành Nông sản nói riêng.
- Việc nắm số liệu và phân tích hiệu quả kinh tế đôi khi chưa chính xác và chưa kịp thời.
- Chưa khai thác thị trường nội địa, chưa có kế hoạch kinh doanh thương hiệu, chưa có nguồn cán bộ có chuyên môn về ngành hàng nông sản và một số lĩnh vực khác nên khó mở rông thị trường, khai thác kế hoạch đầu tư.
- Khâu marketing còn yếu nên khả năng khuếch trương thương mại không được mạnh. Chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm nên không có dự phòng để đối phó với sự biến động của thị trường.
- Nguồn vốn lưu động còn hạn chế nên cơ hội kinh doanh còn gặp nhiều rủi ro. Việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn do một số khách hàng chiếm dụng vốn và đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
- Chưa có quy định giá sàn đối với sản phẩm gạo, phụ phẩm (cám) khó tiêu thụ và giá thấp. Giá gạo thành phẩm thay đổi, chất lượng gạo chưa cao.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào thường không ổn định, có những lúc thì thiếu nguyên liệu các công ty trong khu vực phải tranh nhau mua hàng làm cho giá đầu vào tăng đột biến còn có lúc thì nguồn nguyên liệu lại dư thừa, làm ảnh hưởng rất lớn đến các hợp đồng đã ký kết trước đó. Yếu tố đầu cơ của ngành trong năm dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào biến động quá nhanh, một số hợp đồng không mua nguyên liệu kịp thời ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.
- Vấn đề lãi suất vẫn là áp lực lớn, đòi hỏi sự cân nhắc sản lượng tồn kho ở mức chi phí thấp nhưng phải bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.
3.5.3. Định hướng phát triển
Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, công ty định hướng phát triển trong những năm tới như sau:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng uy tính, chất lượng, giá cả, chủng loại hàng hóa; đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cấp phân xưởng, …
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao công suất làm việc của cán bộ công nhân viên, giải quyết công việc nhanh chóng hơn.
- Cải thiện thu nhập bình quân cho người lao động, tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho cán bộ công nhân viên lao động, …
- Ổn định nguồn cung đầu vào để đảm bảo giá vốn không có nhiều biến động giữa các năm và đảm bảo có đủ nguồn cung cho việc xuất khẩu.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ
PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ
4.1. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
4.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán
a) Tài khoản sử dụng
TK 5111 - “Doanh thu bán hàng hóa”
Trong đó:
- TK 51110 - “Doanh thu bán hàng xuất khẩu” - TK 51111 – “Doanh thu bán hàng nhập khẩu” - TK 51112 – “Doanh thu bán hàng khác” - TK 51113 – “Doanh thu bán hàng nội địa”
- TK 51114 – “Doanh thu bán hàng của phân xưởng chế biến gạo” - TK 51116 – “Doanh thu bán hàng tổ TM”
- TK 5113 – “Doanh thu cung cấp dịch vụ” - TK 512 – “Doanh thu xí nghiệp bao bì”
TK sử dụng : TK 632 – “Giá vốn hàng bán”
Trong đó :
- TK 6320 – “Giá vốn hàng xuất” - TK 6321 – “Giá vốn hàng nhập” - TK 6322 – “Giá vốn hàng khác” - TK 6323 – “Giá vốn hàng nội địa”
- TK 6324 – “Giá vốn hàng phân xưởng chế biến gạo” - TK 6326 – “Giá vốn hàng hóa tổ TM”
Một số tài khoản có liên quan: 111, 112, 131, 331, …
b) Chứng từ
Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn mua hàng nông, lâm thủy sản (do công ty lập có xác nhận của bên bán), hợp đồng bán
hàng, …Cụ thể từng loại bán hàng và cung cấp dịch vụ được hạch toán về doanh thu:
- Đối với hàng xuất khẩu, Công ty xuất khẩu trực tiếp dùng phương thức giao hàng lên tàu theo giá FOB. Khi tất cả các chứng từ (Hợp đồng ngoại thương, vận đơn đường biển, hóa đơn, …) đầy đủ và được các cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa xuất khẩu đã được lên tàu trên phương tiện vận tải. Lúc đó quyền sở hữu hàng hóa đã chuyển từ công ty sang đơn vị nhập khẩu, kết thúc quá trình xuất hàng.
- Hàng bán nội địa, hàng bán của PXCB gạo, hàng bán của tổ TM và những mặt hàng khác Công ty bán hàng theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ.
