Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Tân Đông Phương (Trang 33 - 34)

Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là hiệu quả của quá trình tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là nguồn nhân lực.

Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực phải xem xét đến kết quả đạt được (đầu ra) và các mục đích của tổ chức, của nguồn nhân lực và cùng với nó là các nguồn lực khác (đầu vào).

Ở Việt Nam hiện nay, việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực còn gặp trở ngại do chưa có những chỉ tiêu thống nhất để đánh giá.

Để đưa ra những tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, cần phân biệt sự khác nhau giữa “sử dụng nhân lực” và “hoạt động lao động của nhân lực”. Chủ thể của “sử dụng nhân lực” là cơ quan, tổ chức, người quản lý; còn chủ thể của “hoạt động lao động của nhân lực” chính là những con người lao động cụ thể. Khách thể của “sử dụng nhân lực” là đội ngũ những người lao động, còn khách thể của “hoạt động lao động của nhân lực” là những nhiệm vụ lao động như sản xuất, kinh doanh,…. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là

đánh giá hiệu quả của quá trình tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là nguồn nhân lực.

Bằng việc phân tích khái niệm về hiệu quả ta có thể rút ra thế nào là hiệu quả sử dụng lao động. Theo nghĩa hẹp, hiệu quả sử dụng lao động là mối tương quan giữa kết quả đạt được với hao phí lao động đã bỏ ra để đạt được kết quả đó (có thể nói hao phí lao động nhưng cũng có thể nói là chi phí lao động sống). Kết quả đạt được có thể là doanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ chi phí kinh doanh và cách tổ chức quản lý lao động, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp. Theo nghĩa rộng, hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm khả năng sử dụng lao động đúng ngành nghề đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động của người lao động và khả năng cải tiến kỹ thuật trong mỗi người thể hiện ở bầu không khí tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, mối quan hệ thân thiết giữa người quản lý và người lao động. Đó chính là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Tân Đông Phương (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w