Việc hiến đất làm đường giao thông nông thôn và các công

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 80 - 81)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2.2. Việc hiến đất làm đường giao thông nông thôn và các công

công cộng khác

Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, nhất là giao thông liên xã, liên thôn, xóm. Hệ thống đường

giao thông chủ yếu là đường đất nhỏ, hẹp, chưa được bê tông hóa, mở rộng. Mục tiêu xây dựng hệ thống đường bê tông nông thôn là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư. Thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TƯ ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, công cuộc xây dựng, kiến thiết nông thôn đã được quan tâm, đầu tư và diễn ra mạnh mẽ trên toàn huyện Đại Từ từ năm 2009 đến nay. Mọi chỉ tiêu về kinh tế và xã hội đều được đưa vào quy hoạch nông thôn mới với 19 tiêu chí. Quy hoạch nông thôn mới đã trú trọng vào việc bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống, xây dựng nông thôn Việt Nam hiện đại, văn minh, người dân được thụ hưởng các lợi ích công cộng, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Đặc biệt về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: đường giao thông, nhà văn hóa, trạm y tế, điện lưới quốc gia, nước sạch…

Để đạt được những mục tiêu của xây dựng nông thôn mới việc vận động tham gia hưởng ứng, đóng góp của nhân dân là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta. Huy động sức dân từ ngày công lao động, đóng góp bằng tiền, hiện vật, hiến đất làm đường giao thông, xây dựng các công trình công cộng trong khu dân cư.

Tuy nhiên, cho đến nay diện tích hiến đất để làm đường giao thông, công trình thủy lợi và các công trình công cộng khác chưa được thống kê cụ thể, khi tiến hành thi công không được đo bản đồ tuyến do đó không xác định được phần đất hiến trên bản đồ, đồng thời chưa chỉnh lý trên hồ sơ địa chính. Kết quả điều tra cho thấy cán bộ địa chính cơ sở cũng không có số liệu, tài liệu về việc hiến đất dẫn đến khó khăn trong quản lý đất lúa, khó khăn cho công dân khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất do diện tích pháp lý thửa đất và diện tích thực tế có sai khác. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc chênh lệch về số liệu thống kế đất trồng lúa giữa phòng Tài nguyên và Môi trường với phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)