Đối với phương thức bán buôn, công ty bán hàng qua kho. Hàng ngày khi nhận được giấy đề nghị xuất hàng từ phòng kinh doanh chuyển đến, kế toán kiểm tra hàng hóa và tình hình thanh toán của khách hàng, ký xác nhận rồi chuyển cho kế toán trưởng hoặc Giám đốc duyệt. Giấy đề nghị xuất hàng gồm có 3 liên: liên 1 lưu tại phòng kế toán, liên 3 làm căn cứ xuất hóa đơn hoặc phiếu xuất kho rồi sau đó chuyển đến kho hàng.
Đối với phương thức bán lẻ, công ty bán lẻ theo hình thức thu tiền tại chỗ. Bộ phân kinh doanh bán lẻ là người nhận đơn đặt hàng của khách hàng qua điện thoại hoặc từ nhân viên giao hàng, sau đó lập phiếu xuất hàng gửi cho thủ kho, đồng thời kế toán căn cứ vào phiếu này để lập hóa đơn GTGT. Hàng ngày, thủ kho căn cứ phiếu xuất hàng để ghi vào sổ, cuối ngày kiểm tra lượng hàng tồn thực đối chiếu với sổ kho và gửi về phòng kế toán.
c) Sổ kế toán chi tiết và tổng hợp theo dõi doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán
* Doanh thu bán hàng
Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ chi tiết TK 51110 - “Doanh thu bán hàng xuất khẩu” - Sổ chi tiết TK 51111 – “Doanh thu bán hàng nhập khẩu” - Sổ chi tiết TK 51112 – “Doanh thu bán hàng khác” - Sổ chi tiết TK 51113 – “Doanh thu bán hàng nội địa”
- Sổ chi tiết TK 51114 – “Doanh thu bán hàng của PXCB gạo” - Sổ chi tiết TK 51116 – “Doanh thu bán hàng tổ TM”
- Sổ chi tiết TK 512 – “Doanh thu xí nghiệp bao bì”
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Mẫu số S02c1-DN, ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC).
* Giá vốn hàng bán
Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ chi tiết TK 6320 – “Giá vốn hàng xuất” - Sổ chi tiết TK 6321 – “Giá vốn hàng nhập” - Sổ chi tiết TK 6322 – “Giá vốn hàng khác” - Sổ chi tiết TK 6323 – “Giá vốn hàng nội địa”
- Sổ chi tiết TK 6324 – “Giá vốn hàng phân xưởng chế biến gạo” - Sổ chi tiết TK 6326 – “Giá vốn hàng hóa tổ TM”
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 632 – “Giá vốn hàng bán” (Mẫu số S02c1-DN, ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC).
d) Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu bán hàng - cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán
1. Ngày 05/12/2012 Gạo của Cty CPNSTPXK Cần Thơ, xuất theo thông báo số 3878/TCT-KD ngày 29/11/2012 của Hợp đồng UTXK số 813/UTB/2012 ngày 11/10/2012 và Phụ kiện số 01 ngày 24/11/2012 của Tổng Cty Lương thực Miền Nam. Giao tên tàu: Vinh. Theo Bảng kê xác nhận khối lượng hàng hóa số 4030/TCT-KD của Tổng Công ty.
Số lượng 550,5 tấn, đơn giá 575 thành tiền 316.537,50. Tỷ giá: 20.803,00 VND/USD
Quy đổi: 6.584.929.613
Mẫu số S02c1-DN (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Mẫu số S02c1-DN (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Công ty NSTPXK Cần Thơ CHỨNG TỪ GHI SỔ
152-154. Trần Hưng Đạo Số 01
Ngày 05/12/2012
Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi
chú Nợ Có Giá vốn hàng bán 632 1561 5.580.000.000 Tổng cộng x x 5.580.000.000 Kèm theo2 chứng từ gốc Ngày 05 tháng 12 năm 2012
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty NSTPXK Cần Thơ CHỨNG TỪ GHI SỔ
152-154. Trần Hưng Đạo Số 02
Ngày 05/12/2012
Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi
chú Nợ Có Doanh thu bán hàng 11220 51110 6.584.929.613 Tổng cộng x x 6.584.929.613 Kèm theo 2 chứng từ gốc Ngày 05 tháng 12 năm 2012
Người lập biểu Kế toán trưởng
2. Ngày 9/12/2012 xuất bán cho DNTN Thành Lợi 50.400 kg cám sấy trị giá hàng xuất là 250.000.000; giá bán 327.000.000; khách hàng còn nợ. Xuất 13.000 kg Cám lau bán cho DNTN Hữu Thành, trị giá hàng xuất là