Khái quát về hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 25 - 28)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất

a. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất:

Hiệu quả là một thuật ngữ mà con người thường dùng để chỉ mục tiêu cho mọi hành động có chủ đích. Và sau này trong ngôn ngữ học phát triển, cụm từ “hiệu quả” được hiểu như một phạm trù triết học. Quan niệm khá “nguyên thuỷ” của một nhà kinh tế học người Mỹ, Piter F, Drucker, giáo sư về quản lý tại New York University, cho rằng : Xét cho cùng mang lại hiệu quả là cái mà mỗi người khi làm bổn phận của mình, dù trong môi trường nào đều mong đợi công việc được hoàn tất đúng. Thật vậy trước kia khi nhận thức còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả và hiệu quả là một. Về sau xã hội càng văn minh, nhận thức con người phát triển lên thì dần đi đến sự phân biệt kết quả và hiệu quả. Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả, được đề cập đến mọi đối tượng, dù là quản lý lao động chân tay hay mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.[12]

Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới, nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.

Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả đất là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là thể hiện hiệu quả của lực lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá

trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước.

Hiện nay, khi nói đến hiệu quả sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng, chúng ta thường đề cập đến 3 khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường. Sử dụng đất bền vững là đảm bảo được cả 3 yếu tố đó.

* Hiệu quả kinh tế:

Là hiệu quả do tổ chức bố trí sản xuất hợp lý để đạt được lợi nuận cao với chi phí thấp hơn. Như vậy hiệu quả kinh tế của một hiện tượng hay một quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý. Nó biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xác định bằng cách so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu.

Hiệu quả kinh tế là tiêu chí được quan tâm hàng đầu, là khâu trung tâm để đạt được các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hoá bằng các chỉ tiêu kinh tế tài chính.

* Hiệu quả xã hội:

Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế. Hiệu quả xã hội được thể hiện bằng các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng.

Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.(Nguyễn Duy Tính, 1995).[10]

Từ những quan niệm trên cho thấy, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một

phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nó mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm.

* Hiệu quả môi trường:

Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá học, sinh học, vật lý ... chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: Hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu quả hoá học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến.

Hiệu quả môi trường là hiệu quả đảm bảo tính bền vững cho môi trường trong sản xuất và xã hội. Hiệu quả môi trường là vấn đề đang được nhân loại quan tâm, được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật.[4]

*Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

Tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Đối với đất nông nghiệp thì tiêu chuẩn để đánh giá là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội môi trường do xã hội đặt ra và cụ thể là : Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

- Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá là mức đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường do xã hội đặt ra. Cụ thể là tăng năng suất

cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

- Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào và theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định.

- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến những người sống bằng nông nghiệp. Vì vậy đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững.[13]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 25 - 28)