Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh khoa học, cụ thể.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Tân Đông Phương (Trang 52 - 54)

Kế hoạch sản xuất kinh doanh là hệ thống kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp, là hệ thống các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình cụ thể để triển khai toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với các nguồn lực và biện pháp bảo đảm thực hiện.

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản trị doanh nghiệp với việc phác thảo nhiệm vụ và phương án thực hiện góp phần quan trọng vào việc xác định đúng mục tiêu, hướng đi, xác lập, đánh giá, lựa chọn các phương án phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện thành công các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế hoạch là căn cứ cho công tác tổ chức, quản trị, phân công lao động trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của công tác xây dựng kế hoạch là hoạch định các tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp và hướng tới tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp.

Công tác xây dựng kế hoạch trong doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận khoa học các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất dịch vụ cuối cùng. Trên nền tảng đó các nhà quản trị thực hiện việc phân công, điều độ, tổ chức các hoạt động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị rối loạn và ít tốn kém.

Nhờ có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể mà việc phân công lao động trong doanh nghiệp đảm bảo được 4 mục tiêu:

- Đảm bảo đúng số lượng - Đảm bảo đúng người

- Đảm bảo đúng nơi, đúng chỗ - Đảm bảo đúng thời hạn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, công ty TNHH Tân Đông Phương cũng xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh khoa học cụ thể với các nội dung chính sau:

- Về nguồn nhân lực:

+ Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, đảm bảo chọn được các ứng viên đáp ứng đủ các yêu cầu đặt ra của công việc.

+ Bố trí nguồn lực, thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động. + Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động.

+ Làm tốt công tác đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên.

+ Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, chế độ khen thưởng, kỷ luật nhằm tạo động lực cho người lao động.

- Về quản trị điều hành công ty: Trên cơ sở tiêu chí quản trị đã được xác định, công ty tiếp tục thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng quản trị. Hoạt động quản trị của công ty phải đặc biệt chú ý đến việc tận dụng các cơ hội kinh doanh cũng như quản lý và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra, cụ thể:

+ Về tài chính: Chú ý đến việc luân chuyển vốn nhanh để giảm bớt chi phí sử dụng vốn. Đặc biệt chú ý đến xu hướng biến động của lãi suất để điều chỉnh qui mô kinh doanh và đưa ra biện pháp kinh doanh phù hợp.

+ Về phát triển thương hiệu: Thông qua chất lượng dịch vụ, hình ảnh công ty, văn hóa công ty để quảng bá thương hiệu, đặc biệt chú ý đến trách nhiệm đối với toàn xã hội, với cộng đồng thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực để

thương hiệu ngày càng in dấu ấn đậm nét với khách hàng và với cộng đồng xã hội.

+ Về quan hệ với nhà đầu tư: Là một doanh nghiệp đã niêm yết, tính minh bạch - trung thực và kịp thời trong công bố thông tin theo qui định của pháp luật là một điều phải được thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, trong điều kiện có thể, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ kết hợp với các Công ty Chứng Khoán, các Quỹ Đầu tư để tiếp xúc trực tiếp với nhà đầu tư để truyền tải những thông tin cần thiết tới nhà đầu tư.

+ Về thị trường: Tiếp tục cập nhật thông tin, tăng cường hơn nữa mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng, mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành để có các dịch vụ với chất lượng và giá cả cạnh tranh, tiếp tục lựa chọn, sàng lọc và mở rộng thị trường kinh doanh của công ty đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thông suốt nhằm giảm chi phí kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Tân Đông Phương (Trang 52 - 54)