Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 28 - 31)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo tính so sánh có thang bậc.

Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định chỉ tiêu chính, chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.

Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.

Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học, phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Xuất phát từ bản chất của hiệu quả là nói lên mối quan hệ giữa kết quả và chi phí, mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả là:

H = K - C H = K/C

H= (K - C)/C H= (K1 - K0)/(C1- C0)

Trong đó: H : Hiệu quả K : Kết quả C : Chi phí 0 và 1 là chỉ số về thời gian

Tuỳ vào các hệ thống tính toán khác nhau mà các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sẽ khác nhau. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp có những sự khác nhau tuỳ vào từng hệ thống kinh tế.

- Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

* Hiệu quả kinh tế:

+ Giá trị sản xuất GO (Gross Output):Là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

Công thức tính: GO=   n i 1 PiQi Trong đó: Pi là gí trị sản phẩm thứ i Qi là sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost): Đó là toàn bộ chi phí vật chất trực tiếp cho sản xuất như: giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi phí, thuê máy móc, chi phí công lao động…

Công thức : IC =  n i Ci 1

Trong đó : Ci: Là khoản chi phí thứ i

+ Giá trị gia tăng VA (Value Added):Là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất VA=GO - IC

+ Thu nhập hỗn hợp NVA (Net Value Added):Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống

người lao động và tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng.

Ta có: NVA = VA - Dp - T (Dp là khấu hao tài sản cố định, T là thuế sử dụng đất).

+ Giá trị ngày công lao động (Hlđ): Hlđ=VA/số công lao động/ha/năm

+ Hiệu quả đồng vốn (hiệu quả trên một đơn vị chi phí) = NVA/IC

* Hiệu quả xã hội:

+ Nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội, khoa học, kỹ thuật.: Kết quả của quá trình sử dụng đất phải đưa lại những lợi ích như nâng cao trình độ dân trí và những hiểu biết xã hội. Kiến thức, kinh nghiệm của người nông dân có thể được trau dồi thông qua các hoạt động như đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất hay sự nhạy bén đối với thị trường khi sản xuất hàng hoá phát triển... Ngoài ra, khi đạt được hiệu quả kinh tế, người dân có điều kiện học tập hay đầu tư kiến thức cho bản thân hay con em mình.

+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân: Sử dụng đất đạt hiệu quả trước hết phải đảm bảo được những yêu cầu về lương thực, thực phẩm cho người dân. Đối với sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đảm bảo lương thực được đặt lên hàng đầu. Điều này có ý nghĩa quan trọng cả về mặt thoả mãn các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống cho sự tồn tại và cả về mặt ổn định chính trị, xã hội.

+ Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng : Mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, có vai trò khác nhau trong sự nghiệp phát triển chung. Nền kinh tế muốn phát triển thì các ngành, các vùng cần có những bước đi đúng đắn và phù hợp. Sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng nên tuân thủ theo những định hướng mang tính chiến lược.

+ Thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân : Hệ thống nông nghiệp thu hút nhiều lao động, mang lại lợi ích cho

người lao động sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, giảm nạn thất nghiệp, giảm các tiêu cực trong xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước.

+ Góp phần định canh, định cư: Thực tế cho thấy, hình thức du canh, du cư không những làm cho cuộc sống thiếu ổn định mà còn gây nên tình trạng suy thoái môi trường đất, nước... Sử dụng đất có hiệu quả là phải góp phần giúp người dân định canh, định cư, yên tâm đầu tư sản xuất.

* Hiệu quả môi trường:

Trong sử dụng đất luôn có sự mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất, cá nhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài. Việc người dân khai thác từ đất nhiều hơn, trong khi cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các dạng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật... đều là những nguyên nhân làm tổn hại môi trường. Sử dụng đất thực sự đạt hiệu quả khi nó không có mâu thuẫn trên. Vì vậy, một số tiêu chí đưa ra khi đánh giá đến hiệu quả môi trường trong sử dụng đất là:

+ Tăng độ che phủ rừng, giảm thiểu thiên tai. + Độ phì nhiêu của đất.

+ Chế độ tưới tiêu.

+ Chế độ bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu. + Hạn hán và úng ngập.

+ Bảo vệ nguồn nước cho cây trồng va nước sinh hoat của con người. + Ý thức của con người trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. + Cải tạo, bảo tồn thiên nhiên.

+ Sự thích hợp môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.[12]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)