Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm DN Việt Nam (Vietnamnet Ratings

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 40)

1. 2.3 Phương pháp định mức tín nhiệm

2.1.2. Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm DN Việt Nam (Vietnamnet Ratings

CRV)

2.1.2.1. Quá trình thành lập

Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) được thành lập từ ngày 05/12/2006, trên nền tảng tiền thân của Trung tâm Đánh giá tín nhiệm Vietnamnet Ratings (CRV) thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC. Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) đang phấn đấu trở thành nhà cung cấp tốt nhất các đánh giá tín nhiệm độc lập, đánh giá rủi ro, nghiên cứu ứng dụng, các dịch vụ đào tạo và tư vấn doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trung tâm Đánh giá tín nhiệm Vietnamnet Ratings (CRV) thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC ra mắt ngày 4/6/2005. Vietnamnet Ratings là tổ chức chuyên cung cấp cho thị trường các dịch vụ thu thập thông tin, đánh giá xếp hạng, định mức tín nhiệm của các tổ chức tài chính và xếp hạng DN. Quy trình đánh giá của công ty gồm hơn 100 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, được xử lý bởi phần mềm tính điểm với phương châm “Độc lập, khách quan và sát thực”. Phương pháp định mức tín nhiệm dựa trên cơ sở thống kê của CRV được cho là cần kho dữ liệu lớn và có thời gian tích lũy thông tin lâu dài. Sau 01 (một) năm đi vào hoạt động không mang lại kết quả khả quan nên trung tâm Đánh giá tín nhiệm Vietnamnet Ratings (CRV) phải tạm ngừng hoạt động trong một thời gian.

2.1.2.2. Hoạt động

Các lĩnh vực hoạt động của CRV được biết đến như sau:25

 Cung cấp dịch vụxếp hạng tín nhiệm và thẩm định doanh nghiệp.

 Cung cấp các chỉ số tiến bộ công nghệ cho doanh nghiệp, ngành và địa phương.

 Cung cấp dịch vụphân tích ngành, dựbáo các chỉtiêu kinh tếvĩ mô.  Tư vấn phát triển doanh nghiệp.

 Hỗ trợ và cung cấp các nguồn lực về vốn, công nghệ, con người cho các doanh nghiệp.

 Đào tạo trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, phân tích thống kê, phân tích và dự báo kinh tế, tin ứng dụng, kỹ năng, kiến thức quản lý… nhằm nâng cao hiệu quảcông việc, năng suất lao động cho các cá nhân và tổchức.

 Dịch vụtin học.  Nghiên cứu khoa học.  Điều tra khảo sát.  Kinh doanh xuất bản phẩm. 2.1.2.3. Cơ cấu tổchức

25Giới thiệu tổng quan về CRV, Trang thông tin điện tử công ty CP xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam: http://crv.com.vn/tabid/119/post/3/Gioi-thieu-tong-quan-ve-CRV.aspx

Sơ đồ về cơ cấu tổchức của Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Việt Nam (CRV)

Ra đời trên tiền thân là Trung tâm Đánh giá tín nhiệm Vietnamnet Ratings (CRV) thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC đã hoạt động không hiệu quả dẫn đến phải tạm ngừng hoạt động sau thời gian ngắn. Nên việc Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV) có sự chuẩn bị rất chu đáo cho sự tái xuất hiện với diện mạo mới vào năm 2006 là điều tất yếu. CRV được giới thiệu là có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, quy trình đánhgiá của công ty gồm hơn 100 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, được xử lý bởi phần mềm tính điểm với phương châm “Độc lập, khách quan và sát thực”. Ngay từ đầu, định hướng của CRV là tự lập tạo dụng thương hiệu bằng cách từng bước hoàn thiện hệ thống dữliệu thông tin về các đối tượng ĐMTN cụ thể và chi tiết nhất, nên đại diện CRV cũng đã trấn an dư luận việc thành công cho ra kết quả ĐMTN của CRV cần phải có thời gian dài nghiên cứu.

