THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG PHỎNG VẤN

Một phần của tài liệu đánh giá của du khách về năng lực nhân viên du lịch ở thành phố cần thơ (Trang 47)

Đối tƣợng phỏng vấn đƣợc nghiên cứu tiếp cận là khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế sử dụng tiếng Anh. Du khách có thể đến với Cần Thơ lần đầu hay nhiều hơn một lần với những mục đích khác nhau và họ có thể tiếp xúc với nhân viên du lịch ở những điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn hay cơ sở lữ hành ở Cần Thơ. Do chỉ tập trung phỏng vấn du khách ở Cần Thơ (30 khách quốc tế và 75 khách nội địa) nên đây có thể là hạn chế của đề tài. Do hạn chế về mặt ngôn ngữ cũng nhƣ việc tiếp cận đối tƣợng phỏng vấn tƣơng đối khó do đang trong mùa vắng khách nên việc thu thập số liệu còn nhiều thiếu sót. Đối tƣợng đƣợc tiếp cận phỏng vấn cũng có sự đa dạng về một số thông tin nhân khẩu học cũng nhƣ hành vi.

4.1.1.1 Quốc tịch khách du lịch quốc tế

Đối tƣợng khách quốc tế đƣợc tác giả phỏng vấn không nhiều nhƣng vẫn thể hiện đƣợc cơ cấu khách đến Cần Thơ để có cái nhìn cơ bản về tình hình du khách nƣớc ngoài du lịch tại thành phố.

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Hình 4.1 Cơ cấu quốc tịch của khách quốc tế đến Cần Thơ

Trong số du khách quốc tế đƣợc phỏng vấn, tác giả nhận thấy số lƣợng khách đến từ Châu Âu chiếm số lƣợng cao nhất (70%), tiếp đến là du khách có quốc tịch Châu Mỹ (20%), với đa số là du khách đến từ Mỹ và Canada. Điều này có thể suy ra từ một nghiên cứu của Tổng cục thống kê cho rằng đại diện Châu Mỹ đến Việt Nam nhiều nhất là hai quốc gia đƣợc đề cập (chiếm 14,5%

70% 6,7% 20% 3,3% Châu Âu Châu Á Châu Mỹ Châu Úc

40

tổng số khách). Một nguyên nhân dễ hiểu là nghiên cứu tiếp cận đối tƣợng du khách nói tiếng Anh là chủ yếu nên cơ cấu khách Châu Âu nhiều nhất là điều hiển nhiên do đây là ngôn ngữ đƣợc sử dụng phổ biến ở châu lục này. Bên cạnh đó, theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, trong những năm gần đây, cơ cấu khách quốc tế đến Cần Thơ, nhiều nhất là khách đến từ Châu Âu, tiếp đến là Châu Mỹ, Châu Á chiếm tỷ lệ không cao và Châu Úc hầu nhƣ không chiếm số lƣợng đáng kể. Điều này hoản toàn phù hợp với cơ cấu khách của nghiên cứu này. Tuy nhiên du khách đến Việt Nam có hơn 80% có thể sử dụng tiếng Anh nên cơ cấu mẫu điều tra có thể suy rộng cho tổng thể.

4.1.1.2 Giới tính

Theo số liệu thu thập từ nghiên cứu của tác giả, cơ cấu nam và nữ của du khách không có sự chênh lệch lớn, với 48,6% du khách nữ và 51,4% du khách nam. Đây là xu hƣớng chung của một vài nghiên cứu trong những năm gần đây, nhất là điều tra của Tổng cục thống kê năm 2009. Tuy có sự chênh lệch về cơ cấu do có sự chênh lệch quá lớn về cỡ mẫu nhƣng vẫn thể hiện đƣợc xu hƣớng đi du lịch của nam và nữ.

Nguồn: Sô liệu khảo sát năm 2014

Hình 4.2 Cơ cấu giới tính du khách

Ngày nay nhu cầu đi du lịch của nam và nữ gần nhƣ giống nhau, đều xuất phát từ nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi hay tìm hiểu khám phá những điều mới lạ. Tuy nhiên, giới tính khác nhau do đó sở thích cũng có sự khác nhau về cơ bản, nam giới thích phiêu lƣu mạo hiểm, tìm hiểu khám phá cái mới nên du lịch là hình thức thƣờng đƣợc lựa chọn để thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, việc công tác ở xa hầu nhƣ thƣờng đƣợc nam giới phụ trách, đây cũng là một cơ hội để họ kết hợp du lịch. Qua số liệu khảo sát cho thấy nữ giới cũng có sở thích đi du lịch, nhƣng ngoài ra đối tƣợng này còn có những nhu cầu khác vừa không mất nhiều thời gian vừa an toàn nhƣ giải trí, làm đẹp, mua sắm và sức khỏe cũng là một rào cản nên đối với cơ cấu du khách đến Cần Thơ nam nhiều hơn nữ là cũng theo xu hƣớng chung.

