1.3.2.1. Năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động là hiệu quả sử dụng lao động có ích, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Có nhiều loại chỉ tiêu để tính năng suất lao động nhưng dùng loại chỉ tiêu nào, điều đó phụ thuộc vào việc lựa chọn loại thước đo cho phù hợp với đặc điểm của từng loại doanh nghiệp. Hiện nay, người ta dùng ba loại chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Năng suất lao động bình quân tính bằng hiện vật: Công thức: W = Q/T
W: Năng suất lao động bình quân. Đơn vị tính: hiện vật (người hoặc thời gian).
Q: Khối lượng sản phẩm. Đơn vị tính: hiện vật (m2, m3). T: Lượng lao động hao phí. Đơn vị tính: người.
- Năng suất lao động tính bằng chỉ tiêu giá trị: Công thức: N = Q/T
Q: Tổng giá trị sản phẩm (nội tệ, ngoại tệ). T: Lượng lao động hao phí (người, giờ).
N: Năng suất lao động bình quân tính bằng chỉ tiêu giá trị (nội tệ/người, ngoại tệ/người).
- Năng suất tính bằng lượng lao động hao phí: Công thức: L = T/Q
L: Lượng lao động hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. T: Tổng số lượng lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Q: Tổng khối lượng của tổng giá trị sản phẩm
1.3.2.2 Hiệu quả sử dụng chi phí lao động
Công thức: HQ = LN/V
HQ: Hiệu quả lao động. LN: Tổng lợi nhuận trong kỳ V: Tổng quỹ lương trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận đạt được trên một đồng tiền lương. Đây là một chỉ tiêu thuận, nghĩa là hiệu quả hoạt động càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.
1.3.2.3. Khả năng sinh lời của một nhân viên
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của một nhân viên trong một công ty là bao nhiêu. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của các nhân tố làm thay đổi tổng quỹ lương như tình hình sản xuất kinh doanh, mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện mức sống của người lao động trong công ty càng cao. Điều đó chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả.
CHƯƠNG 2