Thực trạng sử dụng đất trồng lúa tại 3 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 57 - 59)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2. Thực trạng sử dụng đất trồng lúa tại 3 xã nghiên cứu

+ Biến động diện tích đất trồng lúa

Theo xu hướng chung, giai đoạn 2009 - 2013 biến động đất đai trên địa bàn huyện Đại Từ biến động theo hướng chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, diện tích đất lúa cũng giảm đáng kể. Biến động đất lúa trên địa bàn huyện Đại Từ được thể hiện tại bảng 3.6.

Bảng 3.6: Biến động diện tích đất trồng lúa trên địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: Ha

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm

2013

Năm 2013 so với 2009

8.304,46 8.286,34 8.250,46 8.199,05 8.102,21 - 202,25

(Nguồn: Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai)

Trong 3 xã nghiên cứu, Bản Ngoại là xã có diện tích đất lúa nhỏ nhất nhưng biến động lớn nhất, chủ yếu là biến động từ đất lúa sang đất trồng cây hàng năm do Bản Ngoại là một xã phát triển về nghề trồng rau, dưa hấu và củ

đậu. Dự án tưới tiêu thủy lợi của xã đã được Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình đập chứa nước như: Cao Khản, Đồng Ngõ, Phú Hạ, Khâu Giang… phục vụ đắc lực cho phát triển trồng cây hàng năm. Thu nhập bình quân của người dân xã Bản Ngoại năm 2009 là 13,4 triệu đồng, tỉ lệ tăng trưởng đạt 13,3%.

Cù Vân là một xã có một nền kinh tế phát triển hơn so với các xã khác trong huyện Đại Từ. Do vây, đây cũng là địa bàn có biến động nhiều về đất lúa, chủ yếu là chuyển từ đất đất lúa sang đất phi nông nghiệp (Khu công nghiệp, trụ sở cơ quan, đất giao thông và đất ở) để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và sự gia tăng về dân số.

Ký Phú là xã có diện tích đất lúa lớn nhất và ít biến động nhất, diện tích giảm chủ yếu để làm đường giao thông, trụ sở cơ quan, công trình công cộng và một diện tích nhỏ chuyển sang đất ở. Dân cư chủ yếu là thuần nông, sống chủ yếu bàng làm nông nghiệp.

Theo số liệu thống kê đất đai của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ, tính đến ngày 01/01/2014 toàn huyện có 8.102,21 ha đất trồng lúa, giảm 202,25 so với năm 2009.

Năm 2010 diện tích đất trồng lúa giảm 18,12 ha so với năm 2009. Nguyên nhân: Do hộ gia đình, cá nhân đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất là 10,2ha (Xin chuyển sang đất ở là 1,2ha và chuyển sang đất trồng cây lâu năm là 9ha) và do Nhà nước thu hồi đất để giao cho tổ chức sử dụng vào các mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, khai thác khoáng sản và chuyển sang đất có mục đích công cộng.

Năm 2013 diện tích đất trồng lúa giảm 96,84 ha so với năm 2012. Nguyên nhân: Do Nhà nước thu hồi đất trồng lúa tại khu vực xã Hà Thượng để phục vụ dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo, do hộ gia đình, cá nhân đăng ký chuyển mục đích sang đất trồng cây lâu năm và sang đất ở tại nông thôn, Nhà nước thu hồi đất để giao cho tổ chức sử dụng vào các mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.

Tuy nhiên, con số về biến động đất lúa nêu trên chưa sát với thực tế do số liệu thống kê đất đai chỉ dựa trên hồ sơ địa chính, các trường hợp biến động đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn lại các trường hợp người dân tự ý chuyển mục đích từ đất lúa sang đất khác mà không xin phép, không đăng ký biến động đất đai tại cơ quan quản lý và các trường hợp hiến đất làm đường giao thông, hệ thống thủy lợi và các công trình công cộng khác thì chưa được thống kê. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chênh lệch số liệu thống kê đất lúa trên địa bàn huyện Đại Từ giữa ngành Tài nguyên và Môi trường và ngành Nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 57 - 59)