Quy định định mức tín nhiệm bắt buộc

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 65 - 68)

1. 2.3 Phương pháp định mức tín nhiệm

2.2.5. Quy định định mức tín nhiệm bắt buộc

Pháp luật Việt Nam trong thời gian qua không đề cập đến việc ĐMTN là bắt buộc, nên hầu hết các doanh nghiệp vẫn thực hiện theo hình thức ĐMTN là tự nguyện, có nghĩa là các tổ chức phát hành công cụ nợ hay các doanh nghiệp có quyền quyết định thuê dịch vụ ĐMTN hay không trước mỗi đợt phát hành công cụ nợ, do là tự nguyện nên thường chỉ có các doanh nghiệp hay tổ chức ĐMTN lớn mới thuê dịch vụ ĐMTN để củng cố thêm niềm tin đối với các nhà đầu tư.

Một số nước trên thế giới áp dụng hình thức ĐMTN tự nguyện là Mỹ, Nhật Bản. Không cùng chung quan điểm với Mỹ và Nhật Bản nên Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Philippines lại áp dụng hình thức ĐMTN bắt buộc. Như vậy có thể thấy đa phần các nước phát triển trong khu vực ASEAN đều áp dụng hình thức ĐMTN bắt buộc. Tuy nhiên đây không phải là lý do chính để khuyến nghị xây dựng ĐMTN tại Việt Nam theo hướng bắt buộc, mà bên cạnh lý do có nhiều ưu điểm khi áp dụng hình thức đã được các nước phát triển trong khu vực áp dụng thì cần phải nhìn nhận vấn đề là ĐMTN bắt buộc thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật vượt trội so với

42 Báo cáo tín nhiệm của VietnamCredit, trang thông tin điện tử VietnamCredit: http://vietnamcredit.com.vn/index.php/vietnamcredit-credit-report

hình thức ĐMTN tự nguyện khi áp dụng tại Việt Nam. Có thể kể đến các ưu điểm sau:

 Việc ĐMTN bắt buộc sẽ tạo nên sự minh bạch thông tin trên toàn thị trường, vì dù là tổ chức phát hành công cụ nợ có quy mô lớn hay nhỏ thì việc rủi ro khi huy động vốn thông qua các công cụ nợ cũng sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến một số chủ thể trong xã hội. Khi đã xem ĐMTN như một định chế tài chính cao cấp trên thị trường, góp phần xóa đi rào cản thông tin bất cân xứng khi tiến hành đầu tư thì pháp luật cần phải có quy định cụ thể để hiện thực hóa vai trò đó của doanh nghiệp ĐMTN. Và đó chỉ có thể là hình thức ĐMTN bắt buộc.

 Ngoài ra, việc ĐMTN bắt buộc còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khi các đối tượng được ĐMTN luôn phải cố gắng, nỗ lực hoạt động kinh doanh có hiệu quả để có mức xếp hạng tín nhiệm an toàn. Bảo vệ các nhà đầu tư còn ít kinh nghiệm cũng như tạo nguồn thu hợp lý ban đầu cho các doanh nghiệp ĐMTN.

 Quan điểm của Ngân hàng thế giới là ngày càng mở rộng phạm vi phải ĐMTN thì càng tốt để tăng cường tính công khai minh bạch của tổ chức phát hành, tăng cường thông tin cho các nhà đầu tư nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2002, đến nay đã hơn 10 năm thuật

ngữ “Định mức tín nhiệm” có mặt tại Việt Nam, cũng có nhiều doanh nghiệp ĐMTN tại Việt Nam đi vào hoạt động. Nhưng kết quả mang lại không khả quan, khi

các doanh nghiệp ĐMTN luôn phải đón nhận nhiều phản ứng trái chiều, đa số là

không đồng ý với các kết quả xếp hạng tín nhiệm của trong các báo cáo của các

doanh nghiệp này. Vẫn biết là ngay cả Moodys hay Standard & Poor - những tập

nổi tiếng thế giới trong những lĩnh vực ĐMTN- cũng phải thừa nhận rằng, khi đánh

giá 1.000 doanh nghiệp mà đạt tới hệ số tín nhiệm A, vẫn có tới 0,2% doanh nghiệp

bị phá sản cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận có sai sót.43 Nhưng chỉ có thể

dừng lại ở chừng mực nào đó, còn các doanh nghiệp ĐMTN Việt Nam khi đưa ra ấn phẩm bị hầu hết các đối tượng được ĐMTN phản đối kết quả, và đứng trước sự

cáo buộc không trung thực khi không tiếp xúc lấy thông tin từ các đối tượng ĐMTN

mà vẫn có thể xếp hạng tín nhiệm. Đến cả NHNN cũng lên tiếng không công nhận,

thì đó thật sự đã đến lúc các doanh nghiệp ĐMTN tại Việt Nam nên nhìn lại năng

43

Hà Vy, Kinh doanh thông tin tín nhiệm bắt đầu khởi động, trang thông tin điện tử Tin nhanh Việt Nam: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/kinh-doanh-thong-tin-tin-nhiem-bat-dau-khoi-dong-

lực của doanh nghiệp, xây dựng lại hệ thống quy trình xếp hạng tín nhiệm mang

tính chất tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn phải phù hợp với đặc điểm thị trường Việt

Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ĐMTN cần rất nhiều sự hỗ trợ từ môi trường

pháp lý là những quy định pháp luật cụ thể, chặt chẽ để có thể phát triển loại hình doanh nghiệp ĐMTN ở Việt Nam theo hướng tối ưu và thống nhất.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)