Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 91 - 92)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.5.6.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

+ Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất đai vào sản xuất. Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Phát triển sản xuất gắn với việc cải tạo đất, bảo vệ đất và môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất bằng việc hướng dẫn người dẫn người dân bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ đúng cách, tăng cường sử dụng các loại phân chuồng ủ hoai mục, phân xanh, hạn chế sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Với địa hình dốc cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc.

+ Với phương châm sử dụng điều kiện sẵn có ở các cơ sở nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, ứng dụng các thành tựu khoa học về

giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình cấp 1 hoá giống lúa trong sản xuất đại trà trên cơ sở rút kinh nghiệm và phát huy kết quả đã đạt được trên các mô hình trình diễn thâm canh.

+ Đưa các giống ngô, đậu tương, có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp trong vụ đông để thay thế bộ giống cũ.

+ Chọn và tạo ra giống lúa chịu chua và chịu úng để đưa vào sản xuất ở những vùng trũng của huyện.

+ Chọn giống rau có chất lượng cao, kết hợp đầu tư sản xuất rau giống, chuyển giao công nghệ gieo trồng cho nông dân. Mở rộng diện tích rau trái vụ, rau an toàn để cung cấp cho thị trường trong huyện và Thành phố, hướng tới xuất khẩu.

+ Thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến ngư, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống đó.

+ Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước, ứng dụng tiến bộ công nghệ các ngành như chế biến nông sản, kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng.

+ Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, đưa chương trình IPM vào sản xuất đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Chi cục BVTV, ngành tài nguyên và môi trường cần tham gia tích cực trong hoạt động quản lý, sản xuất, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV, phân hoá học trong sản xuất rau màu của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 91 - 92)