Nhìn bảng 4.19 và 4.20 ta có thể thấy rõ, tình hình biến động ROA trong giai đoạn 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 không ổn định.
Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 3,8% nghĩa là bình quân một đồng đầu tư vào tổng tài sản sẽ đem đến 0,038 đồng lợi nhuận cho công ty. Năm 2011, một đồng đầu tư vào tổng tài sản sẽ tạo ra được 0,074 đồng lợi nhuận. Năm 2012, suất sinh lời tài sản cũng tương đương 7,4%. Tính đến 6 tháng đầu năm 2012, suất sinh lời tài sản là 2,8%; điều này cho thấy với mỗi đồng tài sản làm cho công ty lời 0,028 đồng. Và 6 tháng đầu năm 2013 là 1,6%; điều này cho thấy với mỗi đồng tài sản làm cho công ty lời 0,016 đồng.
Tỷ số ROA tăng dần qua các năm nhưng không ổn định. Cụ thể, từ 3,8% năm 2010 tăng 7,4% năm 2011, mặc dù có tăng nhẹ so với năm 2011 nhưng ROA vẫn giữ ở mức 7,4% ở năm 2012. Sự tăng lên của tỷ số này cho thấy rằng công ty đã sử dụng tài sản hiệu quả. Như ta đã biết, ROA là tỷ số giữa lợi nhuận ròng và tổng tài sản bình quân. Vì cả hai chỉ tiêu này hầu như tăng lên hàng năm, nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận ròng cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân nên làm cho ROA tăng dần qua các năm.
Tỷ số này tương đối tốt chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản của công ty khá tốt. Ta thấy dù công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản nhưng hệ số lợi nhuận trên tài sản còn thấp, điều này là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp và công ty có chính sách định giá sản phẩm với phần trăm lợi nhuận trên giá bán thấp, một phần do mặt hàng kinh doanh của công ty là nông sản, nên tỷ số lợi nhuận trên sản phẩm thấp và do công ty muốn cạnh tranh với các đối thủ….dẫn đến tỷ số lợi nhuận trên tài sản thấp.