Đúng như lời trấn an của đại diện CRV, sau hơn 06 (sáu) năm kể từ ngày thành lập thì CRV mới có công bố ấn phẩm đầu tiên bảng xếp hạng “chỉ số tín nhiệm” của 32 ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi bảng xếp hạng được CRV công bố vào tháng 9/2012, nhiều người hoài nghi về tính xác thực và năng lực thẩm định của đơn vị này. Đại diện Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MaritimeBank) –

ngân hàng bị CRV xếp hạng nhóm B (năng lực cạnh tranh khá) cũng cho hay, Công ty CRV chưa từng tiếp xúc với ngân hàng để lấy số liệu cũng như phỏng vấn, tìm hiểu.26Ngân hàng Nhà nước cũng lên tiếng không ghi nhận kết quả này. Sau đó, CRV phải mở họp báo vào chiều ngày 10/9/2012, đại diện Hội đồng khoa học Công ty CRV - các tác giả của báo cáo này thừa nhận không liên hệ, tiếp xúc với các ngân hàng trong suốt quá trình nghiên cứu. Theo nhóm tác giả trên, số liệu được sử dụng trong bản báo cáo được lấy từ báo cáo tài chính công khai của các ngân hàng. Cuối ngày, Công ty CRV cũng gửi thư ngỏ đến độc giả cũng như các ngân hàng về kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh này. Trong thư, Ban biên soạn thừa nhận những thiếu sót và "còn có những điểm chưa hoàn thiện và chưa phản ánh đúng tình hình thực tế về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng". Thay mặt Ban biên soạn, ông Nguyễn Hữu Nam - Phó Chủ tịch Hội đồng biên soạn cho biết: "Chúng tôi đã áp dụng những phương pháp đánh giá của thế giới vào điều kiện Việt Nam mà chưa tính đến đặc thù của thị trường tài chính ngân hàng trong nước".

Vì CRV áp dụng phương pháp định mức tín nhiệm một cách máy móc dựa trên cơ sở thống kê được cho là cần kho dữ liệu lớn và có thời gian tích lũy thông tin lâu dài từ các tổ chức ĐMTN uy tín trên thế giới đã có lịch sử phát triển về ĐMTN đến 100 năm nên cơ sở dữ liệu của họ là vô cùng lớn tích lũy theo thời gian. Việc áp dụng không chọn lọc nghiên cứu kĩ đã phá hỏng quy trình xếp hạng định mức tín nhiệm mà CRV bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu. Một yếu tố nữa mà CRV không chú trọng dẫn đến việc CRV chưa tạo được uy tín, chỗ đứng vững chắc trên thị trường đó là vấn đề tâm lý trên thị trường tài chính Việt Nam, hầu hết các tổ chức phát hành công cụ nợ, cộng đồng các nhà đầu tư ở Việt Nam đều không thích chờ đợi, họ chỉ hào hứng, nhẫn nại đợi chờ ở những doanh nghiệp đã tạo được dấu ấn, niềm tin vững mạnh trong họ. Còn đối với doanh nghiệp mới và còn là loại hình kinh doanh vô cùng mới với nhiều lời giới thiệu hoành tráng thì điều mà thị trường tài chính cần là một “xuất phát điểm” ấn tượng tạo được dấu ấn ngay như những gì doanh nghiệp đã khẳng định. Đằng này, CRV để thị trường tài chính chờ đợi trong thời gian dài, rồi kết quả là một sản phẩm xếp hạng chỉ có 32 ngân hàng nhưng hầu hết đều không công nhận kết quả này và Ngân hàng nhà nước cũng phải lên tiếng. Nếu CRV không xây dựng lại quy trình ĐMTN hợp lý mà cứ tiếp tục đưa ra các ấn phẩm báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm, thì CRV đang dần làm mất đi niềm tin của các chủ thể trên thị trường tài chính đối với ĐMTN. Điển hình như việc chiều 30/9/2013, Hội đồng Biên soạn Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam,

26Thanh Lan – Lệ Chi, CRV nhận thiếu sót khi xếp hạng ngân hàng, trang thông tin điện tử tin nhanh Việt Nam: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/crv-nhan-thieu-sot-khi-xep-hang-ngan-hang- 2722402.html, [ngày truy cập 30/10/2013]

Công ty CP Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) vừa tổ chức Lễ công bố “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2013”, báo cáo này cũng đang gặp phải nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận.

