Việc chuyển mục đích tự phát của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 81 - 83)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2.3. Việc chuyển mục đích tự phát của người dân

Mặc dù, Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã quy định rõ việc chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang các loại mục đích sử dụng khác phải xin phép và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc chuyển mục đích tự phát vẫn diễn ra rải rác tại các xã trên địa bàn huyện Đại Từ. Một số trường hợp được cơ quan quản lý phát hiện nhưng không kịp thời, không có biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng, phần lớn chỉ dừng lại ở mức sử phạt vị phạm hành chính về đất đai sau đó cho người dân tiếp tục sử dụng theo mục đích đã vi phạm. Số lượng các trường hợp sử dụng đất sai mục đích trên đất lúa trong giai đoạn 2009 – 2013 được thể hiện tại bảng 3.19 dưới đây. Tuy nhiên, con số thống kê này của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ chưa phản ánh đúng thực trạng do nhiều trường hợp vi phạm chưa được phát hiện hoặc cấp xã không thống kê, báo cáo lên cơ quan quản lý.

Bảng 3.19: Các trường hợp sử dụng sai mục đích trên đất lúa giai đoạn 2009- 2013

Thống kê Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Số trường hợp vi phạm

Toàn huyện 18 25 20 15 29

Xã Ký Phú 7 3 5 6 4

Xã Bản Ngoại 3 4 3 3 4

Xã Cù Vân 4 3 0 4 1

2. Diện tích sử dụng sai mục đích(ha)

Toàn huyện 2,63 1,95 2,33 3,45 3,66

Xã Ký Phú 0,96 0,56 0,33 0,27 0,55

Xã Bản Ngoại 0,45 0,73 0,35 0,14 0,36

Xã Cù Vân 0,44 0,34 0,04 0,05 0,03

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Đại Từ)

- Việc cấy lúa hiệu quả kinh tế thấp đã dẫn đến người dân chuyển sang trồng chè để tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình. Do một số xã như Bản Ngoại, Tiên Hội, Phú Xuyên… là khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển cây sắn, cây củ nên người dân đã tự ý chuyển đất ruộng sang trồng sắn,củ đậu. Việc chuyển đổi tự phát như trên là sai quy định của nhà nước, tuy nhiên, về thực tế lại phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân.

- Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của hộ gia đình (chuyển từ đất lúa sang đất trồng sắn, củ đậu), hoặc nhu cầu bức thiết về nhà ở (đổ đất làm nhà, làm cơ sở sản xuất kinh doanh), hoặc do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên một số diện tích đất cấy lúa trước đây canh tác được nhưng đến nay không thể cấy lúa bắt buộc người dân phải chuyển sang mục đích khác.

- Do nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện các quy định nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai.

- Công tác quản lý của chính quyền cấp xã còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết trong công tác phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp chuyển mục đích sai quy định. Dẫn đến nhiều sai phạm đã diễn ra trong thời gian dài mới phát hiện nên không thể khôi phục hiện trạng đất lúa. Việc sử dụng đất lúa sai mục đích dễ xử lý nhưng khó khắc phục hậu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)