Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 41 - 43)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sử dụng đất của xã, thu thập các thông tin liên quan đến đời đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp.

* Điều tra phỏng vấn với bộ câu hỏi soạn sẵn với nội dung về:

Về chi phí đầu tư cho sản xuất lúa/ha/năm? Giá trị kinh tế (bao nhiêu...triệu đồng /ha/năm)? Về thể chế chính sách: thuế đất nông nghiệp hàng năm? Muốn chuyển từ đất trồng lúa sang hình thức khác? Cụ thể? Bằng cách điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi: Xây dựng bộ câu hỏi theo các định hướng nghiên cứu.

* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: - Chia huyện Đại Từ thành 03 khu vực:

Khu vực 1: Giáp huyện Phú Lương, khu đô thị và bám trục đường giao thông chính gồm các xã: Cù Vân, An Khánh, Hùng Sơn, Thị trấn Đại Từ, Tân Linh, Phục Linh. Trong đó chọn xã điểm là xã Cù Vân, do Cù Vân là một xã đông dân nhất và có mật độ dân số chỉ đứng sau 02 thị trấn Đại Từ và Quân Chu tại huyện Đại Từ. Cù Vân là một xã có một nền kinh tế phát triển hơn so với các xã khác trong huyện Đại Từ. Đây là địa bàn có tỷ lệ biến động lớn về đất lúa, chủ yếu là chuyển từ đất đất lúa sang đất phi nông nghiệp (Khu công nghiệp, trụ sở cơ quan, đất giao thông và đất ở) để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và sự gia tăng về dân số. Là xã đầu mối giao thông nối liên huyện Đại Từ với huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên, là nơi thị trường BĐS diễn ra sôi động.

Khu vực 2: Gồm các xã Ký Phú, Mỹ Yên, Vạn Thọ, Cát Nê,…. Trong đó chọn xã điểm là xã Ký Phú do Ký Phú là xã có diện tích đất lúa lớn nhất nhưng biến động về đất lúa cũng lớn nhất, chủ yếu là biến động từ đất lúa sang đất trồng cây lâu năm.

Khu vực 3: Các vị trí còn lại gồm các xã: Bản Ngoại, Hoàng Nông, Phú Xuyên, Tiên Hội, Yên Lãng... Trong đó chọn xã điểm là xã Bản Ngoại do là

xã có diện tích đất lúa lớn nhất và ít biến động nhất, diện tích giảm chủ yếu để làm đường giao thông, trụ sở cơ quan, công trình công cộng và một diện tích nhỏ chuyển sang đất ở. Dân cư chủ yếu là thuần nông, sống chủ yếu bằng làm nông nghiệp.

- Mỗi khu vực chọn 01 xã điểm với tiêu chí: Là xã có diện tích trồng lúa lớn nhất và có sự biến động lớn về diện tích đất trồng lúa.

- Chọn hộ điều tra: Chọn ngẫu nhiên 30 hộ/xã. Tổng số phiếu điều tra là 90 hộ trong đó mỗi xã chọn 30 hộ với tiêu chí các hộ có diện tích trồng lúa với mức trung bình, khá và lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 41 - 43)