51,4% 48,6%

Nam Nu

41

4.1.1.3 Tuổi

Sau khi tiến hành tổng hợp số liệu khảo sát từ du khách, tác giả đƣa ra bảng thống kê về tuổi của du khách đến tham quan Cần Thơ.

Bảng 4.1 Cơ cấu tuổi của du khách đến tham quan Cần Thơ

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Theo nhƣ kết quả thống kê của bảng 4.1, cơ cấu du khách theo độ tuổi từ 15 đến trên 54 tuổi. Do không có nhiều đối tƣợng lớn tuổi đi du lịch do đó nghiên cứu chỉ phỏng vấn đƣợc du khách cao nhất là 63 tuổi nên nhóm tuổi cuối cùng đƣợc chia chỉ từ 55 đến 64 tuổi. Trong đó, độ tuổi từ 25-34 chiếm số lƣợng cao nhất với 49 quan sát, tƣơng đƣơng 46,7%, hai độ tuổi từ 15-24 và 35-44 đứng ở vị trí tiếp theo với số lƣợng không lớn lắm, chiếm khoảng 16% và các độ tuổi từ 45 trở lên không nhiều và thấp nhất là đối tƣợng trên 54 tuổi. Đối tƣợng chiếm số lƣợng lớn nhất trong cơ cấu mẫu về độ tuổi, 25-34 tuổi là nhóm đối tƣợng có những điều kiện rất thuận lợi để đi du lịch vì ngoài việc đã hoàn thành việc học, có nguồn thu nhập từ đi làm, thƣờng đi công tác nhiều nơi thì họ còn là đối tƣợng khá trẻ, nhu cầu tìm hiểu, khám phá những vùng đất mới, những điều mới lạ tƣơng đối cao; bênh cạnh đó, họ có thể tự chi trả cho mình cũng nhƣ đủ trƣởng thành để không phải chịu sự quản lý về chi tiêu và thu nhập từ ai khác.

Hai nhóm đối tƣợng tiếp theo là từ 15-24 tuổi và 35-44 tuổi, với số lƣợng tƣơng đƣơng nhau. Nhóm đối tƣợng thứ nhất là nhóm đối tƣợng trẻ, có thể là học sinh, sinh viên hoặc những ngƣời đang trong giai đoạn tìm việc làm, họ không có nhiều kinh phí để du lịch nhƣ nhóm đối tƣợng 25-34 tuổi nhƣng có nhiều thời gian rãnh rỗi vào nghỉ hè, lễ tết hay cuối tuần và với tâm lý của những ngƣời trẻ họ thích đi du lịch để tìm hiểu, phục vụ cho việc học tập hay tìm một nơi vui chơi cùng bạn bè để thƣ giãn và Cần Thơ ngoài du lịch sinh thái, văn hóa với thiền viện trúc lâm Phƣơng Nam vừa đƣa vào hoạt động cũng là trung tâm của vùng nên tập trung nhiều địa điểm vui chơi, giải trí,

Tuổi Tần số Phần trăm 15-24 17 16,2 25-34 49 46,7 35-44 17 16,2 45-54 14 13,3 55-64 8 7,6 Tổng 105 100

42

nhiều doanh nghiệp, công ty rất phù hợp với nhu cầu vui chơi giải trí, thăm viếng bạn bè, ngƣời thân hay tìm kiếm việc làm của nhóm đối tƣợng này. Cũng có số lƣợng tƣơng đƣơng, nhóm du khách từ 35-44 là nhóm có công việc ổn định, có địa vị nên thu nhập của họ khá lớn nhƣng thời gian nghỉ khá ít nên việc đi du lịch đối với họ đơn giản chỉ là dịp để vui chơi, sum họp bên gia đình ở những nơi sinh thái, miệt vƣờn mát mẻ vì đây là độ tuổi chủ yếu muốn tìm kiếm những niềm vui bên những ngƣời thân, bạn bè. Thƣờng họ sẽ đi du lịch vào cuối tuần, lễ tết…là những dịp mà hầu nhƣ cả gia đình có thời gian nhàn rỗi.

