Công tác đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Tân Đông Phương (Trang 60 - 65)

Đánh giá thực hiện nhiệm vụ là đánh giá một cách có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trên cơ sở so sánh kết quả làm việc thực tế với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về kết quả đánh giá với người lao động.

Công tác đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ là công việc rất quan trọng bởi nó là cơ sở để khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật, cũng như giúp nhà quản trị áp dụng việc trả lương một cách công bằng. Mặt khác, kết quả đánh giá chính là cơ sở để doanh nghiệp phân tích thực trạng chất lượng lao động, từ đó đưa ra phương pháp tác động thích hợp để ngày càng hoàn thiện trình độ đội ngũ nhân viên, phục vụ yêu cầu công việc. Việc đánh giá thực hiện nhiệm vụ mà hời hợt, sơ sài, chủ quan sẽ dẫn tới những tệ hại nhất định trong quản trị nhân sự.

Chính vì những lý do trên mà lĩnh vực này cần phải được quan tâm một cách thỏa đáng. Một cuộc điều tra 3500 cơ quan tổ chức tại Mỹ cho thấy rằng mối quan tâm lớn của các nhà quản trị là đánh giá thành tích công tác trong xí nghiệp.

Nhận thức được điều đó, công ty TNHH Tân Đông Phương cũng đưa ra một số mục tiêu để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên:

- Cải thiện hiệu năng công tác và thông tin phản hồi - Hoạch định tài nguyên nhân sự

- Tuyển mộ và tuyển chọn - Phát triển tài nguyên nhân sự

- Hoạch định và phát triển nghề nghiệp - Lương bổng, đãi ngộ

- Quan hệ nhân sự nội bộ

Với những mục tiêu trên, công ty đã đề ra những chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra như:

- Duy trì các khuyến khích cho những thành tích vượt trội

- Duy trì và cải tiến chất lượng lãnh đạo đồng thời tăng thưởng cho những người được đánh giá tốt.

- Đẩy mạnh cơ hội cho nhân viên có khả năng tham gia vào các quyết định quản trị mà họ am hiểu.

- Làm cho nhân viên hội nhập, gắn bó với công ty cũng như mục tiêu của công ty.

- Tăng cường tối đa các cơ hội để nhân viên có khả năng phát triển, khẳng định được tài năng cao nhất của mình và phát triển tiềm năng.

- Cấp quản trị là người thầy, người huấn luyện viên luôn giúp đỡ và kèm cặp lực lượng lao động của mình.

- Nhà quản trị không vi phạm các luật lệ và quy định của Nhà nước cũng như của công ty, nghĩa là không kỳ thị, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt đối xử với người có tật hoặc một thành phần cá nhân nào đó.

Việc đánh giá của công ty thường được tổ chức một cách chính thức theo định kỳ và phi chính thức trong trường hợp cần thiết. Định lỳ đánh giá chính thức của công ty thường vào cuối năm.

Đối với nhân viên tập sự thì việc đánh giá được tiến hành ngay trước khi hết hạn tập sự. Việc đánh giá nhân viên mới thường được tiến hành nhiều lần trong năm đầu tiên nhằm xác định một cách chính xác nhất năng lực, trình độ của nhân viên.

Công ty đã áp dụng đúng các bước trong quy trình đánh giá nhân viên chung ngoài ra còn sử dụng rất nhiều cách đánh giá thành tích công tác khác

nhau, trong đó công ty thường sử dụng một phương pháp chung nhất là phương pháp mức thang điểm.

Bảng 2.9: Phương pháp mức thang điểm

Tên nhân viên:………. Chức danh công việc:……….. Bộ phận:………... Giai đoạn đánh giá:………..

Các yếu tố đánh giá Kém1đ Dưới TB2đ TB3đ Giỏi4đ Xuất sắc5đ Khối lượng công việc

Chất lượng công việc Tính đáng tin cậy Sáng kiến

Tính thích nghi Sự phối hợp

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI:

 Bây giờ đang ở mức hoặc gần mức tối đa thành tích công tác

 Bây giờ đang ở mức hoặc gần mức tối đa thành tích công tác, nhưng có tiềm năng cải tiến các công việc khác như:……….. ………..

 Có khả năng tiến bộ sau khi đào tạo và có kinh nghiệm.

 Không thấy có những hạn chế

PHÁT BIỂU CỦA NHÂN VIÊN Đồng ý Không đồng ý

Nhận xét:

………. ………. ……….

Nhân viên:……… Ngày:………..

Giám đốc……….. Ngày:………..

Qua bảng mẫu phân tích trên ta thấy công ty đã có sự chuẩn bị kỹ càng và rất coi trọng việc đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên. Thể hiện tính tự nguyện, tự quyết khi để nhân viên đánh giá về bản thân, làm cho nhân viên ya thức được trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của mình trong việc nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả kinh doanh chung của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Tân Đông Phương (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w