Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 34 - 36)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.5.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Đất nông nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông, lâm nghiệp. Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước

phát triển ở trình độ không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nông nghiệp đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng phải thừa nhận. Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở của sự phát triển.

Tuy nhiên, khi dân số tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực, loài người phải tăng cường khai hoang để có thêm đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Thêm nữa, đất đai lại bị khai thác triệt để, không có biện pháp ổn định độ phì nhiêu của đất. Kết quả là, hàng loại diện tích đất bị thoái hóa trên phạm vi toàn thế giới, đất bị mất chất dinh dưỡng, hữu cơ do xói mòn, nhiễm mặn..[2]

Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu Km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu Km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu á chiếm 26%, Châu âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000 m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% (đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác). Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là:

- Đất có năng suất cao: 14%

- Đất có năng suất trung bình: 28% - Đất có năng suất thấp: 58%

Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu

người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.[2]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)