3. Ý nghĩa của đề tài
1.4.2. Xu hướng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
Theo văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), định hướng phát triển ngành nông lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 sẽ là :
- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường.
- Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng. Đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, có chính sách bảo đảm đảm lợi ích của người sản xuất lương thực.
- Bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm lâm nghiệp sống được bằng nghề rừng. Kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, đẩy nhanh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm rừng.
- Chú trọng tạo và sử dụng giống cây có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất xây dựng một số khu công nghệ cao.
- Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn.
- Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm 4,0 - 5,0%. Đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực có hạt
đạt khoảng 40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16 - 17%. Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.