2.1.3. Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ Thông tin Tín nhiệm Việt Nam (VNCIS) gọi tắt là Công ty Thông tin Tín nhiệm Việt Nam

2.1.3.1. Quá trình thành lập

Công ty CP Tư vấn và Dịch vụ Thông tin Tín nhiệm Việt Nam (VNCIS) gọi tắt là Công ty Thông tin Tín nhiệm Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các dịch vụ thông tin kinh tế, thông tin tín nhiệm doanh nghiệp chodoanh nghiệp, tổ chức tín dụng, nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam.

2.1.3.2. Hoạt động

Các dịch vụ sản phẩm của Công ty CP Tư vấn và Dịch vụ Thông tin Tín nhiệm Việt Nam (VNCIS) bao gồm:27

 Xếp hạng tín dụng:

- Tra cứu thông tin và xác nhận tình trạng quan hệ tín dụng của doanh nghiệp mình: giúp doanh nghiệp tra cứu được lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp mình và xác nhận các khoản tín dụng của mình đối với các tổ chức tài chính, tín dụng;

- Tra cứu thông tin tín dụng của doanh nghiệp đối tác: Từ các thông tin đã được kiểm chứng thông qua bản phân tích, đánh giá, xếp hạng tín dụng của CIC, doanh nghiệp sẽ có thêm cơ sở để quyết định quan hệ đối tác, quan hệ hợp tác nhằm phục vụ quản trị rủi ro và theo dõi tín dụng thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ trả chậm;

- Doanh nghiệp đăng ký tự xếp hạng tín dụng tại CIC: giúp doanh nghiệp xác định được vị thế của mình trong ngành, “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp,và có được chứng nhận về kết quả xếp hạng tín dụng của CIC (giúp tăng uy tín của doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính, tín dụng);

 Các sản phẩm khác:

27 Giới thiệu tổng quan công ty thông tin tín nhiệm VNCIS, trang thông tin điện tử: https://plus.google.com/113645500171024915305/about, [ngày truy cập 30/10/2013]

- Tra cứu thông tin lãnh đạo đối tác: Tìm hiểu và điều tra thông tin lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả và phương thức hợp tác đối với doanh nghiệp đối tác.

- Tra cứu thông tin cảnh báo Interpol: Cảnh báo nhanh chóng các sai phạm ở phạm vi quốc tế

- Tra cứu thông tin doanh nghiệp nước ngoài: Giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu về thông tin pháp lý của doanh nghiệp nước ngoài nhằm thúc đẩy quan hệ giao thương và hạn chế rủi ro trong kinh doanh…

- Sản phẩm theo yêu cầu Doanh nghiệp: Hỗ trợ tìm kiếm những yêu cầu thông tin hợp lý nhằm mục đích ngănngừa hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Cho đến nay, công ty này chỉ mới giới thiệu xuất bản duy nhất một ấn phẩm “Xếp hạng tín dụng Top 1000 DN Việt Nam năm 2011” hợp tác với Trung tâm Thông tin tín dụng CIC. Tuy nhiên, khi ấn phẩm “Xếp hạng tín dụng Top 1000 DN Việt Nam năm 2011” đến tay bạn đọc thì trong mục thông tin tác giá và đơn vị phát hành chỉ có Trung tâm Thông tin tín dụng CIC. Sự việc này đã đặt lên câu hỏi về tính chân thật trong các tuyên bố của VNCIS, hiện tại trang thông tin điện tử chính thức của VNCIS cũng không còn tồn tại, thay vào đó trang thông tin điện tử chính thức của VNCIS lại giới thiệu ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Nguồn thông tin về Công ty CP Tư vấn và Dịch vụ Thông tin Tín nhiệmViệt Nam chỉ có thể tìm thấy trên trang thông tin cá nhân. Công ty CP Tư vấn và Dịch vụ Thông tin Tín nhiệm Việt Nam là doanh nghiệp thứ hai sau trung tâm CRV phải tạm ngừng hoạt động.