Nhóm đối tƣợng 45-54 là nhóm đối tƣợng không cần phải lo lắng nhiều cho con cái nên họ tƣơng đối có nhiều thời gian hơn để đi du lịch. Tuy nhiên, đây là đối tƣợng có nhiều áp lực về công việc vì sắp bƣớc sang tuổi về hƣu nên việc đi du lịch không phải là lựa chọn hàng đầu của họ, chỉ chiếm 13,3% tổng số khách phỏng vấn. Nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất với tỷ lệ 7,6% là nhóm từ 55-64 tuổi, đây là nhóm có những dấu hiệu suy giảm về sức khỏe nên họ hạn chế việc đi du lịch do e ngại về khí hậu, chất lƣợng thực phẩm,...thay vào đó họ thích ở bên cạnh gia đình hơn.

4.1.1.4 Trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn

Đối tƣợng phỏng vấn của đề tài thuộc các mức trình độ học vấn và nhiều nhóm ngành nghề khác nhau. Để thể hiện đƣợc sự khác nhau đó, tác giả trình bày qua bảng thống kê mô tả sau:

Bảng 4.2 Cơ cấu trình độ học vấn và nghề nghiệp của khách du lịch

Đặc điểm Tần số Phần trăm Trình độ học vấn Dƣới THPT 1 1,0 THPT 13 12,4 TC/CĐ/ĐH 66 62,9 Sau đại học 25 23,8 Nghề nghiệp Cán bộ, công chức 21 20,0

Nhân viên văn phòng 11 10,5

Kinh doanh 12 11,4 Sinh viên 8 7,6 Xã hội-truyền thông 10 9,5 Hƣu trí 3 2,9 Khác 40 38,1 Tổng 105 100

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Kết quả khảo sát cho thấy rằng đối tƣợng du khách đến Cần Thơ du lịch chủ yếu có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Đây là những

43

đối tƣợng có trình độ cao, đa phần có công việc nên du lịch thƣờng đƣợc họ lựa chọn nhƣ là một hình thức kết hợp đi công tác, tìm hiểu và học hỏi để biết thêm nhiều thứ mới lạ giúp bổ sung hiểu biết, kinh nghiệm và phục vụ cho công việc, học tập hay nghiên cứu chuyên môn. Nhóm đối tƣợng trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm 62,9% trong tổng số khách du lịch đến Cần Thơ, bao gồm cả nội địa và quốc tế, trong đó đa phần là khách quốc tế, điều này là dễ hiểu vì khách quốc tế đến Việt Nam du lịch đa phần là những du khách có điều kiện kinh tế tốt và điều này có mối liên quan đến trình độ học vấn của họ. Tiếp đến là nhóm sau đại học với khoảng 24%, trình độ trung học phổ thông và dƣới trung học phổ thông với hơn 13% và chủ yếu là khách nội địa, nguyên nhân các nhóm đối tƣợng này ít đi du lịch do hạn chế về thời gian và kinh phí cũng nhƣ đa phần là lao động phổ thông và việc tiếp cận không dễ dàng nhƣ những nhóm khác nên số lƣợng không lớn. Qua đó ta có thể kết luận những ngƣời có trình độ học vấn cao sẽ đi du lịch nhiều hơn.

Xét về yếu tố nghề nghiệp của du khách, qua bảng thống kê thể hiện có một sự chênh lệch về số lƣợng các nhóm đối tƣợng. Nhóm cán bộ, công chức chiếm số lƣợng lớn nhất (20%), đây là những du khách có địa vị và thu nhập cao nên kinh phí đi du lịch không phải là điều khó khăn, thông thƣờng là kết hợp với mục đích công tác, nghiên cứu hoặc là dịp sum họp với gia đình, bạn bè. Với nhóm này, du lịch là một trong những hình thức giải trí thể hiện địa vị trong xã hội vì đây đƣợc xem là một nhu cầu không thiết yếu và xa xỉ. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2013) cũng đạt đƣợc kết quả nghiên cứu tƣơng tự về cơ cấu nhóm khách cán bộ, công chức khi đến du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhóm nhân viên văn phòng và kinh doanh có tỷ trọng gần nhƣ nhau và đứng ở vị trí thứ hai, đều hơn 10% trong tổng số khách đến du lịch Cần Thơ. Theo điều tra của Tổng cục thống kê về điều tra chi tiêu của du khách năm 2009, nhóm đối tƣợng này chiếm cơ cấu lớn nhất tuy nhiên do đối tƣợng phỏng vấn của đề tài đa phần là khách nội địa và những đối tƣợng này đi du lịch ít hơn đối tƣợng cán bộ, công chức do không có nhiều thời gian, kinh phí. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân (2013), đối tƣợng kinh doanh chỉ chiếm 11,2%. Do đó, cơ cấu của đề tài có thể xem là phù hợp với tình hình chung của vùng. Những ngƣời làm việc liên quan đến công việc xã hội-truyền thông nhƣ phóng viên, du lịch, tiếp thị, công tác xã hội,…do đặc thù công việc nên họ thƣờng xuyên đi nhiều nơi để công tác, khảo sát đây cũng là dịp để họ đi du lịch và Cần Thơ là một điểm dừng chân lý tƣởng vì là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, vừa có thể tham quan, giải trí vừa phục vụ cho mục đích công việc. Nhóm sinh viên mặc dù đi du lịch nhiều nhƣng do đặc điểm hiện tại đang là thời điểm học kỳ nên đối tƣợng

