1. 2.3 Phương pháp định mức tín nhiệm
2.2.2.1. Lý do khách quan
Khó khăn về cơ sở dữ liệu thông tin:
Đây là khó khăn không thể tránh khỏi và hầu như ở bất kỳ thị trường nào thì doanh nghiệp ĐMTN cũng gặp phải khó khăn này trong giai đoạn đầu. Để các doanh nghiệp ĐMTN có thể hoạt động tốt và tạo được sự tin tưởng cho các nhà đầu tư, đòi hỏi những doanh nghiệp ĐMTN phải có một kho dữ liệu khổng lồ, tập hợp toàn bộ lịch sử của đối tượng được ĐMTN mà doanh nghiệp nghiên cứu, dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích đó để đưa ra các thông tin đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Phải nhìn thẳng vào thực tế là do bước đầu thành lập nên Việt Nam còn thiếu cả đội ngũ nhân lực có đủ trình độ, có chuyên môn nghiệp vụ để có thể hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực này.
Không có dữ liệu lớn, thời gian hoạt động ngắn lại mới làm quen với phương pháp ĐMTN nên các doanh nghiệp ĐMTN tại Việt Nam trong thời gian qua chưa thể đưa ra các xếp hạng tín nhiệm chính xác về khả năng hoàn trả các khoản nợ đến hạn của các tổ chức phát hành cũng như các báo cáo nghiên cứu về các trường hợp rủi ro mất khả năng thanh toán. Do đó, các doanh nghiệp ĐMTN tại Việt Nam vẫn chưa tạo được dấu ấn niềm tin ở các nhà đầu tư, song song với việc mất niềm tin từ các nhà đầu tư cũng tạo nên rào cản lớn cho doanh nghiệp ĐMTN trong việc tích lũy số liệu. Các thao tác và kết quả là chuỗi hệ quả luân chuyển đòi hỏi phải có sự cố gắng rất nhiềutừ phía các bộ ngành, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Khó khăn về mặt pháp lý:
Cho đến thời điểm hiện tại, các quy định về thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp ĐMTN tại Việt Nam vẫn còn quá ít, nội dung mới chỉ dừng lại ở mức khái quát chung về xếphạng tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng CIC, chưa đi sâu vào các quy định cụ thể, nên cũng rất khó cho việc thành lập doanh nghiệp ĐMTN. Các văn bản rời rạc chưa có sự liên kết. Khó khăn nhất trong thời gian này là các doanh nghiệp ĐMTN đã thành lập tại Việt Nam đang hoạt động trong tình
trạng không có văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh cụ thể. Vì vào ngày 06 tháng 9 năm 2012 NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 25/2012/TT- NHNN quy định Về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành,36 trong đó có bãi bỏ Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN – đây là quyết định đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại của Việt Nam quy định về phương pháp xếp hạng tín nhiệm theo các thang điểm cụ thể. Và sau hơn một năm quyết định bị bãi bỏ thì vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào ra đời để thay thế quyết định nêu trên.
Quy chế pháp lý ĐMTN tại Việt Nam vẫn chưa quy định bắt buộc phải ĐMTN, mới quy định dừng lại ở mức độ mở “nếu có” tức là không bắt buộc, pháp luật vẫn khuyến khích tình thần tự nguyện trong ĐMTN. Khi trong nghị định số 90/2011/NĐ-CP quy định về việc Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Điều 16 là hồ sơ phát hành trái phiếu cần có kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có).37Và đến nay vẫn chưa có một biện pháp nào được triển khai để miêu tả rõ ràng ĐMTN ở Việt Nam.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản pháp luật hiện hành cho phép việc thành lập định chế tài chính cao cấp này rất dễ dàng, thủ tục thành lập cũng rất đơn giản. Tuy nhiên để doanh nghiệp ĐMTN thực sự phát huy được vai trò của nó cũng là công việc không dễ dàng, vì cần phải tạo ra khuôn khổ pháp lý thích hợp và môi trường hoạt động cho doanh nghiệp ĐMTN – Điều mà Việt Nam vẫn đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện.