3. Ý nghĩa của đề tài
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến sử dụng
năm 2009 đến năm 2013.
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm: huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến sử dụngđất trồng lúa trên địa bàn huyện đất trồng lúa trên địa bàn huyện
- Đánh giá điều kiện tự nhiên về: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thuỷ văn, thực vật.
- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, y tế, trình độ dân trí, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ, cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi...)
Từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng.
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa và tình hình quản lý, các nguyên nhân làm giảm diện tích đất trồng lúa trên địa bàn huyện Đại Từ
Đánh giá hiện trạng và biến động đất trồng lúa giai đoạn 2009 – 2013.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
+ Giá trị sản xuất + Chi phí trung gian + Lợi nhuận
+ Tỷ suất lợi nhuận
* Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, do thời gian có hạn nên tôi chỉ đề cập đến các chỉ tiêu sau:
+ Mức độ thu hút lao động, khả năng giải quyết công ăn việc làm. + Thu nhập của các nông hộ.
+ Giá trị sản xuất trên công lao động. + Đảm bảo an ninh lương thực.
* Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của việc sử dụng đất trồng lúa thông qua sự ảnh hưởng của việc sử dụng: các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốctrừ sâu...
2.2.4. Đề xuất hướng sử dụng quỹ đất trồng lúa trên địa bàn huyện
+ Quan điểm xây dựng định hướng.
+ Căn cứ đề xuất hướng sử dụng đất trồng lúa theo hướng phát triển bền vững. + Đề xuất hướng quản lý đất trồng lúa trên địa bàn huyện Đại Từ.
+ Đề xuất hướng sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Đại Từ. + Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin, số liệu có sẵn từ:
- Các phòng ban chuyên môn của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Các công trình khoa học và nghiên cứu, sách, báo có liên quan.
2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sử dụng đất của xã, thu thập các thông tin liên quan đến đời đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp.
* Điều tra phỏng vấn với bộ câu hỏi soạn sẵn với nội dung về:
Về chi phí đầu tư cho sản xuất lúa/ha/năm? Giá trị kinh tế (bao nhiêu...triệu đồng /ha/năm)? Về thể chế chính sách: thuế đất nông nghiệp hàng năm? Muốn chuyển từ đất trồng lúa sang hình thức khác? Cụ thể? Bằng cách điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi: Xây dựng bộ câu hỏi theo các định hướng nghiên cứu.
* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: - Chia huyện Đại Từ thành 03 khu vực:
Khu vực 1: Giáp huyện Phú Lương, khu đô thị và bám trục đường giao thông chính gồm các xã: Cù Vân, An Khánh, Hùng Sơn, Thị trấn Đại Từ, Tân Linh, Phục Linh. Trong đó chọn xã điểm là xã Cù Vân, do Cù Vân là một xã đông dân nhất và có mật độ dân số chỉ đứng sau 02 thị trấn Đại Từ và Quân Chu tại huyện Đại Từ. Cù Vân là một xã có một nền kinh tế phát triển hơn so với các xã khác trong huyện Đại Từ. Đây là địa bàn có tỷ lệ biến động lớn về đất lúa, chủ yếu là chuyển từ đất đất lúa sang đất phi nông nghiệp (Khu công nghiệp, trụ sở cơ quan, đất giao thông và đất ở) để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và sự gia tăng về dân số. Là xã đầu mối giao thông nối liên huyện Đại Từ với huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên, là nơi thị trường BĐS diễn ra sôi động.
Khu vực 2: Gồm các xã Ký Phú, Mỹ Yên, Vạn Thọ, Cát Nê,…. Trong đó chọn xã điểm là xã Ký Phú do Ký Phú là xã có diện tích đất lúa lớn nhất nhưng biến động về đất lúa cũng lớn nhất, chủ yếu là biến động từ đất lúa sang đất trồng cây lâu năm.
Khu vực 3: Các vị trí còn lại gồm các xã: Bản Ngoại, Hoàng Nông, Phú Xuyên, Tiên Hội, Yên Lãng... Trong đó chọn xã điểm là xã Bản Ngoại do là
xã có diện tích đất lúa lớn nhất và ít biến động nhất, diện tích giảm chủ yếu để làm đường giao thông, trụ sở cơ quan, công trình công cộng và một diện tích nhỏ chuyển sang đất ở. Dân cư chủ yếu là thuần nông, sống chủ yếu bằng làm nông nghiệp.
- Mỗi khu vực chọn 01 xã điểm với tiêu chí: Là xã có diện tích trồng lúa lớn nhất và có sự biến động lớn về diện tích đất trồng lúa.
- Chọn hộ điều tra: Chọn ngẫu nhiên 30 hộ/xã. Tổng số phiếu điều tra là 90 hộ trong đó mỗi xã chọn 30 hộ với tiêu chí các hộ có diện tích trồng lúa với mức trung bình, khá và lớn.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel, số liệu bản đồ được quét, số hóa trên phần mềm Microstation. Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ và bản đồ.
2.3.4. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất
Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên 1ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp, đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:
* Hiệu quả kinh tế:
+ Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một vụ (hoặc một năm). Với hệ thống cây trồng, GTSX là giá trị của sản lượng trên một đơn vị diện tích.
+ Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ chi phí vật chất được tính bằng tiền tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá đó.
+ Giá trị gia tăng (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và CPTG, đó chính là sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX - CPTG
+ Thu nhập thuần (TNT) là giá trị thu được sau khi đã trừ đi CPTG và tiền công lao động (TCLĐ).
+ Tỷ suất lợi nhuận = TNT*100/GTSX * Hiệu quả về mặt xã hội:
+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha) + Giá trị sản xuất trên công lao động (GTSX/LĐ)
+ Thu nhập của các nông hộ. * Hiệu quả về mặt môi trường:
Thông qua đánh giá hiện trạng độ phì nhiêu đất dưới một số loại hình sử dụng đất nghiên cứu.
2.3.5. Các phương pháp khác
- Phương pháp xác định đặc điểm đất đai dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện tưới tiêu, hồ sơ địa chính(Bản đồ địa chính để xác định vùng trồng lúa chiếm ưu thế)...
- Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn và các nông dân sản xuất giỏi trong huyện về vấn đề sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên quan đến sử dụngđất trồng lúa đất trồng lúa
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25km, với tổng diện tích tự nhiên 574,15km2, nằm trong toạ độ từ 21030' đến 21050' độ vĩ Bắc, 105032' đến 105042' độ kinh Đông, số đơn vị hành chính là 31 trong đó có 29 xã và 02 thị trấn. Ranh giới của huyện xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Định Hoá.
- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Phú Lương.
- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc.
Với điều kiện vị trí địa lý như trên, huyện Đại Từ có điều kiện phát huy khai thác tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.
+Địa hình,địa mạo
Địa hình của huyện Đại Từ tương đối phức tạp, hướng chủ đạo của địa hình dốc dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình mang đặc trưng vùng núi trung du, được phân thành 3 vùng tương đối rõ nét:
Vùng 1: Là vùng địa hình của dãy núi Tam Đảo chạy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, phía bắc của dãy núi Tam đảo có các ngọn núi cao từ 300 đến 600 mét, đỉnh cao nhất là Đèo Khế cao 1591 mét, phía nam của dãy Tam Đảo có các ngọn núi thấp hơn có độ cao 300 đến 500 mét.
Vùng 2: Nằm về phía Đông và Đông Bắc của huyện có các ngọn núi thấp với độ cao 150 đến 300 mét, phía Đông Nam có các ngọn núi cao hơn trên 400 mét thuộc cánh cung Ngân Sơn.
Vùng 3: Là vùng thung lũng hẹp, nhỏ song song với dãy núi Tam Đảo, vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam và dòng địa hình ở phía Đông dãy núi Tam Đảo.
+Đặc điểm khí hậu
- Đại Từ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa song chủ yếu là 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Độ ẩm không khí khá cao, trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22,90C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 27,20C, thấp nhất trong năm là 200C.
+ Thuỷ văn
- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2 km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê ... là nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của huyện.
+ Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ có một số loại đất chính sau:
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá Mácma axít, phân bố ở các vùng đồi núi thấp có độ dốc từ 15-25 độ, loại đất này có tầng đất dầy trên 1m, đất có cấu trúc tơi xốp, thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng mùn, đạm khá cao, đất chua có độ PHKClkhoảng từ 4,5 - 5,5, phù hợp với các loại cây trồng như: Chè, ngô, lúa nương, sắn, cọ. Loại đất này được phân bố ở các xã trong huyện song tập trung chủ yếu ở xã Hà Thượng, Tân Thái, Cù Vân, Phục Linh, Tân Linh.
- Đất hình thành do sản phẩm dốc tụ, phân bố ở các thung lũng lòng chảo, các chân đồi gò đã được nhân dân sử dụng để trồng cây lúa nước và các cây hoa mầu ngắn ngày khác, loại đất này có tầng đất dầy, độ mùn cao, mức độ Glây mạnh, phân giải chất hữu cơ chậm, đất nghèo lân và ka li. Phân bố ở
hầu hết các xã trong huyện song tập chung chủ yếu ở các xã như: Văn Yên, Vạn Thọ, Phú Lạc, Tiên Hội, Phục Linh, Tân Linh, Hoàng Nông, Quân Chu.
