3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.4. Hiệu quả môi trường
Bền vững về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất đai bền vững. Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe con người.
Đại Từ là huyện miền núi, địa hình có độ dốc lớn nên vấn đề bền vững về môi trường càng được quan tâm. Để đánh giá ảnh hưởng của các LUT đến môi trường cần xem xét một số vấn đề sau: xói mòn, rửa trôi, hiện tượng ô nhiễm đất, nước do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, hiện tượng thoái hóa đất do khai thác đất quá mức mà không có biện pháp bổi bổ độ phì nhiêu của đất. Hiệu quả môi trường được thể hiện ở bảng 3.14.
Bảng 3.14: Hiệu quả môi trường của các LUT
STT LUT Chỉ tiêu đánh giá Hệ số sử dụng đất Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường 1 2L - M *** *** *** ** 2 2L ** ** ** * 3 1L - 2M *** *** *** ** 4 1L - 1M ** * ** * 5 1L * * * *
(Nguồn: Điều tra nông hộ)
Cao: *** Trung bình: ** Thấp: *
LUT 2 lúa - màu, 2 màu - 1 lúa: Đất được sử dụng liên tục trong năm, cây trồng được bố trí phù hợp với từng loại đất, từng mùa vụ tạo ra sự đa dạng về sinh học, tăng hệ số sử dụng dụng đất, tránh được sâu bệnh. Tuy nhiên, cần tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học.
Trong quá trình sản xuất, do sử dụng hệ thống cây trồng khác nhau sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Theo TS. Đỗ Nguyên Hải, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K. Việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, thay thế phân hữu cơ bằng phân bón hoá học, thay công làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh bằng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước.
Bảng 3.15: So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật
Cây trồng
Mức bón phân của các nông hộ Khuyến cáo mức bón phân (Kg/ha) P/C (Kg/ha) P/C (tấn/ha) N P K (tấn/ha) N P K Lúa xuân 150-200 400-550 150-220 7-9 250-280 330-400 100-150 8-9,5 Lúa mùa 130-175 410-560 120-180 6-8 220-260 300-350 80-100 8-9,5 K.lang 72-86 270-320 60-80 5-6 87-130 175-235 133-150 10 Ngô 110-200 400-550 80-120 6,5-8 195-260 260-352 75-100 5-8 Rau 120-180 70-100 90-120 6,5-10 180-200 80-90 110-120 8-10 Củ đậu 120-210 370-500 60-130 6,5-8 195-260 250-350 75-100 6-9
(Nguồn: Điều tranông hộ)
Trong việc sử dụng phân bón hoá học thì người nông dân lại quan tâm nhiều hơn đến sử dụng phân đạm mà ít quan tâm đến việc sử dụng cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Kết quả điều tra nông hộ về việc sử dụng phân bón cho cây trồng cho thấy như sau:
- Mức độ đầu tư phân bón cho các loại cây lúa, khoai lang, ngô, lạc, ở mức cao. Nguồn đạm chủ yếu là phân urê, lân chủ yếu là dạng supe lân, kali chủ yếu là Kali clorua.
- Lân được đầu tư cao hơn, đa số cây trồng được bón đủ lân. Một số cây trồng đòi hỏi nhiều lân là ngô, lúa, lạc,... lượng bón đạt trên 100% so với tiêu chuẩn. Việc bón không đủ lượng kali cần thiết dẫn đến suy kiệt hàm lượng kali trong đất và gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng.
- Việc sử dụng phân bón là khác nhau giữa các vùng và nhóm hộ, kết quả điều tra cho thấy các hộ dân tại xã Bản Ngoại sử dụng nhiều phân bón hữu cơ hơn các hộ dân tại xã Ký Phú, hộ khá sử dụng nhiều phân bón hơn hộ nghèo.
Qua quá trình điều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình sản xuất trên các loại cây trồng cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng tương đối nhiều, thậm chí lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ, đặc biệt các loại rau màu... phun 2-3 lần/ vụ.
Do liều lượng thuốc và số lần phun nhiều, phun ngay trước khi thu hoạch nên lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và an toàn chất lượng nông sản.