44

này tƣơng đối ít (7,6%). Bên cạnh đó, đối tƣợng này còn phụ thuộc vào gia đình nên hạn chế trong kinh phí đi du lịch, đa phần thích du lịch khám phá, mạo hiểm, tìm hiểu những điều mới lạ nên Cần Thơ đƣợc khá ít sinh viên lựa chọn, chủ yếu là thăm viếng bạn bè, ngƣời thân và đối tƣợng tiếp cận chủ yếu là sinh viên trong nƣớc. Nhóm hƣu trí do vấn đề về sức khỏe và mong muốn đƣợc ở bên gia đình hơn là đi du lịch nên số lƣợng ít nhất (2,9%). Còn lại là các nhóm ngành nghề khác chiếm khoảng 38%. Nhìn chung cơ cấu nghề nghiệp có sự đa dạng và phù hợp với thực tế hiện tại của thành phố Cần Thơ cũng nhƣ cả vùng.

Tóm lại, du khách đến du lịch ở thành phố Cần Thơ có xu hƣớng tỷ lệ nam nữ gần bằng nhau, với độ tuổi chiếm đa số từ 25-34 tuổi, trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng đại học và sau đại học, với cán bộ, công chức là nghề nghiệp chủ yếu. Tình hình này tƣơng đối đúng với tình hình du khách đến tham quan, du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua.

4.1.2Hành vi du lịch đến Cần Thơ của du khách

4.1.2.1 Số chuyến du lịch đến Cần Thơ và thời gian lưu lại của du khách

Những du khách đƣợc phỏng vấn trong nghiên cứu này có số chuyến du lịch đến Cần Thơ không nhiều và thời gian lƣu lại cũng không lâu lắm, từ kết quả khảo sát tác giả tổng hợp số lần viếng thăm và lƣu lại thành phố Cần Thơ thông qua biểu đồ sau đây.

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Hình 4.3 Số lần đến du lịch và thời gian lƣu lại Cần Thơ của du khách Du khách đến du lịch Cần Thơ đa số là lần đầu tiên, với số lƣợng 72 trong số 105 khách du lịch đƣợc phỏng vấn, tƣơng đƣơng với 68,6%. Tiếp theo là từ ba lần trở lên và lần hai với tỷ lệ tƣơng ứng là 18,1% và 13,3%. Lý do đa phần du khách đến lần đầu chiếm số lƣợng lớn vì hầu hết du khách đƣợc phỏng vấn là khách quốc tế, chủ yếu là theo tour từ thành phố Hồ Chí Minh và

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 Lần đầu tiên 2 lần 3 lần trở lên 68,6 13,3 18,1 P hần tr ăm 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 1-2 ngày 3-5 ngày >5 ngày 84,8 10,5 4,8 P hần tr ăm

45

Cần Thơ là một điểm đến tiện lợi ở miền Tây để có thể nhanh chóng quay về thành phố Hồ Chí Minh. Theo một hƣớng dẫn viên thì thời gian ở Việt Nam của du khách không nhiều nên không thể lƣu lại Cần Thơ lâu, điều này tƣơng đồng với xu hƣớng của du khách quốc tế đến Việt Nam của Tổng cục thống kê năm 2009 và đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu nào về du khách nên có thể xem đây là tình hình cho đến hiện tại. Không những thế, du lịch Cần Thơ không có nhiều điểm đặc sắc, chủ yếu là các điểm vƣờn du lịch sinh thái miệt vƣờn gần giống nhau và không khác biệt với các tỉnh lân cận nên du khách đến đây chủ yếu là để tham quan, ngắm cảnh, tìm hiểu văn hóa sông nƣớc một lần và việc quay lại lần hai, lần ba chủ yếu là do công tác, thăm thân nhân, bạn bè hay một lý do đặc biệt nào đó. Mặc dù là đô thị lớn nhất vùng với hệ thống lƣu trú chất lƣợng, nhiều nhà hàng và nhiều điểm vui chơi giải trí nhƣng du lịch Cần Thơ vẫn khó giữ chân du khách, chính vì những lý do đó thời gian lƣu lại thành

Một phần của tài liệu đánh giá của du khách về năng lực nhân viên du lịch ở thành phố cần thơ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)