Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 50 - 51)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2011 - 2013 mặc dù nền kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 12,5% năm 2011 lên trên 14% năm 2013, GDP bình quân đầu người tăng từ 11,17 triệu đồng/người năm 2011 lên 16,7 triệu đồng/người năm 2013. Năm 2013 bình quân lương thực đầu người là 446 kg/người. So với năm 2011, năm 2013 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng 11,42%, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng hơn 43,05%, giá trị thương mại dịch vụ tăng hơn 27,63%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5 %.

Bảng 3.2: Tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

1. Giá trị sản xuất nông nghiệp Tỷ đồng 364,51 392,42 406,15

2. Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ đồng 353,2 452,21 505,26

3. Giá trị thương mại dịch vụ Tỷ đồng 378,7 431,21 483,33

Tổng Tỷ đồng 3105,41 3285,84 3405,74

(Nguồn:Niên giám thống kê 2013[11]) * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm

Đơn vị:%

STT Ngành kinh tế 2011 2012 2013

Cơ cấu 100,00 100,00 100,00

1 Nông - Lâm nghiệp – thuỷ sản 33,25 30,76 29,12

2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 32,21 35,44 36,23

3 Thương mại dịch vụ 34,54 33,8 34,65

(Nguồn:Niên giám thống kê 2013[11])

Qua bảng 3.4 ta thấy cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 33,25 % năm 2011 xuống 29,12 % năm 2013, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng từ 32,21 % năm 2011 lên 36,23 % năm 2013, thương mại dịch vụ từ 34,54 % năm 2011 lên 34,65% năm 2013.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 50 - 51)