Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp (Enterprise

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 48 - 50)

1. 2.3 Phương pháp định mức tín nhiệm

2.1.5. Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp (Enterprise

Credit Rating Appraise Science Center, viết tắt là CRC)

2.1.5.1. Quá trình thành lập

Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 590/QĐ-LHH ngày 03/5/2007 của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000), được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số: A-666 ngày 14 tháng 05 năm 2007. Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp được Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (Bộ công an) cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu ướt số 611/ ĐKMD và mẫu dấu nổi số 620/ ĐKMD kể từ ngày 17 tháng 05 năm 2007.

Trung tâm là một tổ chức Khoa học và công nghệ, có chức năng tập hợp lực lượng cán bộ khoa học để nghiên cứu và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, và thực hiện các dịch vụ khoa học tín nhiệm doanh nghiệp. Liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động của CRC góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Tổ Quốc.

2.1.5.2. Hoạt động

Hoạt động chính của Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp là Thẩm định tín nhiệm Doanh nghiệp, một hoạt động mới tại Việt Nam. Nói chung hoạt động thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp gồm: đánh giá năng lực doanh nghiệp, đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp, đánh giá trình độ nhân lực, đánh giá các vấn đề khác (theo yêu cầu), xếp loại doanh nghiệp, xếp loại 10 doanh nghiệp đứng đầu ngành, thẩm định hệ số tín nhiệm vay vốn…Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp sử dụng công nghệ thẩm định được Quốc tế chấp nhận rộng rãi. Các hoạt động này nhằm nâng cao uy tín cho các doanh nghiệp khi

được thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp, góp phần công khai, minh bạch thông tin.31

Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp. Hầu hết đánh giá xếp hạng doanh nghiệp trước đây là cấp trên đánh giá cấp dưới, cơ quan chủ quản đánh giá doanh nghiệp thuộc quản lý của mình. Vì vậy, nó thường mang tính chất quản lý hành chính nhiều hơn, và chắc chắn yếu tố khách quan không thật sự cao. Chỉ các đánh giá của công ty, tổ chức thẩm định độc lập mới đưa ra được kết quả bảo đảm ba yếu tố: khách quan, trung thực, và độc lập. Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp xây dựng tiêu trí đánh giá dựa trên tham khảo của các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực này, đồng thời lượng hoá các tiêu chuẩn cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đây là bộ đánh giá mở và nó sẽ liên tục được bổ xung cập nhật cho phù hợp với thực tế, phù hợp với pháp luật của Việt Nam. Bên cạnh đó thiết lập cơ chế kiểm sát, giám sát nội bộ chặt chẽ. Việc đánh giá phải được tiến hành thận trọng, khách quan và khoa học dựa trên thông tin mà Doanh nghiệp đưa ra.

Quy mô hoạt động của Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp trên toàn quốc Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội, và văn phòng phía Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.5.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp:

- Hội đồng (gồm: các ủy viên, Chủ tịch, Phó Chủ tịch)

- Ban lãnh đạo (gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng)

- Hội đồng Khoa học (gồm: các ủy viên, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thưký) - Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp có đơn vị thuộc và trực thuộc:

+ Phòng Tổng hợp. + Phòng Thẩm định.

+ Văn phòng phía nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

31 Trang thông tin điện tử Trung tâm Khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp CRC: http://www.crc.vn/Home/Trang-chu.aspx?p=1

Nhìn lại chặng đường đã qua của hoạt động ĐMTN tại Việt Nam với nhiều khởi sắc xen lẫn những khó khăn. Sự ra đời và tồn tại cũng như ngừng hoạt động của doanh nghiệp ĐMTN tại Việt Nam trong thời gian qua đã tạo ra những tiền đề nhất định cho việc thành lâp các doanh nghiệp ĐMTN sau này. Dù kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ĐMTN chưa thực sự thành công nhưng ít nhiều đã thể hiện rằng thị trường tài chính Việt Nam đã có nhận thức và có nhu cầu về hoạt động của doanh nghiệp ĐMTN. Đồng thời, từ các mô hình hoạt động không hiệu quả đó, có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý để chuẩn bị cho quá trình xây dựng lại mô hình ĐMTN mới hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)