2.1.4. Trung tâm thông tin tín dụng CIC

2.1.4.1. Quá trình thành lập

Theo Quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN thì Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là tổ chức đầu tiên được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép triển khai đề án phân tích, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp từ năm 2002. Trung tâm sử dụng các thông tin về bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ ngân hàng và các thông tin phi tài chính khác để đánh giá xếp hạng. Các doanh nghiệp được đánh giá phân loại theo ngành kinh tế gồm nông lâm ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng và công nghiệp đồng thời phân loại theo qui mô lớn, vừa và nhỏ. Việc đánh giá xếp hạng tín dụng dựa trên các chỉ tiêu phân tích tài chính cơ bản gồm: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu nợ và chỉ tiêu thu nhập.

CIC là tổchức duy nhất của Việt Nam thực hiện chức năng cơ quan đăng ký thông tin tín dụng công, hoạt động vì mục tiêu an toàn hệthống ngân hàng và hỗtrợ thông tin cho các doanh nghiệp.

Kho dữliệu thông tin tín dụng quốc gia do CIC đang quản lý đến thời điểm hiện tại có trên 18 triệu hồ sơ khách hàng, trong đó có hơn 200 nghìn hồ sơ khách hàng doanh nghiệp, được cập nhật liên tục.

2.1.4.2. Hoạt động

Các sản phẩm Trung tâm thông tin tín dụng đang cung cấp

Với hơn 200.000 hồ sơ doanh nghiệp liên tục cập nhật, được lưu trữ trong kho dữ liệu, CIC thực hiện xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp thông tin về tài chính, phi tài chính và quan hệ tín dụng doanh nghiệp để đưa ra kết quả xếp hạng doanh nghiệp như sau:28

 Báo cáo xếp hạng tín dụng 1, 2, 3 năm tài chính dành cho các tổ chức tín dụng (tiếng Việt và tiếng Anh);

 Báo cáo xếp hạng tín dụng 1,2, 3 năm tài chính dành cho các tổchức khác (tiếng Việt và tiếng Anh);

 Báo cáo xếp hạng tín dụng dành cho doanh nghiệp tựxếp hạng;

 Báo cáo tổng hợp về các doanh nghiệp được xếp hạng theo địa bàn, theo ngành nghềkinh doanh;

 Ấn phẩm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:

- Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam – phát hành tháng 8 hàng năm;

- Xếp hạng tín dụng Top 1000 Doanh nghiệp Việt Nam – phát hành tháng 12 hàng năm.

2.1.4.3. Cơ cấu tổ chức

28Tài liệu Giới thiệu về Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) và nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại CIC - Creditinfo, Tr.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam29

Thời gian qua, hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của NHNN Việt Nam đã khẳng định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng trong việc cung cấp thông tin, là chìa khóa và công cụ đắc lực không thể thiếu đối với các ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc tiếp cận các nguồn lực của xã hội cho phát triển. Thông qua đó, CIC đóng góp tích cực vào nhiệm vụ quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng. Những thành tựu của CIC đã được Ban Lãnh đạo NHNN, các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các chi nhánh NHNN, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan đánh giá cao. Đặc biệt, trong Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh năm 2011 do Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty Tài chính quốctế (IFC) công bố đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 78 trong tổng số 183 nền kinh tế thế giới về mức độ thuận lợi trong môi trường kinh doanh, tăng 10 bậc so với năm 2010.30 Điểm nhấn trong Báo cáo này là, WB tiếp tục đánh giá hoạt động thông tin tín dụng Việt Nam có bước cải thiện, minh bạch hơn, tăng cường bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay vốn và tính đầy đủ của thông tin tín dụng đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng.

29Nguồn: Trang thông tin trung tâm thông tin tín dụng CIC: www.cicb.vn/index.

30SBV, Vai trò của xếp hạng tín dụng trong việc lựa chọn doanh nghiệp để cho vay, Trang thông tin điện tử ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng song Cửu Long MHB: http://www.mhb.com.vn/vi/?p=news/news_detail.asp&nid=3696, [ngày truy cập 30/9/2013]

Tuy nhiên CIC thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hoạt động có thu phí nên vẫn có ý kiến về tính độc lập của CIC liệu có được đảm bảo? Hoạt động của CIC trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả tạo được uy tín, nhưng CIC chỉ xếp

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)