- Đất phù sa chua (Pa): Có tổng diện tích khoảng 1.708,83 ha chiếm 2,96% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, loại đất này được phân bố chủ yếu ven các sông suối, được nhân dân khai phá để trồng lúa nước và các cây hoa mầu ngắn ngày, nằm tập trung ở các xã như: Cù Vân, An Khánh, Hùng Sơn, Bản Ngoại, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Phú Thịnh, Phú Cường, Minh Tiến. Đặc điểm của loại đất này chua, tầng đất mặt có tỷ lệ hữu cơ trung bình, độ no ba zơ trong đất thấp.
- Đất Phù sa Glây (Pg): Loại đất này có diện tích 6.664,9 ha, chiếm 11,57% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, được phân bố tập trung ở các xã như Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ loại đất này có đặc trưng cơ bản hấp thụ thấp, thành phần cơ giới thịt nhẹ, giữ nước và giữ ẩm kém.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) phân bố ở dọc theo hai ven bờ thung lũng sông Công, đất có địa hình đồi thoải, lượn sóng, đất chua, nghèo dinh dưỡng, khả năng hấp thụ và giữ nhiệt, giữ ẩm kém.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Pq) phân bố khắp trên địa bàn các xã, ở địa hình đồi thoải, dạng úp bát, thành phần cơ giới cát pha, giữ ẩm, giữ nhiệt kém. - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fj), phân bố ở các xã: Quân Chu, Cát Nê, Vạn Thọ, Tân Thái, Văn Yên, Ký Phú, Yên Lãng, Phú Thịnh, trên địa hình đồi núi thấp (25m- 200m), đất có tầng dầy mỏng, chua, hàm lượng chất hữu cơ cũng như đạm, lân, ka ly thấp.
- Đất xám bạc màu: Phân bố ở các xã: Bản Ngoại, Tiên Hội, Ký Phú, Cát Nê, đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, khả năng hấp thu kém.
- Đất xám mùn phát triển trên đá macma bazơ và trung tính (Xh1): Có diện tích 6.465,16ha, chiếm 11,18% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, đất có độ chua bazơ thấp, lân, kali thấp, đất có cấu trúc hạt, tơi xốp. Phân bố ở khắp vùng đồi núi của huyện đang được khai thác trồng rừng và các cây công nghiệp.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các loại đất khác như: Đất nâu vàng phát triển trên đá phiến thạch, đất feralít biến đổi do trồng lúa nước, đất phù sa của các con suối, số lượng không đáng kể nằm rải rác trên địa bàn các xã, thị trấn.
Bảng 3.1: Tổng hợp các loại đất chính của huyện Đại Từ
TT Tên đất theo phát sinh
Tên đất theo FAO- UNESCO Ký hiệu theo FAO Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 57.415,73 100.00
1 Đất phù sa chua Dystric Fluvisols FLd 1708,83 2,98 2 Đất phù sa Gley Gleyic Fluvisols FLg 6664,9 11,61
3 Đất lầy Umbric Gleysols Glu 398,7 0,69
4 Đất đá bọt Haplic Andosols Anh 312,8 0,54
7 Đất xám Feralit Feralic Acrisols Acf 21266,8 37,04 8 Đất xám bạc màu Haplic Acrisols Ach 828,71 1,44 9 Đất xám mùn Humic Acrisols Acu 15779,53 27,48
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Đại Từ)
Qua bảng 3.1 cho thấy đất đai của huyện Đại Từ rất phong phú và đa dạng, được hình thành từ 9 nhóm đất khác nhau. Đất đai khá đồng bộ về chất lượng. Nhóm đất xám Feralit có diện tích lớn nhất với 21266,8 ha, chiếm 37,04% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất đá bọt có diện tích nhỏ nhất với 312,8 ha, chiếm 0,54% tổng diện tích tự nhiên.
+ Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của huyện Đại Từ hiện nay là: 27.823,89 ha, trong đó rừng đặc dụng là 10.977,93 ha, rừng phòng hộ là 1.725,52 ha, rừng sản xuất là 15.120,44ha.
Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, 19/31 xã, thị trấn có khoáng sản, được chia ra làm 4 nhóm khoáng sản chủ yếu sau:
- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã gồm: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Minh Tiến, Na Mao, An Khánh và Cát Nê, trong đó có 3 mỏ lớn thuộc Trung Ương đang quản lý và khai thác đó là mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hòa và mỏ than Bắc Làng Cẩm. Sản l- ượng than khai thác hàng năm từ 10 đến 20 nghìn tấn.