Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 73 - 77)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.1.1. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 2010

Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất ở cả 2 cấp huyện, xã trên địa bàn huyện Đại Từ được triển khai. Trong giai đoạn này chưa có quy hoạch chuyên ngành được lập riêng cho đất trồng lúa, cũng như chưa có những chính sách đặc biệt áp dụng để bảo vệ quỹ đất trồng lúa. Các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch đất trồng lúa được nêu trọng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện.

* Đối với việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:

Năm 2000 huyện Đại Từ đã tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 2000 - 2010, đây là công cụ pháp lý cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đại Từ, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhìn chung công tác điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện đã giúp cho công tác đánh giá và quản lý nguồn tài nguyên đất đai được tốt hơn, làm cơ sở cho quá trình giao đất, cấp GCNQSDĐ ở mỗi địa phương.

* Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã:Từ các năm 2000 đến 2004 trên địa bàn huyện đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất của 31 xã, thị trấn và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra hàng năm cả 2 cấp huyện và xã đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của từng cấp đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung các hạng mục công trình phù hợp với thực tế để làm căn cứ cho công tác giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất ở tại cấp xã, thị trấn; Uỷ ban nhân dân huyện đã phê duyệt nhiều quy hoạch chi tiết phân lô đất ở các điểm dân cư trên địa bàn toàn huyện.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 của huyện Đại Từ được thể hiện tại bảng 3.16.

Bảng 3.16: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất so với quy hoạch được duyệt

Đơn vị tính: ha Thứ tự Chỉ tiêu số QHSD đất được duyệt Kết quả thực hiện Diện tích Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=[(5)/(4)]x100 TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 57790,04 57415,73 99,35 1 Đất nông nghiệp NNP 46074,45 47494,79 103,08 1.1 Đất lúa nước DLN 6993,07 8093,00 115,73

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 8398,66 9979,49 118,82 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 5642,12 1725,52 30,58 1.4 Đất rừng Đặc dụng RDD 10729,73 10977,93 102,31 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 13365,23 15107,18 113,03 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 484,15 771,21 159,29

2 Đất phi nông nghiệp PNN 10156,37 9240,69 90,98

3 Đất chưa sử dụng 1559,22 680,25 43,63

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Đại Từ)

Chỉ tiêu đất nông nghiệp được duyệt đến năm 2010 là 46.074,45ha. Kết quả thực hiện được 47.494,79ha. So với chỉ tiêu được duyệt cao hơn 1.420,34 ha, đạt tỷ lệ 103,08%. Đây là cố gắng lớn của huyện trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp.

Đối với đất trồng lúa: Thực hiện được 8.093,00 ha, so với chỉ tiêu được duyệt là 6.993,07 ha, cao hơn 1.099,93 ha, đạt tỷ lệ 115,73%. Như vậy, nhìn chung diện tích lúa nước của huyện vẫn đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực. Song tại một số xã tốc độ giảm diện tích đất trồng lúa tương đối nhanh, như các xã Hà Thượng, Bản Ngoại, Tiên Hội, Phú Xuyên… do chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, hoặc chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm.

* Đánh giá tồn tại trong thực hiện quy hoạch

- Mặt tích cực: Trên cơ sở thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt đã giúp cho việc thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Đại Từ trong những năm qua, đặc biệt là các công tác thu hồi giao đất, cho thuê, góp phần quan trong vào việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Là cơ sở để công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ và khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện đã làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp, đã tạo ra bước đột phá mới trong kinh tế nông nghiệp nông thôn, làm tăng giá trị sản xuất trên một ha canh tác, tăng thu nhập cho người dân, đời sống dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện.

- Mặt tiêu cực: Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2000- 2010 ngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng hợp lý và có hiệu quả rõ nét. Tuy vậy, chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát thực tế, dẫn tới tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa quỹ đất. Một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước, nên vẫn còn tình trạng quy hoạch sử dụng đất phi

nông nghiệp trên đất sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên thâm canh lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn nhiều quỹ đất khác. Trong giai đoạn này khi lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chưa có chính sách trú trọng đến việc quản lý, bảo vệ đất trồng lúa.

Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện chưa cao, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội, đôi khi còn bị động trong quá trình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã chưa đồng nhất về thời điểm.

Việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các ngành có liên quan đến sử dụng đất chưa đồng bộ.

Còn tồn tại nhiều vướng mắc do sự chồng chéo giữa quy hoạch phát triển các ngành, làm hạn chế không nhỏ trong việc phát huy lợi thế của từng lĩnh vực.

Chính sách bồi thường và giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng, gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, làm chậm tiến độ xây dựng, thực hiện các công trình quy hoạch.

Việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt còn mang tính hình thức, các quyền của người sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch ở nhiều nơi còn bị vi phạm, chẳng hạn như không cấp Giấy chứng nhận, không được sửa chữa nhà cửa... gây bức xúc cho nhân dân.

Việc tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt ở các cấp chưa nghiêm và thường xuyên. Tình trạng sử dụng đất sai với quy hoạch, kế hoạch chưa được phát hiện và xử lý kịp thời. Nhiều nơi để cho dân ngang nhiên lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép không bị xử lý, gây khó khăn phức tạp và làm tăng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự

nghiêm túc, đặt biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 (Trang 73 - 77)